Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2018
Trường THPT Chuyên Sơn La
-
Câu 1:
Điều nào là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Đều có tác dụng lên kính ảnh.
D. Đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
-
Câu 2:
Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A. Tốc độ truyền tăng
B. bước sóng giảm
C. tần số tăng.
D. chu kỳ tăng
-
Câu 3:
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên hiện tượng
A. Quang điện trong
B. giao thoa ánh sáng
C. quang điện ngoài
D. tán sắc ánh sáng
-
Câu 4:
So với hạt nhân \(_{18}^{40}{\rm{Ar}}\) , hạt nhân \(_4^{10}Be\) có ít hơn
A. 30 nơtrôn và 22 prôtôn.
B. 16 nơtrôn và 14 prôtôn.
C. 16 nơtrôn và 22 prôtôn.
D. 30 nơtrôn và 14 prôtôn
-
Câu 5:
Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, khi nói về giá trị tức thời của điện áp trên từng phần tử (uR; uL; uc) thì phát biểu nào sau đây đúng?
A. uc ngược pha với uL.
B. uL trễ pha hơn uR góc π/2
C. uC trễ pha hơn uL góc π/2
D. uR trễ pha hơn uC góc π/2
-
Câu 6:
Năng lượng vật dao động điều hòa
A. Tỉ lệ với biên độ dao động
B. Bằng thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.
C. Bằng thế năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.
D. Bằng động năng của vật khi có li độ cực đại.
-
Câu 7:
Cho dòng điện thẳng dài vô hạn, có cường độ I chạy qua. Độ lớn của cảm ứng từ nó gây ra tại một điểm cách nó một khoảng R có biểu thức:
A. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)
B. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\)
D. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\)
-
Câu 8:
Xét mạch dao động điện từ tự do LC. Chu kỳ dao động T được tính bằng biểu thức
A. \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
B. \(T = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
C. \(T = \sqrt {LC} \)
D. \(T = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
-
Câu 9:
Đặt một vòng dây kim loại tròn có bán kính 10 cm và điện trở 2Ω trong từ trường đều. Biết véc tơ cảm ứng từ vuông góc với bề mặt vòng dây và trong thời gian 10 giây tăng đều độ lớn từ 0 đến 2T. Cường độ dòng điện cảm ứng trong thời gian từ trường thay đổi bằng:
A. π mA
B. 2π mA
C. 2 mA
D. 1 mA
-
Câu 10:
Điện tích của một phôtôn bằng:
A. +2e
B. +e
C. 0
D. –e.
-
Câu 11:
Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, nếu tần số của dòng điện tăng thì
A. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch giảm
B. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch tăng.
C. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch giảm.
D. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch tăng.
-
Câu 12:
Gọi N, ∆N lần lượt là số hạt nhân còn lại và số hạt nhân bị phân rã ở thời điểm t; T là chu kỳ bán rã. Hệ thức đúng là:
A. \(\frac{{\Delta N}}{N} = 1 - {2^{\frac{t}{T}}}\)
B. \(\frac{{\Delta N}}{N} = {2^{ - \frac{t}{T}}} - 1\)
C. \(\frac{{\Delta N}}{N} = 1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}\)
D. \(\frac{{\Delta N}}{N} = {2^{\frac{t}{T}}} - 1\)
-
Câu 13:
Hai vật dao động điều hòa quanh một vị trí cân bằng với phương trình li độ lần lượt là \({x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\left( {\frac{{2\pi }}{T}t + \frac{\pi }{2}} \right);{x_2} = {A_2}c{\rm{os}}\left( {\frac{{2\pi }}{T}t + \frac{\pi }{2}} \right)\) ; t tính theo đơn vị giây. Hệ thức đúng là:
A. x2 + x1 = 0
B. \(\frac{{{x_1}}}{{{A_1}}} = \frac{{{x_2}}}{{{A_2}}}\)
C. \(\frac{{{x_1}}}{{{A_1}}} = - \frac{{{x_2}}}{{{A_2}}}\)
D. x2 - x1 = 0
-
Câu 14:
Cho một sóng cơ có biên độ A. Hai điểm M, N nằm trên phương truyền sóng cách nhau một đoạn \[d = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4}\left( {k \in {Z^ + }} \right)\]. Ở một thời điểm t, ly độ của hai điểm M, N lần lượt là uM, uN. Hệ thức đúng là:
A. \(u_M^2 - u_N^2 = {A^2}\)
B. \(u_M^2 + u_N^2 = {A^2}\)
C. \(u_M^2 + u_N^2 = 1\)
D. \(u_M^2 - u_N^2 = 0\)
-
Câu 15:
Chiếu một tia sáng trắng vào mặt thoáng của một chậu nước có đáy là một gương phẳng đặt nằm ngang. Các tia sáng tán sắc khúc xạ vào nước, phản xạ trên gương rồi đều khúc xạ ló ra ngoài mặt thoáng. Khi đó, góc ló của:
A. Tia lục lớn nhất.
B. tia đỏ lớn nhất
C. tia tím lớn nhất.
D. tất cả các tia là như nhau.
-
Câu 16:
Hai nguồn sóng giống nhau S1, S2 đặt lân lượt tại hai điểm A, B cách nhau 40 cm, I là trung điểm của AB. Cho bước sóng bằng 4 cm. Điểm M thuộc miền giao thoa cách A một đoạn 20 cm, cách B một đoạn 30 cm. Số cực đại giao thoa trên đoạn thẳng MI là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 17:
Trong thí nghiệm giao thoa Young, nguồn sóng có bước sóng là 600 nm; khoảng cách giữa hai khe hẹp là 2 mm; khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2 m. Khoảng vân là:
A. 6 mm.
B. 0,3 mm.
C. 0,6 mm.
D. 3 mm
-
Câu 18:
Ban đầu đặt vào hai bản tụ một hiệu điện thế nào đó. Nếu ta tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp hai lần thì điện dung của tụ
A. Không đổi
B. tăng bốn lần.
C. tăng hai lần.
D. giảm hai lần.
-
Câu 19:
Tàu ngầm hạt nhân sử dụng năng lượng phân hạch U235. Biết mỗi phản ứng phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Hiệu suất của lò phản ứng là 25%. Nếu công suất của lò là 400 MW thì khối lượng U235 cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng
A. 1,75 kg.
B. 2,59 kg
C. 2,67 kg.
D. 1,69 kg.
-
Câu 20:
Trong động cơ không đồng bộ 3 pha, gọi f1, f2, f3, lần lượt là tần số của dòng điện xoay chiều ba pha, tần số của từ trường quay tại tâm O và tần số quay của rô to. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. f3= f1.
B. f1= f2.
C. f1< f3.
D. f2= f3.
-
Câu 21:
Một electron chuyển động tròn đều trong từ trường đều có cảm ứng từ 10-3T. Biết bán kính quỹ đạo chuyển động là 5,69 mm. Vận tốc của electron là:
A. 106 m/s.
B. 2.107 m/s.
C. 109 m/s.
D. 2.106 m/s.
-
Câu 22:
Ba điểm M, N, K trên một sợi dây đàn hồi thỏa mãn MN = 2 cm, MK = 3 cm. Sóng dừng xảy ra trên dây với bước sóng 10 cm, M là bụng sóng. Khi N có li độ là 2 cm thì K sẽ có li độ là:
A. 2 cm.
B. -2 cm.
C. -3 cm.
D. 3 cm
-
Câu 23:
Thực hiện giao thoa Young. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm, khoảng cách hai khe a = 1 nm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 3 m. Trên màn, xét điểm M cách vân trung tâm một khoảng 10 mm. Dịch chuyển màn quan sát từ từ lại gần mặt phẳng chứa hai khe thêm một đoạn 1 m thì điểm M chuyển thành vân tối
A. 4 lần.
B. 5 lần.
C. 3 lần.
D. 2 lần.
-
Câu 24:
Cho một nguồn âm đẳng hướng trong không gian đặt tại O. Biết O, A, B thẳng hàng; mức cường độ âm của hai điểm A, B lần lượt là 40 dB và 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm của AB là:
A. 28,3 dB
B. 25,4 dB
C. 30,0 dB
D. 32,6 dB
-
Câu 25:
Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 200 g, chiều dài dây l = 50 cm. Tại vị trí cân bằng truyền cho vật nặng một vận tốc 1 m/s theo phương ngang. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng là:
A. 3 N.
B. 6 N.
C. 4 N.
D. 2,4 N.
-
Câu 26:
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Để người này nhì xa được như người bình thường thì cần đeo kính (sát mắt) có độ tụ là:
A. +2dp.
B. -3 dp.
C. -2 dp.
D. +2,5 dp.
-
Câu 27:
Cho mạch điện như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm, r = 0. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị cực đại \({U_0} = 100\sqrt 6 V\), tần số f = 50 Hz. Khi K mở hoặc đóng, thì đồ thị cường độ dòng điện qua mạch theo thời gian tương ứng là im và id được biểu diễn như hình bên. Điện trở các dây nối rất nhỏ. Giá trị của R bằng
A. 100 Ω.
B. \(100\sqrt 3 \Omega \)
C. \(50\sqrt 3 \Omega \)
D. 50 Ω.
-
Câu 28:
Hạt prôtôn có động năng 5,48 MeV được bắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, sau phản ứng thu được hạt nhân \(_3^6Li\) và hạt X. Biết hạt X bay ra với động năng 4 MeV theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của hạt prôtôn tới ( lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Vận tốc của hạt nhân Li là:
A. 10,7.106 m/s.
B. 8,24.106 m/s.
C. 0,824.106 m/s.
D. 1,07.106 m/s.
-
Câu 29:
Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hidrô, electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữ hạt nhân và electron. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N thì tốc độ góc của nó đã
