Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Trường THPT Trần Hữu Trang
-
Câu 1:
Từ tháng 02/1917 đến đầu tháng 10/1917, phương pháp đấu tranh của Đảng Bôn-sê-vích là gì?
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình.
-
Câu 2:
Đến năm 2006, Liên Hợp Quốc đã có bao nhiêu nước thành viên?
A. 192.
B. 182.
C. 190.
D. 185.
-
Câu 3:
Đường lối cải cách của Goócbachop tập trung vào những nội dung nào?
A. Chính trị, giáo dục và tư tưởng.
B. Kinh tế, chính trị và tư tưởng.
C. Kinh tế và văn hóa.
D. Chính trị và tư tưởng.
-
Câu 4:
Sau sự kiện nào, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ?
A. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
B. Nhân dân Campuchia nhận được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện Việt Nam.
C. Sau cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội mới.
D. Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ.
-
Câu 5:
Quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ II?
A. Tuy-ni-di.
B. An-giê-ri.
C. Ma-Rốc.
D. Ai Cập.
-
Câu 6:
Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Các nước Đông Nam Á phát triển đất nước theo mô hình của chủ nghĩa tư bản.
B. Các nước Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
C. Các nước đều giành được độc lập.
D. Các nước đều gia nhập ASEAN.
-
Câu 7:
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là
A. chủ nghĩa Apácthai.
B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
D. chủ nghĩa thực dân mới.
-
Câu 8:
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, về kinh tế, Nhật Bản đạt được thành tựu nào dưới đây?
A. Là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
B. Trở thành siêu cường tài chính số một thế giới.
C. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
-
Câu 9:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Có những hoạt động chống Liên Xô.
B. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
C. Tham gia khối quân sự NATO.
D. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.
-
Câu 10:
Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ
A. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
-
Câu 11:
Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?
A. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
B. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
-
Câu 12:
Lý do chính khiến cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?
A. Xuất hiện chủ nghĩa khủng bố cần phải hợp tác để giải quyết.
B. Vị thế của cả hai nước bị suy giảm trên trường quốc tế do cuộc chạy đua vũ trang.
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ.
D. Cần hợp tác trong chương trình chinh phục vũ trụ.
-
Câu 13:
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào
A. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng suy yếu.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ.
C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa các quần thần.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không thể hiện khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Ít hao tốn binh lực nhất.
B. Tinh thần chiến đấu bền bỉ nhất.
C. Quy mô rộng lớn nhất.
D. Thời gian diễn ra lâu nhất.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình cảnh của nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
A. Phải đóng thuế, mua công trái.
B. Phải nhổ lúa trồng đay.
C. Tiếp tục bị mất đất, nghèo đói.
D. Phải cung cấp lương thực cho Pháp.
-
Câu 16:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
B. lực lượng chính là binh lính.
C. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
D. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
-
Câu 17:
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Tháng 5/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).
-
Câu 18:
Cho các sự kiện:
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.A. 1, 2, 3.
B. 2, 1, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 1, 3, 2.
-
Câu 19:
Điểm nào dưới đây không phải biểu hiện sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ?
A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.
B. Đường lối đấu tranh theo tư tưởng học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn.
C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
D. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.
-
Câu 20:
Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
A. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.
B. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
D. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
-
Câu 21:
Ngoài quần chúng nhân dân, Việt Minh còn tranh thủ vận động những lực lượng nào tham gia xây dựng lực lượng chính trị?
A. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở Đông Dương.
B. Tư sản mại bản và binh lính Pháp.
C. Binh lính Pháp và đại địa chủ.
D. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp và đại địa chủ.
-
Câu 22:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu từ ngành
A. giao thông vận tải.
B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. thương nghiệp.
-
Câu 23:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là
A. phát xít Nhật và thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp.
C. phát xít Nhật và phong kiến.
D. phát xít Nhật.
-
Câu 24:
Mâu thuẫn dân chủ cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. nông dân, công nhân và chủ đồn điền.
B. dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
C. nông dân và địa chủ phong kiến.
D. công nhân và tư sản.
-
Câu 25:
Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?
A. Ở Trung Kì.
B. Ở hải ngoại.
C. Ở Nam Kì.
D. Ở Bắc Kì.
-
Câu 26:
Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám kéo dài trong bao nhiêu năm? Bắt đầu từ thời gian nào?
A. 15 năm. Từ năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
B. 13 năm. Từ sau cao trào cách mạng 1930 - 1931.
C. 10 năm. Từ Đại hội lần thứ nhất của Đảng năm 1935.
D. 5 năm. Từ khi mặt trận Việt Minh ra đời năm 1941.
-
Câu 27:
Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?
A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp.
B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.
C. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam.
D. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam.
-
Câu 28:
Trong đợt thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào ?
A. Bô-la-ec.
B. Đờ-lát-đờ-tát-xinhi
C. Đờ-cát-tơ-ri.
D. Na-va.
-
Câu 29:
Trong những năm 1947-1948, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với âm mưu và hành động của thực dân Pháp?
A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.
B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.
C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
D. Tiến hành đấu tranh chính trị.
-
Câu 30:
Đâu không phải sự kiện quốc tế có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1949 - 1950 ?
A. Nuớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Tháng 6/1950, ủy ban Dân tộc giải phóng Campuchia được thành.
C. Cách mạng Cuba giành được thắng lợi.
D. Từ tháng 1/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Câu 31:
Tại sao ta không được phép công khai chống Tưởng ngay khi chúng kéo quân vào miền Bắc?
A. Vì Tưởng có Mĩ hậu thuẫn ở phía sau.
B. Lúc này ta không có thực lực.
C. Vì lực lượng quân Tưởng quá mạnh.
D. Vì Tưởng là đại diện của Đồng minh, chống Tưởng là chống Đồng minh.
-
Câu 32:
Lý do khiến Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là
A. quân Mĩ đã rút về nước.
B. ngụy quân, ngụy quyền đã suy yếu.
C. nhân dân Mĩ lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của chính quyền Mĩ.
D. so sánh lực lượng ở miền Nam cuối năm 1974 đầu năm 1975 thay đổi nhanh, có lợi cho cách mạng.
-
Câu 33:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là
A. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc.
B. tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
-
Câu 34:
Từ 1953 - 1957, nước ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất?
A. 3 đợt.
B. 5 đợt.
C. 7 đợt.
D. 4 đợt.
-
Câu 35:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
A. Tăng cường bắt lính.
B. Tăng cường cố vấn Mĩ vào miền Nam.
C. Dồn dân lập "Ấp chiến lược".
D. Hoạt động phá hoại miền Bắc.
-
Câu 36:
Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là
A. đấu tranh chính trị.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
C. đấu tranh vũ trang.
D. phá ấp chiến lược.
-
Câu 37:
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam?
A. Phong trào cách mạng thế giới, phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đang dâng cao.
B. Lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống 1968.
C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô.
D. Ta đang giành được những thắng lợi bước đầu trên bàn ngoại giao.
-
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây là điểm mới của chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh so với các loại hình chiến tranh trước đó?
A. Gắn Việt Nam hóa chiến tranh với "Đông Dương hóa" chiến tranh.
B. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu.
C. Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho quân Sài Gòn.
D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
-
Câu 39:
Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn là
A. tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Nich xơn.
B. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn.
C. thực hiện chiến lược phòng ngự "quét và giữ".
D. hỗ trợ cho "chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào.
-
Câu 40:
Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra từ Hội nghị nào của Đảng?
A. Hội nghị lần thứ 15.
B. Hội nghị lần thứ 21.
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
D. Hội nghị lần thứ 24.