Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT An Thạnh
-
Câu 1:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1926-1927?
A. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế và chính trị.
B. Trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ.
C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu.
D. Phát triển mạnh, không bó hẹp trong phạm vi một xưởng, địa phương
-
Câu 2:
Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam khi
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
B. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng năm 1941.
C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954.
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
-
Câu 3:
Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên Hợp Quốc là
A. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
-
Câu 4:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất yếu tố nào thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
B. Giai cấp tư sản giành được vị thế cao hơn về kinh tế-chính trị.
C. Ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
-
Câu 5:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) đã chủ trương thành lập
A. Mặt trận Đồng Minh.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
-
Câu 6:
Thắng lợi nào dưới đây đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam?
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến giữa 8-1945).
C. phong trào dân chủ 1936-1939.
D. phong trào cách mạng 1930-1931.
-
Câu 7:
Thắng lợi quân sự nào của ta đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Chiến dịch Biên Giới thu – đông (1950).
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).
D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
-
Câu 8:
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
A. tác phẩm "Đường Kách Mệnh"
B. báo “Thanh Niên”
C. tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
D. báo “Người Cùng Khổ”
-
Câu 9:
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”, được trích trong
A. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.
B. tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tuyên ngôn Độc lập.
-
Câu 10:
Đâu không phải là việc làm của Xô viết Nghệ Tĩnh trong lĩnh vực kinh tế?
A. xóa hoặc giảm nợ cho người nghèo
B. thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân
C. chia ruộng đất cho dân cày nghèo
D. tu sữa cầu cống, đường giao thông
-
Câu 11:
Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, Mĩ đã:
A. bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
B. chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. rút ra khỏi chiến tranh Đông Dương.
D. can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
-
Câu 12:
Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 - 1954.
-
Câu 13:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của Pháp – Mỹ.
B. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
-
Câu 14:
Để dốc vào cuộc chiến tranh thế giới, chính quyền Đờcu đã tăng cường…ở Đông Dương.
A. mở rộng thị trường
B. bắt lính tham chiến
C. vơ vét sức người, sức của
D. đàn áp cách mạng
-
Câu 15:
Khởi nghĩa Yên Bái do tổ chức nào lãnh đạo?
A. Đảng Tân Việt
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Việt Nam Quốc Dân Đảng
-
Câu 16:
Nguyên nhân khách quan góp phần làm nên thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam ?
A. Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh thắng phát xít Đức, Nhật.
B. Quân Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang mang, suy sụp.
C. Nhật bị Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố.
D. Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
-
Câu 17:
Một trong những bài học kinh nghiệm mà Xô viết Nghệ Tĩnh để lại cho Đảng là:
A. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
B. xác định thời cơ và chớp thời cơ
C. chớp thời cơ nhanh chóng
D. giành và giữ chính quyền
-
Câu 18:
Những tờ báo nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?
A. Báo “Người nhà quê” và Báo “An Nam trẻ”
B. Báo “Thanh niên”và Báo “Người nhà quê”
C. Báo “Người cùng khổ” và Báo “Thanh niên”
D. Báo “Người cùng khổ” và Báo “Tiền phong”
-
Câu 19:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng ... cách mạng Việt Nam.
A. quan trọng
B. đông đảo
C. đấu tranh triệt để
D. lãnh đạo
-
Câu 20:
23 giờ ngày 13/8….đã ban bố “ Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
B. Trung ương Đảng
C. Tổng bộ Việt Minh
D. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
-
Câu 21:
Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (2-1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng
A. mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
B. nhiệm vụ trước mắt của cách mạng
C. nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
-
Câu 22:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là:
A. đánh đổ phong kiến.
B. đánh đổ phát xít Nhật.
C. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai
-
Câu 23:
Sau khi thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp vạch ra kế hoạch mới mang tên
A. Kế hoạch “ đánh chắc thắng chắc”.
B. Kế hoạch Rơ-ve.
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D. Kế hoạch Na va.
-
Câu 24:
Chiến thắng nào sau đây buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phám với ta tại Hội nghị Giơnevơ?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Chiến dịch Biên Giới (1950).
C. Chiến dịch Việt Bắc (1947).
D. chiến dịch Lai Châu ( 1953)
-
Câu 25:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam được kết thúc bằng chiến thắng
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 - 7 - 1954).
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
-
Câu 26:
Hội nghị BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) do đồng chí… chủ trì.
A. Lê Hồng Phong
B. Nguyễn Ái Quốc
C. Nguyễn Văn Cừ
D. Trần Phú
-
Câu 27:
Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là:
A. người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
B. hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
C. hàng nghìn công nhân bị sa thải.
D. đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực.
-
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945?
A. cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. lật đổ ách thống trị Pháp-Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.
D. buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
-
Câu 29:
Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1930-1931 là:
A. giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp.
B. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động.
C. giữa công nhân với tư sản Pháp.
D. giữa tư sản người Việt với tư sản người Pháp.
-
Câu 30:
Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?
A. Ngoại giao.
B. Quân sự.
C. Chính trị.
D. Kinh tế.
-
Câu 31:
Tổ chức nào dưới đây được xem là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Việt Nam quốc dân đảng.
C. Nhóm “ Cộng sản đoàn”.
D. Tâm tâm xã.
-
Câu 32:
Luận cương chính trị tháng 10- 1930 nặng về
A. đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
B. đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
C. đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng.
D. đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 33:
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
A. độc lập-tự do
B. ruộng đất dân cày
C. đoàn kết cách mạng thế giới
D. tự do-dân chủ
-
Câu 34:
Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị tháng11-1939 và Hội nghị lần 8 (5-1941) là gì?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
B. Liên kết công-nông chống phát xít.
C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
D. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.
-
Câu 35:
Đặc điểm cơ bản của kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là:
A. khủng hoảng, suy thoái
B. cơ bản được phục hồi
C. Có bước phát triển mới
D. bị tàn phá nghiêm trọng
-
Câu 36:
Tổ chức nào ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam?
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
-
Câu 37:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 6-1-1930?
A. đào tạo thanh niên giác ngộ cách mạng.
B. chủ trì Hội nghị, soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN.
C. soạn thảo Luận cương chính trị để Hội nghị thông qua.
D. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
-
Câu 38:
Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava là gì?
A. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.
B. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
C. Phòng ngự chiến lược ở Bắc bộ, tấn công chiến lược ở trung bộ, nam Đông Dương.
D. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc - Nam.
-
Câu 39:
Điểm mới trong chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần 8 (5-1941) so với Hội nghị tháng11-1939?
A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vị từng nước.
C. đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
D. đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Câu 40:
Sự kiện nào dưới đây đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945?
A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
B. Quân Pháp âm mưu phản công quân Nhật.
C. Nhật đảo chính Pháp.
D. Nhật nhảy vào Đông Dương.