Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2018
Trường THPT Nguyễn Khuyến- Tp. Hồ Chí Minh
-
Câu 1:
Âm thanh nghe được là những sóng cơ có tần số
A. từ 20 Hz đến 16000 Hz.
B. từ 16 Hz đến 20000 Hz.
C. lớn hơn 16 Hz.
D. nhỏ hơn 20000 Hz.
-
Câu 2:
Một vật thực hiện 20 dao động trong 4s. Tần số góc của dao động bằng
A. 5 rad/s.
B. 2,5π rad/s.
C. 10π rad/s.
D. 0,2 rad/s.
-
Câu 3:
Một sóng cơ vô tuyến truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Sóng này có tần số bằng
A. 1 MHz.
B. 100 MHz.
C. 0,1 MHz.
D. 10 MHz.
-
Câu 4:
Trong máy phát điện xoay chiều một pha, các cuộn dây được quấn trên lõi thép silic để
A. tạo ra từ trường.
B. tạo ra suất điện động.
C. tránh dòng điện Phucô.
D. tăng cường từ thông qua các cuộn dây.
-
Câu 5:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,5μm. Biết a = 0,5 mm, D = 1 m. Bề rộng trường giao thoa là 13 mm. Số vân sáng trên trường giao thoa là
A. 13.
B. 14.
C. 12.
D. 15.
-
Câu 6:
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của vật có biên độ cực đại khi hai dao động thành phần
A. cùng pha.
B. lệch pha π/2.
C. lệch pha π/3.
D. ngược pha.
-
Câu 7:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là
A. 10 rad/s.
B. 10π rad/s.
C. 5 rad/s.
D. 5π rad/s.
-
Câu 8:
Một bóng đèn ghi 220V – 50 Hz. Bóng đèn chịu được điện áp tối đa bằng
A. 220 V.
B. \(220\sqrt 2 \) V.
C. 440 V.
D. \(110\sqrt 2 \) V.
-
Câu 9:
Ánh sáng đơn sắc là
A. ánh sáng giao thoa với nhau.
B. ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
D. ánh sáng tạo thành dãy màu từ đỏ sang tím.
-
Câu 10:
Trong dao động điều hòa, lực kéo về và li độ lệch pha nhau một góc là:
A. 0.
B. 0,5π.
C. 0,25π.
D. π.
-
Câu 11:
Miền nghe được của tai người bình thường vào khoảng
A. 0 dB đến 130 dB.
B. 1,3 dB đến 120 dB.
C. 1 dB đến 130 dB.
D. 1 dB đến 120 dB.
-
Câu 12:
Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo dài là 8 cm. Biên độ dao động của vật bằng
A. 4 cm.
B. \(4\sqrt 2 \) cm.
C. 8 cm.
D. 2 cm.
-
Câu 13:
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp. Biết công suất tiêu thụ của điện trở và cuộn dây lần lượt là 80 W và 60 W. Công suất tiêu thụ của toàn mạch bằng
A. 140 W.
B. 100 W.
C. 48 W.
D. \(100\sqrt 2 \) W.
-
Câu 14:
Chọn phát biểu đúng. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì
A. tần số tăng, bước sóng giảm.
B. tần số giảm bước sóng tăng.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm.
D. tần số không đổi, bước sóng tăng.
-
Câu 15:
Trong dao động điều hòa của một vật, khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ gọi là
A. pha dao động.
B. biên độ dao động.
C. tần số dao động.
D. chu kỳ dao động.
-
Câu 16:
Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn uA = uB = 4cos2πt mm. Biết bước sóng 6 cm. Điểm M thuộc vùng giao thoa MA – MB = 4 cm có biên độ bằng
A. \(4\sqrt 3 \) mm.
B. 8 mm.
C. \(4\sqrt 2 \) mm.
D. 4 mm.
-
Câu 17:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng
A. 0,45 mm.
B. 1,8 mm.
C. 0,225 mm.
D. 0,9 mm.
-
Câu 18:
Bước sóng của một ánh sáng đơn sắc trong không khí là 0,64 μm. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đó là 4/3. Bước sóng của ánh sáng đó trong nước bằng
A. 0,85 μm.
B. 0,36 μm.
C. 0,48 μm.
D. 0,72 μm.
-
Câu 19:
Chọn phát biểu sai khi nói về ánh sáng đơn sắc
A. ánh sáng đơn sắc là ánh sáng chỉ có một màu.
B. ánh sáng đơn sắc là ánh sáng chỉ bị lệch mà không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. ánh sáng có một màu nào đó là ánh sáng đơn sắc.
