Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa hai gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.
II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu người số 13 kết hôn với người không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái không bị bệnh là 20%.
IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiCó 3 phát biểu đúng, đó là I, III, IV.
Giải thích:
I đúng. Vì biết được kiểu gen của 8 người nam và người nữ số 5.
Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và B. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXaB.
Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.
II sai. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.
III đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ = 0,5 x 0, 4 = 0, 2.
Người số 5 có kiểu gen XABXab , người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ
0,4XABXAB : 0,4XABXab : 0,1XABXAb : 0,1XABXaB.
Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh
= 0,4XABXab x XABY = 0, 4x0,4x1/2 = 0,08. => IV đúng.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Tuyển chọn số 16