Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Hoa Lưu
-
Câu 1:
Hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là
A. Các nước tốn nhiều tiền của do tăng cường chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.
B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập trên khắp thế giới.
C. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới.
D. Chất lượng cuộc sống của người dân các nước bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế.
-
Câu 2:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Trong nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. nước nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất, trở thành một trong bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á?
A. Inđônêxia.
B. Malayxia.
C. Thái Lan.
D. Xingapo.
-
Câu 3:
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
-
Câu 4:
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A. Tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
B. Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
C. Các nước thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
D. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
-
Câu 5:
Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A. Sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
B. Nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên.
C. Sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới.
D. Nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 6:
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh
A. Các nước Đông Nam Á đang kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
B. Hầu hết các nước Đông Nam Á đang chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Hầu hết các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
D. Các nước Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ kinh tế.
-
Câu 7:
Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?
A. Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
B. Mối quan hệ giữa các nước hoà dịu.
C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới.
D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
-
Câu 8:
Việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác có ý nghĩa như thế nào với các nước Đông Nam Á?
A. Đề ra các biện pháp tích cực giúp nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
C. Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
D. Đánh dấu sự khởi sắc, bước phát triển mới của ASEAN.
-
Câu 9:
Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã
A. Đề ra các biện pháp để nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
C. Đề ra các biện pháp xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
D. Đề ra các biện pháp cụ thể về hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực.
-
Câu 10:
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
B. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
-
Câu 11:
Ý nào sau đây là nội dung của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
B. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật nước ngoài.
C. Phát triển ngoại thương.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
-
Câu 12:
Mục đích của việc kí kết Hiến chương ASEAN là
A. Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
B. Xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác toàn diện.
C. Xây dựng ASEAN thành một cộng đồng kinh tế, văn hóa.
D. Xây dựng ASEAN thành một tổ chức năng động và hiệu quả.
-
Câu 13:
Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của ASEAN với sự kiện nào?
A. Campuchia trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
B. Các nước thành viên ký bản Hiến chương ASEAN.
C. Hiệp ước thân thiện với hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết.
D. Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành.
-
Câu 14:
Điều kiện đầu tiên và quyết định nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều:
A. Đã giành được độc lập.
B. Có nền kinh tế phát triển.
C. Có chế độ chính trị tương đồng đồng.
D. Có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
-
Câu 15:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ.
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa.
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc.
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
-
Câu 16:
Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh.
B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh.
C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc.
D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu.
-
Câu 17:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
A. Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa.
B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối.
D. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ.
-
Câu 18:
Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô.
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc.
C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc.
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu.
-
Câu 19:
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận.
B. Do các nước tư bản hoàn toàn thao túng.
C. Không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến.
D. Có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
-
Câu 20:
Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta.
C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới.
D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh.
-
Câu 21:
Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?
A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước.
B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu.
D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc.
-
Câu 22:
Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?
A. Mĩ sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
C. Hồng quân Liên Xô tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.
D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
-
Câu 23:
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít.
D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
-
Câu 24:
Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
-
Câu 25:
Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
D. Anh, Đức, Nhật Bản.
-
Câu 26:
Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?
A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.
B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.
C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.
-
Câu 27:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Mĩ, Anh
D. Mĩ, Anh, Pháp
-
Câu 28:
Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?
A. Đức
B. Mông Cổ
C. Trung Quốc
D. Triều Tiên
-
Câu 29:
Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.
C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.
D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
-
Câu 30:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Pháp.
D. Anh.
-
Câu 31:
Những vấn đề quan trọng và cấp bách cần giải quyết buộc phe Đồng minh phải triệu tập Hội nghị Ianta (2 - 1945) là:
A. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
-
Câu 32:
Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
-
Câu 33:
Trật tự hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của những cường quốc nào?
A. Liên Xô, Anh, Pháp.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Anh, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
-
Câu 34:
Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
-
Câu 35:
Hiến chương Liên hợp quốc và quyết định chính thức thành lập Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Xanpanxixco (từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945).
B. Hội nghị Pốt-xđam (Đức) (7/8/1945).
C. Hội nghị Ianta (Liên Xô) (từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945).
D. Hội nghị Ianta và Pốt – xđam.
-
Câu 36:
Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.
B. tăng cường quan hệ họp tác giữa các nước.
C. giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.
D. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
-
Câu 37:
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?
A. Tây ban Nha.
B. Hàn Quốc.
C. CaNaĐa.
D. Bồ Đào Nha.
-
Câu 38:
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
-
Câu 39:
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số ta chỉ chuyên môn của Liên hợp quốc?
A. UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
B. WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, APE.
C. WHO, IMF, UNFP, WB, UEFA.
D. WHO, FAO, UNICEF, TPP.
-
Câu 40:
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc
A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.