D. trong chân không, các ánh sáng đơn sắc có vận tốc bằng nhau và bằng c.
-
Câu 20:
Một máy tăng áp có tỉ số vòng dây giữa hai cuộn dây là 2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Tần số dòng điện hai đầu cuộn thứ cấp bằng
A. 50 Hz.
B. 25 Hz.
C. 100 Hz.
D. \(50\sqrt 2 \) Hz.
-
Câu 21:
Đoạn mạch điện RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều. Biết \(R = 50\Omega ,\,\,{Z_L} = 100\Omega \) và \({Z_C} = 50\Omega \) .Độ lệch pha của điện áp hai đầu mạch so với dòng điện bằng
A. 0.
B. π.
C. 0,25π.
D. –0,25π.
-
Câu 22:
Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng
A. 0,6 μm.
B. 0,5 μm.
C. 0,75 μm.
D. 0,375 μm.
-
Câu 23:
Trong một mạch dao động điện từ LC với L = 25 mH và C = 1,6 μF. đang có dao động điện từ. Ở thời điểm t, cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 6,93 mA và điện tích trên tụ điện bằng 0,8 μC. Năng lượng của mạch dao động bằng
A. 0,6 mJ.
B. 800 nJ.
C. 1,2 mJ.
D. 0,8 mJ.
-
Câu 24:
Tại một điểm trên phương truyền sóng điện từ. Hình vẽ diễn tả đúng phương và chiều của vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) và vectơ vận tốc truyền sóng \(\overrightarrow v \) là
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
-
Câu 25:
Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Tác dụng một ngoại lực F = F0cos8πt thì thấy con lắc dao động với biên độ cực đại. Chu kì riêng của con lắc bằng
A. 0,5 s.
B. 0,25 s.
C. 0,125 s.
D. 4 s.
-
Câu 26:
Con lắc đơn có chiều dài dây treo 1,5 m dao động điều hòa tại nơi có g = 9,86 m/s2. Biết vật có khối lượng 200 g, biên độ góc của con lắc là 90. Cơ năng của con lắc bằng
A. 73 mJ.
B. 119,8 mJ.
C. 59,9 mJ.
D. 36,5 mJ.
-
Câu 27:
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang dao động với chu kì 4π μs. Biết cường độ dòng điện cực đại là 2 mA và hiệu điện thế cực đại là 2 V. Điện dung của tụ điện bằng
A. 2 nC.
B. 0,5 nC.
C. 4 nC.
D. 2 μC.
-
Câu 28:
Trên sợi dây hai đầu cố định đang có sóng dừng. Biết bước sóng là λ. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng:
A. λ.
B. 2λ.
C. 0,5λ.
D. 0,25λ.
-
Câu 29:
Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm L = 1 mH và C = 1 Điện áp hiệu dụng của tụ điện là 4 V. Lúc t = 0, uC = \(2\sqrt 2 \) V và tụ điện đang được nạp điện. Biểu thức của điện áp trên tụ là
A. \(u = 4\sqrt 2 \cos \left( {{{10}^6}t - \frac{\pi }{3}} \right)\,V\)
B. \(u = 4\cos \left( {{{10}^6}t - \frac{\pi }{3}} \right)V\)
C. \(u = 4\sqrt 2 \cos \left( {{{10}^6}t + \frac{\pi }{3}} \right)V\)
D. \(u = 4\cos \left( {{{10}^6}t + \frac{\pi }{3}} \right)V.\)
-
Câu 30:
Một con lắc lò xo, đầu trên được treo vào điểm cố định O, đầu dưới móc một vật có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Quá trình dao động, tỉ số giữa lực kéo cực đại và lực nén cực đại tác dụng lên điểm O bằng 3. Khi qua vị trí cân bằng tốc độ vật là 1 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của con lắc bằng
A. 10 cm.
B. 5 cm.
C. 6 cm.
D. 4 cm.
-
Câu 31:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm). Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến điểm M bằng:
A. 1,5 μm.
B. 1,8 μm.
C. 2,1 μm.
D. 1,2 μm.
-
Câu 32:
Con lắc lò xo đặt nằm ngang, cung cấp một năng lượng 0,02 J để con lắc dao động điều hòa. Biết độ lớn lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là 2N. Gọi I là điểm cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất từ khi điểm I chịu tác dụng của lực kéo đến khi chịu tác dụng của lực nén có cùng độ lớn 1N là 0,1 s. Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong 0,2 s bằng
