Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Trường THPT Bình Phú
-
Câu 1:
Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh theo xu hướng nào?
A. Cải cách.
B. Ôn hòa.
C. Bạo lực cách mạng.
D. Bạo động.
-
Câu 2:
Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là quân đội
A. Mĩ, Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Liên Xô.
-
Câu 3:
Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Kông, Ma Cao.
B. Hồng Kông, Đài Loan,
C. Đài Loan, Ma Cao.
D. Hồng Kông, Bành Hồ.
-
Câu 4:
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
-
Câu 5:
Luận cương tháng Tư của Lênin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chuyển từ cách mạng tư sản kiểu cũ sang cách mạng vô sản.
-
Câu 6:
Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân.
B. mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân.
C. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp.
D. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
-
Câu 7:
Ngày 22 – 12 – 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập đội vũ trang nào?
A. Trung đội Cứu quốc quân I.
B. Quân đội quốc gia Việt Nam.
C. Việt Nam giải phóng quân.
D. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
-
Câu 8:
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
A. Lao động.
B. Thanh niên.
C. Búa liềm.
D. Người cùng khổ.
-
Câu 9:
Sự kiện nào đã mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
B. Mĩ phóng tàu Apolo đưa người lên Mặt Trăng.
C. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại bùng nổ.
D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
-
Câu 10:
Trong thời kì 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương không thực hiện hình thức đấu tranh nào?
A. Chính trị.
B. Vũ trang.
C. Báo chí.
D. Hòa bình.
-
Câu 11:
Điểm khác biệt căn bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là gì?
A. Hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. Giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
C. Tính chất và khuynh hướng cứu nước.
D. Quy mô, địa bàn và kết quả phong trào.
-
Câu 12:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
B. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới.
C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang.
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính xác?
A. Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng.
B. Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70.
C. Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang.
-
Câu 14:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936 do ai chủ trì?
A. Nguyễn Văn Cừ.
B. Trần Phú.
C. Hà Huy Tập.
D. Lê Hồng Phong.
-
Câu 15:
Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh là
A. ASEAN.
B. EU.
C. APEC.
D. OPEC.
-
Câu 16:
“Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là hoạt động đấu tranh của giai cấp nào trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Nông dân.
D. Công nhân.
-
Câu 17:
Yếu tố nào dưới đây thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng năm 1930 – 1931?
A. Đánh bại chính quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền Xô viết.
B. Khối liên minh công nông được hình thành.
C. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
-
Câu 18:
Tháng 6 – 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 19:
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?
A. Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội (9/8/1945).
B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30/8/1945).
C. Chính quyền ở Huế về tay nhân dân (23/8/1945).
D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2/9/1945).
-
Câu 20:
Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào đã trở thành “Lục địa bùng cháy”?
A. Mĩ Latinh.
B. Đông Nam Á.
C. Bắc Phi.
D. Đông Bắc Á.
-
Câu 21:
Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề ra trong hoàn cảnh nào?
A. Nhật đầu hàng Đồng minh.
B. Nhật đảo chính Pháp.
C. Nhật bắt đầu xâm lược Đông Dương.
D. Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương.
-
Câu 22:
Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước trong cách mạng tháng Tám là:
A. Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên.
D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang.
-
Câu 23:
Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945) Định ước Henxinki (8 - 1975) và Hiệp ước Bali (2 - 1946) là gì?
A. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển.
B. Thúc đẩy nhanh việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
C. Ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Duy trì nền hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới.
-
Câu 24:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
A. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.
B. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.
D. Góp phần cổ vũ phong trào của cách mạng thế giới.
-
Câu 25:
Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương.
B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.
C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao.
D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng.
-
Câu 26:
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng sự chuyển biến ở Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914)?
A. Quan hệ kinh tế và xã hội đều chuyển biến có tính chất hai mặt.
B. Trong xã hội được bổ sung thêm những lực lượng yêu nước mới.
C. Bóc lột phong kiến đã nhường chỗ cho bóc lột tư bản chủ nghĩa.
D. Nảy sinh xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
-
Câu 27:
Ngày 9 - 3 - 1945, quân Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương, vì
A. Nhật Bản lo ngại quân Đồng minh vào Đông Dương để chia sẻ hệ thống thuộc địa.
B. lo ngại sự nảy sinh khuynh hướng bạo động trong giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
C. mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp về quyền lợi ở Đông Dương đã lên đến đỉnh điểm.
D. muốn giải quyết trước hiểm họa về Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.
-
Câu 28:
Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác là
A. sự xuất hiện các tổ chức cộng sản (1929).
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (1925).
C. cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925).
D. sự ra đời của tổ chức Công hội (1920).
-
Câu 29:
Kế hoạch quân sự nào của Pháp đã chứng tỏ Mỹ bắt đầu "dính líu" và "can thiệp" vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương?
A. Kế hoạch Rơ -ve
B. Kế hoạch Đờ Lat đơ Tatxinhi.
C. Kế hoạch Bôlae.
D. Kế hoạch Na-va.
-
Câu 30:
Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng
A. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " của Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi " của Tổng Bí thư Trường Trinh
C. Bản "Tuyên ngôn Độc lập " của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
-
Câu 31:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm l947 so với chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. Địa hình tác chiến.
B. Loại hình chiến dịch.
C. Đối tượng tác chiến.
D. Lực lượng chủ yếu.
-
Câu 32:
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2-1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một
A. Đảng Mác-Lênin.
B. mặt trận thống nhất.
C. Chính phủ liên hiệp.
D. lực lượng vũ trang.
-
Câu 33:
Tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?
A. Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Tây Nguyên.
-
Câu 34:
Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
A. Đất nước đã được độc lập, thống nhất.
B. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
C. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
D. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta.
-
Câu 35:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là
A. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc.
B. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. tiến lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 36:
Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?
A. Núi Thành (Quảng Nam).
B. Bình Giã (Bà Rịa)
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
-
Câu 37:
Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?
A. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam.
C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.
-
Câu 38:
Mục tiêu ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội V.
B. Đại hội IV.
C. Đại hội VII.
D. Đại hội VI.
-
Câu 39:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
A. . Tăng cường bắt lính.
B. Tăng cường cố vấn Mĩ vào miền Nam.
C. Dồn dân lập "Ấp chiến lược".
D. Hoạt động phá hoại miền Bắc.