Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018
Trường THPT chuyên Thái Nguyên
-
Câu 1:
Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L, mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Biết tụ điện có điện dung C có thể thay đổi được, điện áp hai đầu đoạn mạch \(u = 150\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,V\) , khi \(C = {C_1} = \frac{{62,5}}{\pi }\mu F\) thì mạch tiêu thụ công suất cực đại Pmax= 93,75 W . Khi \(C = {C_2} = \frac{1}{{9\pi }}\,mF\) thì điện áp hai đầu đoạn mạch chứa điện trở thuần R và tụ điện C (uRC) và cuộn dây (ud) vuông pha với nhau, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây khi đó là :
A. 75 V.
B. 120 V.
C. 90 V.
D. \(75\sqrt 2 \,V.\)
-
Câu 2:
Để tích điện cho tụ một điện lượng là 10 μC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V. Để tụ tích điện một điện lượng là 0,05 mC thì phải thay đổi hiệu điện thế bằng cách
A. Tăng thêm 20 V.
B. Giảm 4 V.
C. Giảm 2 V.
D. Tăng thêm 25 V.
-
Câu 3:
Một mạch dao động gồm một cuộn cảm \(L = \frac{2}{\pi }mH\) và \(C = \frac{{0,8}}{\pi }\mu F\). Tìm tần số riêng của dao động trong mạch
A. 12,5 kHz.
B. 10 kHz.
C. 20 kHz.
D. 7,5 kHz.
-
Câu 4:
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì nó va chạm và dính vào một vật nhỏ đang đứng yên. Sau đó :
A. Biên độ dao động của con lắc tăng.
B. Chu kì dao động của con lắc giảm.
C. Tần số dao động của con lắc giảm.
D. Năng lượng dao động của con lắc tăng.
-
Câu 5:
Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng
A. Cường độ âm.
B. Biên độ dao động âm.
C. Tần số của âm.
D. Mức cường độ âm.
-
Câu 6:
Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 1,2 A.
B. 1 A.
C. 0,83 A.
D. 0 A.
-
Câu 7:
Một tụ điện có điện dung 10 μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu ?
A. \(\frac{1}{{1200}}s\)
B. \(\frac{1}{{300}}s\)
C. \(\frac{1}{{60}}s\)
D. \(\frac{3}{{400}}s\)
-
Câu 8:
Tại một nơi, chu kỳ dao động điều hòa của một con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kỳ dao động điều hòa của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là
A. 101 cm.
B. 98 cm.
C. 99 cm.
D. 100 cm.
-
Câu 9:
Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz và truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Ox. Trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó là PQ = 15 cm. Cho biên độ của sóng a = 1 cm và biên độ này không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1 cm thì li độ tại Q là
A. 0 cm.
B. –1 cm.
C. 0,5 cm.
D. 1 cm.
-
Câu 10:
Chiếu một tia sáng với góc tới i = 300 đi từ thủy tinh ra ngoài không khí. Cho biết suất của thủy tinh \(n = \sqrt 2 \). Góc khúc xạ của tia sáng bằng
A. 20,70.
B. 27,50.
C. 450.
D. Giá trị khác.
-
Câu 11:
Ta cần truyền một công suất điện 1 MW dưới một điện áp hiệu dụng 10 kW đi xa bằng đường dây một pha. Mạch điện có hệ số công suất là 0,8. Muốn cho tỉ lệ công suất hao phí trên đường dây không quá 5% công suất truyền đi thì điện trở R của đường dây phải có giá trị
A. R ≤ 3,2 Ω.
B. R ≤ 6,4 Ω.
C. R ≤ 3,2 kΩ.
D. R ≤ 6,4 kΩ.
-
Câu 12:
Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng dài nhất bằng
A. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
B. Khoảng cách giữa hai bụng.
C. Hai lần độ dài của dây.
D. Độ dài của dây.
-
Câu 13:
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 = 10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A. 50 N/m.