A. \(2\sqrt 2 \) cm.
B. \(2\sqrt 3 \) cm.
C. \(\sqrt 3 \) cm.
D. 2 cm.
-
Câu 33:
Cho đoạn mạch điện MN gồm điện trở R, tụ C và cuộn dây mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Biết \(R = 200\Omega ,\,C = \frac{{200}}{{3\pi }}\mu F\) và \(L = \frac{1}{\pi }H\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch MN một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Điện áp hai đầu đoạn mạch RC lệch pha 0,5π so với điện áp hai đầu cuộn dây. Điện trở của cuộn dây bằng
A. 0.
B. 75 Ω
C. 150 Ω.
D. 133,3 Ω.
-
Câu 34:
Một động cơ điện hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng là 220 V thì sinh ra công suất cơ là 170 W. Biết điện trở thuần của cuộn dây quấn động cơ 17 Ω và hệ số công suất của động cơ là 0,85. Biết cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ không quá 5 A. Sau 30 phút hoạt động, nhiệt lượng do động cơ tỏa ra bằng
A. 7,65.105 J.
B. 3,06.105 J.
C. 3,06.104 J.
D. 7,65.104 J.
-
Câu 35:
Một vật dao động điều hòa với biên độ a và tần số f. Tại thời điểm t vật có vận tốc \(\pi f{\rm{a}}\sqrt 2 \) và đang tăng. Tại thời điểm \(t' = t + \frac{7}{{24f}}\) vật có vận tốc bằng
A. \( - \pi f{\rm{a}}\)
B. \( - \pi f{\rm{a}}\sqrt 3 \)
C. \(\pi f{\rm{a}}\sqrt 3 \)
D. \(\pi f{\rm{a}}\)
-
Câu 36:
Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Đặt vào hai đầu cuộn dây một khóa K. Gọi M là điểm nối giữa điện trở và cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = Uocos100πt V. Khi khóa K đóng hoặc mở thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch AM lần lượt là 200 V và 150 V; và khi K đóng hoặc khi K mở thì pha của dòng điện biến thiên 0,5π. Giá trị của U0 bằng
A. 250 V.
B. \(250\sqrt 2 \) V.
C. 350 V.
D. \(350\sqrt 2 \) V.
-
Câu 37:
Cho mạch điện gồm điện trở R = 100Ω , tụ điện và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định có tần số 50 Hz. Khi L = L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt cực đại và tại thời điểm t, điện áp hai đầu tụ điện là uC = –40 V, điện áp hai đầu cuộn dây uL = 200 V. Giá trị L0 bằng
A. 1/2π H.
B. 1/π H.
C. 2,5/π H.
D. 2/π H.
-
Câu 38:
Cho đoạn mạch điện gồm R1 = 40Ω mắc nối tiếp với tụ điện và cuộn dây thuần cảm. Biết ZL ≠ ZC. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200 V. Mắc thêm vào đoạn mạch trên một điện trở R2 thì công suất tiêu thụ mạch đạt cực đại bằng 200 W. Cho biết giá trị R2 và cách mắc?
A. R2 = 60Ω và mắc song song với R1.
B. R2 = 60Ω và mắc nối tiếp với R1.
C. R2 = 160Ω và mắc song song với R1.
D. R2 = 160Ω và mắc nối tiếp với R1.
-
Câu 39:
Trên một sợi dây hai đầu cố định đang có sóng dừng. Biết dây rung với tần số 50 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 2 m/s và bề rộng bó sóng là 4 cm. Xét hai điểm M, N trên dây (khác điểm bụng) cách nhau 13/3 cm và M có biên độ là \(\sqrt 3 \) cm. Khi M có li độ uM = 1,5 cm thì N có li độ bằng
A. \({u_N} = \sqrt 3 \,cm.\)
B. \({u_N} = - \sqrt 3 \,cm.\)
C. \({u_N} = - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\,cm.\)
D. \({u_N} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\,cm.\)
-
Câu 40:
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng biên độ có đồ thị biểu diễn li độ theo thời gian như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, hai chất điểm có cùng li độ lần đầu tiên. Tại thời điểm 1/3 s, hai chất điểm có cùng li độ lần thứ hai. Thời điểm hai chất điểm có cùng li độ nhưng chuyển động cùng chiều nhau lần thứ hai là
A. 1,5 s.
B. 2 s.
C. 2,5 s.
D. 4 s.