Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
-
Câu 1:
Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:
A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.
C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.
-
Câu 2:
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:
A. . “Quỹ độc lập”.
B. “Ngày đồng tâm”.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
-
Câu 3:
Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
C. Chiến dịch Quang Trung 1951.
D. Chiến dịch Hoà Bình 1952
-
Câu 4:
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 là:
A. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
B. Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
C. Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
D. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
-
Câu 5:
Sau khi mất Đông Khê, Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
A. Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên.
B. Quân dù tấn công Bắc Cạn và quân Thủy theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang.
C. Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.
D. Từ sông Lô tấn công Chiêm Hóa và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về.
-
Câu 6:
Những chiến thắng lớn của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm1947 là:
A. Đông khê, Đoan Hùng, Bông Lau.
B. Đoan Hùng,Khe Lau, Bông Lau.
C. Chiêm Hóa, Đài Thị, Thất Khê.
D. Khe Lau, Bông Lau, Cao Bằng.
-
Câu 7:
Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ:
A. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.
B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
C. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
D. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ.
-
Câu 8:
Nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là:
A. Nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.
B. Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
C. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ tự trị nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
D. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi chính trị.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?
A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.
-
Câu 10:
Hãy kể tên hai đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng ?
A. Đại Việt, Việt Quốc.
B. Việt Quốc,Việt Cách.
C. Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Phục Việt.
D. Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.
-
Câu 11:
Có bao nhiêu cử tri trong cả nước đi bầu Quốc hội đầu tiên? Bầu bao nhiêu đại biểu?
A. 80% cử tri _ 452 đại biểu.
B. 98% cử tri _ 350 đại biểu.
C. 90% cử tri _ 333 đại biểu.
D. 50% cử tri _ 430 đại biểu.
-
Câu 12:
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B. Liên minh công nông vững chắc,đoàn kết các giai cấp đấu tranh vũ trang.
C. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Câu 13:
Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi:
A. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
B. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
C. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
D. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
-
Câu 14:
“Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Câu trên do ai phát biểu?
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Tôn Đức Thắng.
-
Câu 15:
Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế:
A. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
B. Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
-
Câu 16:
Sau năm1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là:
A. Tưởng.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Nhật
-
Câu 17:
“ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. ” Đó là nội dung của:
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
D. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
-
Câu 18:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?
A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
B. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
-
Câu 19:
Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là:
A. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
B. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 20:
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
B. Khởi nghĩa Nam Kì.
C. Binh biến Đô Lương.
D. Khởi nghĩa Ba Tơ.
-
Câu 21:
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
B. Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
D. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
-
Câu 22:
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?
A. Do đồng chí Võ nguyên Giáp – Có 36 người.
B. Do đồng chí Trường Chinh – Có 34 người.
C. Do đồng chí Phạm Hùng – Có 35 người.
D. Do đồng chí Hoàng Sâm – Có 34 người.
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8(5/1941)?
A. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Tạm gác cách mạng ruộng đất.
D. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
-
Câu 24:
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Năm1919- 1925 do yêu cầu của phong trào công - nông Việt nam cần có tổ chức cách mạng lãnh đạo.
B. 6- 1924 sự kiện tiếng bom Sa Diện, thanh niên yêu nước Việt Nam đang tập hợp tại Trung Quốc thấy cần có tổ chức chính trị lãnh đạo.
C. Do Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu 11-1924 tiếp xúc với các nhà cách mạng và thanh niên tại đây chuẩn bị cho việc thành lập đảng vô sản.
D. Do hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919- 1925 ở Liên Xô và Trung Quốc dẫn đến yêu cầu cấp thiết thành lập tổ chức lãnh đạo.
-
Câu 25:
Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8(5/1941) , Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
-
Câu 26:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
B. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
C. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
-
Câu 27:
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi 1949, diễn ra dưới hình thức nào?
A. Phong trào giải phóng dân tộc.
B. Vận động thống nhất đất nước
C. Cải cách đất nước
D. Một cuộc nội chiến.
-
Câu 28:
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Hầu hết các nước đều giành độc lập
B. Đạt thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội
C. Hầu hết đã gia nhập ASEAN
D. Xin-ga-po trở thành "con rồng" châu
-
Câu 29:
Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
-
Câu 30:
Sự phát triển "thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 đến 1973 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 đến 1973 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 đến 1973 của thế kỉ XX.
D. Những năm 40 đến 1973 của thế kỉXX.
-
Câu 31:
Hãy xác định nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản?
A. Các chính sách điều tiết của nhà nước
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài
C. Chi phí quốc phòng thấp
D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu
-
Câu 32:
Xác định một nguyên nhân góp phần làm cho nền kinh tế Hoa Kì suy yếu ở những giai đoạn tiếp theo?
A. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao
B. Kinh tế Mĩ không ổn định
C. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật
D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu
-
Câu 33:
Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào, Việt Nam
B. Cam-pu-chia, Lào
C. Lào, Mi-an-ma
D. Việt Nam
-
Câu 34:
Khu vực nào là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nhưng hiện nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này?
A. Hồng Công
B. Ma Cao
C. Thượng Hải
D. Đài Loan
-
Câu 35:
Năm 1973, diễn ra sự kiện gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước trên thế giới ?
A. Khủng hoảng kinh tế
B. Khủng hoảng năng lượng
C. Khủng hoảng chính trị
D. Khủng hoảng tiền tệ
-
Câu 36:
Từ khi thành lập tổ chức Liên hợp Quốc (1945) cho đến nay (2016), trụ sở của tổ chức này được đặt tại quốc gia nào trên thế giới
A. Anh
B. Nhật Bản
C. Trung Quốc
D. Hoa Kì
-
Câu 37:
Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:
A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.
C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.
-
Câu 38:
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:
A. “Quỹ độc lập”.
B. “Ngày đồng tâm”.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)?
A. Nhật là kẻ thù chủ yếu.
B. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
-
Câu 40:
Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
B. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập
D. Thể hiện rõ bản chất cách mạng . Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.