B. 200 N/m.
C. 100 N/m.
D. 25 N/m.
-
Câu 14:
Trong mạch dao động LC, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0, khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị bằng 0,25 giá trị cực đại thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là
A. \(\frac{{{U_0}\sqrt {10} }}{2}\)
B. \(\frac{{{U_0}\sqrt {12} }}{2}\)
C. \(\frac{{{U_0}\sqrt {15} }}{2}\)
D. \(\frac{{{U_0}\sqrt {5} }}{2}\)
-
Câu 15:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{4\pi }}F\) hoặc \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}F\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng
A. \(\frac{1}{{3\pi }}H\)
B. \(\frac{3}{{\pi }}H\)
C. \(\frac{2}{{\pi }}H\)
D. \(\frac{1}{{2\pi }}H\)
-
Câu 16:
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\) và \({x_2} = 7\cos \left( {10\pi t + \frac{{13\pi }}{6}} \right)\,cm\). Dao động tổng hợp có phương trình là
A. \(x = 4\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
B. \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)\,cm\)
C. \(x = 10\cos \left( {20\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
D. \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
-
Câu 17:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi với hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2 là
A. R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω.
B. R1 = 50 Ω, R2 = 200 Ω.
C. R1 = 25 Ω, R2 = 100 Ω.
D. R1 = 40 Ω, R2 = 250 Ω.
-
Câu 18:
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt có U0 không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω1 bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω2. Hệ thức đúng là
A. \({\omega _1}{\omega _2} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
B. \({\omega _1}{\omega _2} = \frac{1}{{LC}}\)
C. \({\omega _1} + {\omega _2} = \frac{2}{{\sqrt {LC} }}\)
D. \({\omega _1} + {\omega _2} = \frac{2}{{LC}}\)
-
Câu 19:
Một sóng truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là
A. 1 m/s.
B. 150 m/s.
C. 2 m/s.
D. 20 m/s.
-
Câu 20:
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m, vật nặng có khối lượng 100 g, dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Cho con lắc dao động với biên độ góc 0,2 rad trong môi trường có lực cản không đổi thì nó chỉ dao động trong thời gian 150 s thì dừng hẳn. Người ta duy trì dao động bằng cách dùng hệ thống lên dây cót, biết rằng 70% năng lượng dùng để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng. Lấy π2 = 10. Công cần thiết tác dụng lên dây cót để duy trì con lắc dao động trong 2 tuần với biên độ 0,2 rad là
A. 522,25 J.
B. 230,4 J.
C. 161,28 J.
D. 537,6 J.
-
Câu 21:
Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với vận tốc 40 cm/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là uO = 2cos2πt cm. Phương trình sóng tại một điểm N nằm trước O và cách O một đoạn 10 cm là
A. \({u_N} = 2\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\)
B. \({u_N} = 2\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\)
C. \({u_N} = 2\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\,cm\)
D. \({u_N} = 2\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\,cm\)
-
Câu 22:
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = 4,8\cos \left( {10\sqrt 2 t + \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {10\sqrt 2 t + \pi } \right)\,cm\). Biết tốc độ của vật tại thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng là \(0,3\sqrt 6 \,m/s\). Biên độ A2 là
A. 6,4 cm.
B. 3,2 cm.
C. 3,6 cm.
D. 7,2 cm.
-
Câu 23:
Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được công là 10 J, khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
A. \(7,5\,J\)
B. \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}J\)
C. 5J
D. \(5\sqrt 2 \,J\)
-
Câu 24:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài ℓ . Người ta thấy trên dây có những điểm cứ cách nhau một khoảng d1 thì dao động với biên độ 4 cm, người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng d2 (d2 > d1) thì các điểm đó có cùng biên độ a. Giá trị của a là:
A. \(2\sqrt 2 \) cm
B. 2 cm
C. \(4\sqrt 2 \) cm
D. 4 cm
-
Câu 25:
Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10 W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1 m, năng lượng âm bị giảm đi 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0 = 10–12 W/m2. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là
A. 89 dB.
B. 98 dB.
C. 107 dB.
D. 102 dB.
-
Câu 26:
Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10–5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10–12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 80 dB.
B. 70 dB.
C. 50 dB.
D. 60 dB.
-
Câu 27:
Nhận xét nào sau đây về tụ điện là không đúng?
A. Để tăng điện dung của tụ, thì tăng hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Tụ điện là hệ thống các vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau.
C. Để tích điện cho tụ, cần nối hai bản tụ với một hiệu điện thế.
D. Tụ xoay thay đổi điện dung bằng cách thay đổi phần diện tích đối diện giữa các bản tụ.
-
Câu 28:
Cho nguồn âm là nguồn điểm, phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm, tại một điểm cách nguồn âm 1 m, mức cường độ âm là L = 50 dB. Biết âm có tần số f = 1000 Hz, cường độ âm chuẩn là I0 = 10–12 W/m2. Hỏi tại điểm B cách nguồn đó 10 m, mức cường độ âm là bao nhiêu ?
