Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Trường THPT Phạm Phú Thứ
-
Câu 1:
Biến đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm là gì?
A. Giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn hai giai cấp là công nhân, nông dân cùng trí thức xã hội chủ nghĩa.
B. Đã từng bước xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột.
C. Chỉ còn hai giai cấp là công nhân, nông dân cùng trí thức xã hội chủ nghĩa.
D. Giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ.
-
Câu 2:
Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực" ?
A. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới
B. Sự cản trở của nước Nga.
C. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.
D. Sự vươn lên của các cường quốc.
-
Câu 3:
Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng đất nước?
A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
B. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
C. Lãnh thổ lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
-
Câu 4:
Hai miền Nam Bắc Triều Tiên được phân đôi bởi vĩ tuyến bao nhiêu?
A. Vĩ tuyến 36.
B. Vĩ tuyến 38.
C. Vĩ tuyến 18.
D. Vĩ tuyến 39.
-
Câu 5:
Cao trào bãi công của công nhân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1947 mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào sau đây?
A. Cuộc bãi công ở NiuĐêli.
B. Cuộc bãi công ở Mađrát.
C. Cuộc bãi công ở Carasi
D. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancutta.
-
Câu 6:
Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
-
Câu 7:
Bài học cơ bản rút ra từ thắng lợi của ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Có sự chuẩn bị lâu dài kết hợp với chớp thời cơ.
B. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
C. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân nhiệt tình cách mạng.
D. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.
-
Câu 8:
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Đa dạng hóa và đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại.
B. Thi hành chính sách ngoại giao trung lập.
C. Thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa.
-
Câu 9:
Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" là gì?
A. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
-
Câu 10:
Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là
A. Trật tự Vécxai-Oasinhton.
B. Trật tự đa cực.
C. Trật tự hai cực Ianta.
D. Trật tự một cực do Mỹ đứng đầu.
-
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là
A. do Liên Xô không tôn trọng nguyên tắc thỏa hiệp giữa các bên.
B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
C. do Mĩ tìm kiếm cơ hội hợp tác với quốc gia khác.
D. do tình hình thế giới thay đổi.
-
Câu 12:
Căn cứ vào những yếu tố nào mà Mĩ đã tự cho mình đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới những năm sau chiến tranh?
A. Là lực lượng chủ lực trong việc đánh bại phát xít Đức, Nhật, là nước khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai.
B. Là một cường quốc tư bản giàu mạnh nhất.
C. Cường quốc tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
D. Có hệ thống quân sự hùng hậu nhất, vũ khí được trang bị tối tân nhất
-
Câu 13:
Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu lại gặp thất bại?
A. Pháp đã biết được trước kế hoạch của Tôn Thất Thuyết.
B. Chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo, sức chiến đấu giảm sút.
C. Do có nội gián.
D. Không được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
-
Câu 14:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương ?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hương Khê.
-
Câu 15:
Vào năm 1912, hệ thống đường sắt Việt Nam do Pháp xây dựng được hoàn thành có tổng chiều dài bao nhiêu?
A. 2059 km.
B. 2100 km.
C. 1700 km.
D. 1500 km.
-
Câu 16:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
B. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
C. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
D. lực lượng chính là binh lính.
-
Câu 17:
Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng của lực lượng nào?
A. Tư sản dân tộc.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu địa chủ.
-
Câu 18:
Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925 có vai trò gì đối với cách mạng Việt Nam?
A. Quá trình thực hiện chủ trương "Vô sản hóa" để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
B. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
C. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
D. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 19:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến là
A. sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
B. sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. cấu kết chặt chẽ với Pháp để chiếm đoạt ruộng đất bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị với nông dân.
D. sẵn sàng phối hợp với nông dân để chống Pháp.
-
Câu 20:
Điểm chung của phong trào yêu nước do tư sản và tiểu tư sản Việt Nam thực hiện từ 1919 - 1925 là gì?
A. Đều chưa đi đến thắng lợi.
B. Đều nổ ra ở miền Bắc.
C. Đều nổ ra ở Bắc kì và Trung kì.
D. Đều giành thắng lợi vang dội.
-
Câu 21:
Ngày 13 - 8 - 1945, được tin Nhật đầu hàng đồng minh, Trung ương đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. thành lập ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.