A. Tăng 64 lần.
B. giảm 27 lần.
C. giảm 64 lần.
D. tăng 27 lần.
-
Câu 30:
Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuôn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện tử có bước sóng 80 m. Để thu được sóng điện tử có bước sóng 160 m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng:
A. 3 C
B. 4 C
C. C/2.
D. 2 C
-
Câu 31:
Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10-6C, q2 = -4.10-6C lần lượt đặt tại hai điểm A và B của tam giác
A. \(\sqrt 3 {.10^5}V/m\)
B. \(4\sqrt 3 {.10^5}V/m\)
C. 4.105 V/m
D. 12.105 V/m
-
Câu 32:
Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc 20 rad/s. Khi li độ của vật là 2 cm thì vận tốc là \(40\sqrt 3 cm/s\). Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo là:
A. 0,2 N.
B. 0,4 N.
C. 0 N.
D. 0,1 N
-
Câu 33:
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm 1 tụ điện có dung kháng ZC = 200 Ω và một cuộn dây mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều luôn có biểu thức \(u = 120\sqrt 2 c{\rm{os}}\left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)V\) thì thấy điện áp giữa hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 120V và sớm pha π/2 so với điện áp đặt vào mạch. Công suất tiêu thụ của cuộn dây là:
A. 120 W.
B. 240 W.
C. 144 W.
D. 72 W.
-
Câu 34:
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực làm bằng đồng có điện trở 5Ω. Bình điện phân được mắc vào nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 1Ω trong thời gian 16 phút 5 giây. Khối lượng đồng bám vào cực âm là:
A. 3,2 g.
B. 64 g.
C. 0,32 g.
D. 0,64 g.
-
Câu 35:
Một ống Rơn-ghen trong mỗi giây bức xạ ra N = 3.1014 phôtôn. Những phôtôn có năng lượng trung bình ứng với bước sóng 10-10 m. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống là 50kV. Cường độ dòng điện chạy qua ống là 1,5 mA. Người ta gọi tỉ số giữa năng lượng bức xạ dưới dạng tia Rơn-ghen và năng lượng tiêu thụ của ống Rơn-ghen là hiệu suất của ống. Hiệu suất này xấp xỉ bằng:
A. 0,2%.
B. 60%.
C. 0,8%.
D. 3%.
-
Câu 36:
Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần L. Khi mạch hoạt động thì phương trình của dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = {I_0}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - \frac{\pi }{3}} \right)A\) và tại một thời điểm nào đó cường độ dòng điện trong mạch có đọ lớn 2mA thì điện tích của tụ điện trong mạch có độ lớn . Phương trình của điện tích của tụ điện trong mạch là:
A. \(q = {4.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)C\)
B. \(q = {8.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t + \frac{\pi }{2}} \right)C\)
C. \(q = {8.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - \frac{\pi }{2}} \right)C\)
D. \(q = {4.10^{ - 9}}c{\rm{os}}\left( {{{10}^6}t - \frac{\pi }{6}} \right)C\)
-
Câu 37:
Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau, dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song với trục Ox, vị trí cân bằng của hai vật cùng tọa độ 0. Biên độ con lắc 1 là A1 = 3 cm, của con lắc 2 là A2 = 6 cm. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương Ox là \(3\sqrt 3 cm\). Khi động năng của con lắc 1 đạt cực đại bằng W thì động năng của con lắc 2 là
A. W/2.
B. 2W/3.
C. W.
D. W/2.
-
Câu 38:
Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) (U không đổi, ω thay đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm: điện trở thuần R, một điện trở thuần R, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, một tụ điện có điện C mắc nối tiếp (2L > C.R2). Khi ω = 100π (rad/s) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Khi ω = 200π (rad/s) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cức đại. Giá trị điện áp hiệu dụng cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là:
A. \(U\sqrt 3 \)
B. \(\frac{{2U}}{{\sqrt 3 }}\)
C. \(U\sqrt 2 \)
D. \(\frac{{2U}}{{\sqrt 2 }}\)
-
Câu 39:
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có khối lượng m = 250g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 1cm rồi buông nhẹ vật đồng thời tác dụng một lực không đổi F = 3N có hướng dọc theo lò xo và làm lo xo giãn. Sau khoảng thời gian ∆t = π/40 s thì ngừng tác dụng lực F. Vận tốc cực đại vật đạt được sau đó là:
A. 1m/s.
B. 2m/s.
C. 0,8 m/s.
D. 1,4m/s.
-
Câu 40:
Cho đoạn mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm: AM chứa biến trở R, đoạn mạch MN chứa r, đoạn NP chứa cuộn cảm thuần, đoạn PB chứa tụ điện có điện dung biến thiên. Ban đầu thay đổi tụ điện sao cho UAP không phụ thuộc vào biến trở R. Giữ nguyên giá trị điện dung đó và thay đổi biến trở. Khi uAP lệch pha cực đại so với uAB thì UPB = U1. Khi (UAN.UNP) cực đại thì UAM = U2. Biết rằng \({U_1} = 2.(\sqrt 6 - \sqrt 3 ){U_2}\) . Độ lệch pha cực đại giữa uAp và uAB gần nhất với giá trị nào?
A. 5π/7
B. 3π/7
C. 6π/7
D. 4π/7