A. 40 dB.
B. 30 dB.
C. 5 dB.
D. 30 dB.
-
Câu 29:
Một chùm tia sáng từ không khí đi nghiêng góc vào mặt nước, khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ
A. Không đổi.
B. Tăng dần nhưng luôn nhỏ hơn góc tới.
C. Giảm dần.
D. Tăng dần và có thể lớn hơn góc tới.
-
Câu 30:
Cho mạch dao động gồm một cuộn cảm mắc nối tiếp với một tụ điện C1 thì mạch thu được sóng điện từ có tần số f1, thay tụ trên bằng tụ C2 thì mạch thu được sóng điện từ có tần số f2. Hỏi mắc đồng thời hai tụ nối tiếp với nhau rồi mắc vào cuộn cảm thì mạch thu được sóng có tần số là bao nhiêu?
A. \(\sqrt 2 \left( {{f_1} + {f_2}} \right)\)
B. \({f^2} = f_1^2 + f_2^2\)
C. \(f = {\left( {{f_1}.{f_2}} \right)^{\frac{1}{2}}}\)
D. \(f = {\left( {{f_1} + {f_2}} \right)^{\frac{1}{2}}}\)
-
Câu 31:
Một máy biến áp lý tưởng có cuộn sơ cấp mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1, khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Nếu tăng thêm n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở bây giờ là U3. Số vòng dây của cuộn sơ cấp bằng
A. \(\frac{{n{U_1}}}{{{U_3} + {U_2}}}\)
B. \(\frac{{n{U_1}}}{{{U_3} - {U_2}}}\)
C. \(\frac{{{U_3} + {U_2}}}{{n{U_1}}}\)
D. \(\frac{{{U_3} - {U_2}}}{{n{U_1}}}\)
-
Câu 32:
Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật \(\Phi = {\Phi _0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(ωt + φ2). Hiệu số \({\varphi _2} - {\varphi _1}\) nhận giá trị là
A. π.
B. –0,5π.
C. 0
D. 0,5π.
-
Câu 33:
Mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn cảm thuần L = 50 mH và tụ điện C. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 = 0,1 A. Tại thời điểm năng lượng điện trường trong mạch bằng 1,6.10–4 J thì cường độ dòng điện tức thời có độ lớn là
A. 0,10 A.
B. 0,04 A.
C. 0,06 A.
D. 0,08 A.
-
Câu 34:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B giống nhau có cùng tần số f = 8 Hz, cùng pha và hai sóng lan truyền với v = 16 cm/s. Hai điểm M, N nằm trên đường nối A và B cách trung điểm O của AB các đoạn lần lượt là OM = 3,75 cm, ON = 2,25 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu trong đoạn MN là :
A. 5 cực đại và 5 cực tiểu.
B. 6 cực đại và 5 cực tiểu.
C. 5 cực đại và 6 cực tiểu.
D. 6 cực đại và 6 cực tiểu.
-
Câu 35:
Con lắc lò xo dao động với chu kỳ T = π s, ở li độ x = 2 cm có vận tốc v = 4 cm/s thì biên độ dao động là :
A. 2 cm.
B. \(2\sqrt 2 \) cm.
C. 3 cm.
D. Không phải các kết quả trên.
-
Câu 36:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là
A. 18.
B. 20.
C. 19.
D. 17.
-
Câu 37:
Cho hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt cố định trên đường thẳng nằm ngang cách nhau 2 m trong chân không. Cường độ điện trường tại trung điểm hai điện tích có chiều hướng sang phải và có độ lớn là 18 kV/m. Điện tích dương nằm phía bên
A. Trái và có độ lớn là 2 μC.
B. Phải và có độ lớn là 2 μC.
C. Phải và có độ lớn là 1 μC.
D. Trái và có độ lớn là 1 μC.
-
Câu 38:
Cho điện tích q dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích q giữa hai điểm đó là
A. 40 J.
B. 40 mJ.
C. 80 J.
D. 80 mJ.
-
Câu 39:
Vận tốc truyền sóng trong một môi trường :
A. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng.
B. Chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.
C. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.
D. Tăng theo cường độ sóng.
-
Câu 40:
Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T’ bằng
A. 2T
B. 0,5T
C. \(T\sqrt 2 \)
D. \(\frac{T}{{\sqrt 2 }}\)