B. thành lập uỷ ban khởi nghĩa và ra bản quân lệnh số 1.
C. đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trên toàn quốc.
-
Câu 22:
Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936-1939 là gì?
A. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.
B. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
C. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.
D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.
-
Câu 23:
Chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là
A. Phay Khắt – Nà Ngần.
B. Chợ Đồn - Chợ Chu.
C. Nà Ngần - Phủ Thông.
D. Bắc Sơn – Thái Nguyên.
-
Câu 24:
Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp, Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói năm 1945?
A. Nông dân.
B. Tư sản.
C. Tiểu tư sản.
D. Công nhân.
-
Câu 25:
So với phong trào (1930 -1931), lực lượng tham gia cách mạng thời kì 1936 -1939 có thêm
A. công nhân.
B. nông dân.
C. các lực lượng tiến bộ yêu nước
D. tiểu tư sản trí thức
-
Câu 26:
Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám kéo dài trong bao nhiêu năm? Bắt đầu từ thời gian nào?
A. 5 năm. Từ khi mặt trận Việt Minh ra đời năm 1941.
B. 13 năm. Từ sau cao trào cách mạng 1930 - 1931.
C. 10 năm. Từ Đại hội lần thứ nhất của Đảng năm 1935.
D. 15 năm. Từ năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
-
Câu 27:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là về
A. nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng.
B. giai cấp lãnh đạo cách mạng
C. chiến lược cách mạng của Đảng.
D. mối quan hệ cách mạng Việt Nam và thế giới.
-
Câu 28:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đầu ở các đô thị là
A. đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
B. đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta.
C. đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
D. tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
-
Câu 29:
Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên tất cả các mặt trận nhưng quyết định chủ yếu là trên mặt trận nào?
A. Quân sự.
B. Ngoại giao.
C. Chính trị.
D. Kinh tế.
-
Câu 30:
Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A. "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng".
B. "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp lên Việt Bắc".
C. "Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng!".
D. "Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược".
-
Câu 31:
Văn bản nào sau đây có ý nghĩa như lời hịch cứu nước, như mệnh lệnh chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ?
A. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
B. Chỉ thị toàn quốc kháng chiến.
C. Bài thơ chúc Tết xuân Bính Tuất 1946.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-
Câu 32:
Thông qua các hiệp định, văn bản kí kết với thực dân Pháp trong những năm 1946 – 1954 đã chứng tỏ điều gì về đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ ta?
A. Nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi trong quan hệ đối ngoại.
B. Thiện chí giải quyết mối quan hệ với bằng con đường hòa bình.
C. Coi trọng công tác ngoại giao với Pháp.
D. Thể hiện chủ trương "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước"
-
Câu 33:
Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam vào năm nào?
A. 1973.
B. 1965.
C. 1966.
D. 1957.
-
Câu 34:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 ?
A. Là thắng lợi có tính chất thời đại, thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới, làm phá sản học thuyết Ni-xon, làm đảo lộn nghiêm trọng chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ.
B. Mở ra bước ngoặt mới: là cơ sở pháp lí cho nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh, miền Bắc khôi phục kinh tế, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Đây là một thắng lợi vĩ đại nhất trong mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc.
D. Chấm dứt 30 năm chiến tranh ở Việt Nam, chấm dứt ách thống trị thực dân mới ở miền Nam.
-
Câu 35:
Phong trào 'Đồng khởi" diễn ra chủ yếu ở khu vực nào?
A. Hầu hết các vùng nông thôn miền Nam.
B. Vùng ven đô thị.
C. Tại nông thôn đồng bằng và Tây Nguyên.
D. Các thành phố lớn ở miền Nam.
-
Câu 36:
Bình định miền Nam trong vòng 2 năm là nội dung của kế hoạch quân sự nào dưới đây?
A. Xtalây - Taylo.
B. Đơ lat Đơ Tatxinhi.
C. Giôn xơn - Mác Namara.
D. Nava.
-
Câu 37:
Tháng 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam đã được thành lập với tên gọi là gì?
A. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.
B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Xứ ủy Nam Kỳ.
D. Trung ương cục miền Nam.
-
Câu 38:
Tinh thần "Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng" và khí thế "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong:
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Tất cả các chiến dịch.
-
Câu 39:
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
D. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
-
Câu 40:
Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau giải phóng là
A. phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
B. kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán.
C. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.