Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Tuyển chọn số 16
-
Câu 1:
Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:
A. NO2–, NH4+ và NO3– .
B. NO, NH4+ và NO3–.
C. N2, NO2–, NH4+ và NO3–.
D. NH4+ và NO3–.
-
Câu 2:
Loài động vật nào sau đây có phổi được cấu tạo bởi rất nhiều phế nang?
A. Cua.
B. Nai.
C. Cá thu.
D. Châu chấu.
-
Câu 3:
Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây trên gen cấu trúc?
A. Vùng khởi động.
B. Vùng điều hòa.
C. Vùng phiên mã.
D. Vùng kết thúc.
-
Câu 4:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. đảo đoạn.
B. lặp đoạn và mất đoạn lớn.
C. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
D. mất đoạn lớn.
-
Câu 5:
Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là:
A. 8
B. 13
C. 15
D. 21
-
Câu 6:
Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra.
B. Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
C. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra.
D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra.
-
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ nào?
A. Ocđôvic.
B. Triat.
C. Silua.
D. Cacbon.
-
Câu 8:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen không thuần chủng?
A. aabb.
B. AABB.
C. AABb.
D. aaBB.
-
Câu 9:
Quan hệ sinh thái giữa phong lan và cây thân gỗ thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. hợp tác.
D. ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 10:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính
A. 30 nm.
B. 300 nm.
C. 11 nm.
D. 700 nm.
-
Câu 11:
Kiểu gen AAaa phát sinh giao tử Aa chiếm tỷ lệ
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 1/6.
D. 3/4.
-
Câu 12:
Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình?
A. Ốc sên.
B. Cá sấu.
C. Ruồi giấm.
D. Trai.
-
Câu 13:
Ở 1 loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện ưu thế lai cao nhất?
A. AaBb.
B. AABb.
C. AABB.
D. AaBB.
-
Câu 14:
Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể?
A. Cá lóc bông trong hồ.
B. Sen trắng trong hồ.
C. Cá rô phi đơn tính trong hồ.
D. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
-
Câu 15:
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
A. cáo.
B. sâu.
C. thỏ
D. hổ.
-
Câu 16:
Dữ kiện nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính qui định?
A. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.
B. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường.
C. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh.
D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh.
-
Câu 17:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể mang đến các loại alen mới hoặc đã có sẵn trong quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Di-nhập gen.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Câu 18:
Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là:
A. giới hạn sinh thái.
B. ổ sinh thái.
C. sinh cảnh.
D. nơi ở.
-
Câu 19:
Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.
B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.
C. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.
D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
-
Câu 20:
Khi nói về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn phát biểu nào sau đây là sai?
A. Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
B. Các gen trên một cùng nhiễm sắc thể phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
C. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
D. Liên kết gen làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
-
Câu 21:
Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:
A. động vật có khả năng di chuyển nhiều.
B. Thực vật và động vật ít di chuyển.
C. động vật ít di chuyển.
D. thực vật.
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
D. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
-
Câu 23:
Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác dụng của ánh sáng, phân tử CO2 bị phân li thành O2. Cho nên không có CO2 thì không giải phóng O2.
B. Khi không có CO2 thì không diễn ra pha tối nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng. Không có NADP+ thì không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.
C. CO2 là thành phần kích thích hoạt động của hệ enzim quang hợp. Khi không có CO2 thì các enzim bị bất hoạt, do đó không giải phóng O2.
D. CO2 là thành phần tham gia chu trình Canvil và chu trình Canvin giải phóng O2. Không có CO2 thì chu trình Canvil không diễn ra cho nên O2 không được tạo ra.
-
Câu 24:
Một quần thế ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa. Tần số của alen A là:
A. 0,4.
B. 0,3.
C. 0,6.
D. 0,7.
-
Câu 25:
Một phân tử ADN thực hiện quá trình tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra hai phân tử ADN con có thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit hoàn toàn giống nhau và giống phân tử ADN mẹ ban đầu. Nguyên nhân là
A. enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể tổng hợp mạch bổ sung theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. quá trình tổng hợp ADN diễn ra theo đúng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.
C. hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.
D. trong quá ttrình tự nhân đôi của phân tử ADN mẹ để tạo hai phân tử ADN con đã không xảy ra đột biến.
-
Câu 26:
Phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ CO2 và thải O2 ở ngoài sáng.
B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.
C. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.
D. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: Lục lạp, ti thể, perôxixôm.
-
Câu 27:
Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAaBDd và aBBbDd.
B. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd.
C. AaBbDd và AAaBbbdd hoặc AAaBBDd và abbDd.
D. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd.
-
Câu 28:
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cần bằng nội môi có chức năng:
A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon.
D. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể.
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật, có 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là hoàn toàn, để cho thế hệ sau chỉ có 1 kiểu hình, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên (không kể phép lai thuận nghịch)?
A. 1 phép lai.
B. 2 phép lai.
C. 3 phép lai.
D. 4 phép lai.
-
Câu 30:
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)?
A. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{ab}}\)
B. \(\frac{{Ab}}{{ab}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\)
C. \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{Ab}}x\frac{{aB}}{{ab}}\)
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn êxôn là các đoạn intron.
B. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
-
Câu 32:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
A. AaBb.
B. AAbb.
C. aaBB.
D. Aabb.
-
Câu 33:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa vàng, quả tròn thuần chủng chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. F1 có 59% số cây hoa đỏ, quả tròn.
B. F1 có 10 loại kiểu gen.
C. F1 có 8% số cây đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
D. F1 có 16% số cây hoa vàng, quả tròn.
-
Câu 34:
Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến
A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
-
Câu 35:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định hoa hồng; hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/9.
B. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa đỏ.
C. F2 có 6,25% số cây thân thấp, hoa trắng.
D. F2 có 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
-
Câu 36:
Ở dê tính trạng râu xồm do 1 gen gồm 2 alen quy định nằm trên NST thường. Nếu cho dê đực thuần chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm : 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 râu xồm : 1 không râu xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê cái không râu xồm ở đời lai thu được là bao nhiêu?
A. 5/9
B. 9/16
C. 7/18
D. 17/34
-
Câu 37:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Dạng đột biến mất một cặp nu có thể sẽ làm mất nhiều bộ ba trên mARN.
-
Câu 38:
Cho lai hai thứ lúa mì thân cao, hạt đỏ đậm với lúa mì thân thấp, hạt màu trắng; thu được F1 100% thân cao, hạt hồng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6,25% thân cao, hạt đỏ đậm : 25% thân cao, hạt đỏ tươi : 31,25% thân cao, hạt hồng : 12,5% thân cao, hạt hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt hồng : 12,5% thân thấp, hạt hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Ở F2 có 9 kiểu gen với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2 : 2 : 2 : 4.
B. Ở F2, số kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt đỏ tươi bằng số kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt hồng.
C. Trong số các kiểu hình ở F2, có 6 loại kiểu hình mà trong đó mỗi kiểu hình đều chỉ có 1 kiểu gen quy định.
D. Khi cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được là 1:1:1:1.
-
Câu 39:
Hai quần thể rắn nước thuộc cùng 1 loài. Quần thể 1 gồm 3000 con sống trong môi trường đất ngập nước, quần thể 2 gồm 1000 con sống trong hồ nước. Biết rằng, alen A quy định có sọc trên thân là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân không sọc. quần thể 1 có tần số alen A là 0,8; quần thể 2 có tần số alen a là 0,3. Hai khi vực sống cách nhau 1 con mương mới đào. Sau 1 thế hệ nhân thấy quần thể 1 có tần số alen A là 0,794. Điều gì đã xảy ra giữa hai quần thể rắn nước này?
A. Có hiện tượng di cư từ quần thể 1 sang quần thể 2 .
B. Trong quần thể 1 đã xảy ra hiện tượng tự thụ tinh ở 1 số cá thể.
C. Có hiện tượng di cư từ quần thể 2 sang quần thể 1.
D. Trong quần thể 1 xảy ra hiện tượng đột biến lặn alen A thành alen a.
-
Câu 40:
Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 kết hôn với người không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái không bị bệnh là 20%.
IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.A. 3
B. 4
C. 1
D. 2