Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Trường THPT Chuyên Lam Sơn
-
Câu 1:
Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là
A. vôn trên mét (V/m).
B. vôn (V).
C. vôn trên culông (V/C).
D. niutơn trên mét (N/m).
-
Câu 2:
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc của điện trở kim loại vào nhiệt độ?
A. Tăng khi nhiệt độ giảm.
B. Tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại.
-
Câu 3:
Một ống dây dẫn hình trụ, chiều dài ℓ, bán kính R, gồm N vòng dây. Khi có dòng điện cường độ I chạy qua ống dây thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là
A. \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{Nl}}{R}\)
B. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{Nl}{R}\)
C. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{R}\)
D. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{l}\)
-
Câu 4:
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với
A. chính nó.
B. không khí.
C. chân không.
D. nước.
-
Câu 5:
Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí biên âm đến vị trí cân bằng thì vật chuyển động
A. nhanh dần đều.
B. chậm dần đều.
C. chậm dần.
D. nhanh dần.
-
Câu 6:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A, lò xo có độ cứng là k. Đại lượng W = \(\frac{1}{2}k{{A}^{2}}\) được gọi là
A. cơ năng của con lắc.
B. động năng của con lắc.
C. thế năng của con lắc.
D. lực kéo về.
-
Câu 7:
Thiết bị giảm xóc của ôtô là ứng dụng của dao động
A. tự do.
B. duy trì.
C. tắt dần.
D. cưỡng bức.
-
Câu 8:
Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng?
A. Con lắc đồng hồ.
B. Cửa đóng tự động.
C. Hộp đàn ghita.
D. Giảm xóc xe máy.
-
Câu 9:
Một vật nhỏ dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(ωt - \(\frac{\pi }{2}\))(cm). Gốc thời gian được chọn là lúc vật
A. đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. ở vị trí biên dương.
C. đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
D. ở vị trí biên âm.
-
Câu 10:
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là
A. f.
B. ωt + f.
C. ω.
D. φ.
-
Câu 11:
Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng
A. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
B. A1 + A2
C. A1.A2
D. \(\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\)
-
Câu 12:
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1m, vật nặng có khối lượng m, treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Con lắc này chịu tác dụng của một ngoại lực F = Focos(2πft) (N). Khi tần số f của ngoại lực thay đổi từ 0,3Hz đến 2Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ
A. tăng lên.
B. giảm xuống.
C. tăng rồi sau đó lại giảm.
D. không thay đổi.
-
Câu 13:
Công thức liên hệ giữa bước sóng λ, tốc độ truyền sóng v và tần số góc ω của một sóng cơ hình sin là
A. \(\lambda =\frac{2\pi v}{\omega }\).
B. \(\lambda =v\omega \).
C. \(\lambda =\frac{v}{{{\omega }^{2}}}\).
D. \(\lambda =\frac{v}{\omega }\).
-
Câu 14:
Trong giao thoa sóng cơ, để hai sóng có thể giao thoa được với nhau thì chúng phải được tạo ra từ hai nguồn có
A. cùng tần số, cùng phương và có độ lệch biên độ không thay đổi theo thời gian.
B. cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. cùng biên độ, cùng phương và có độ lệch tần số không thay đổi theo thời gian.
D. cùng phương, cùng biên độ và có độ lệch pha thay đổi theo thời gian.
-
Câu 15:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch
A. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
B. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
C. cùng pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
D. ngược pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
-
Câu 16:
Mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp khi có cộng hưởng điện thì dòng điện qua mạch
A. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch.
B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch.
C. cùng pha với điện áp hai đầu mạch.
D. ngược pha so với điện áp hai đầu mạch.
-
Câu 17:
Máy phát điện xoay chiều một pha, roto gồm có p cặp cực nam châm quay với tốc độ n (vòng/s) thì tần số của suất điện động xoay chiều do máy tạo ra là f (Hz). Hệ thức đúng là
A. f = pn.
B. f = 1/pn.
C. f = 2/pn.
D. f = pn/2.
-
Câu 18:
Điện áp tức thời ở hai đầu một đoạn mạch điện là u=\(220\sqrt{2}\)cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng bằng
A. 100 V.
B. \(220\sqrt{2}V\).
C. \(110\sqrt{2}V\).
D. 220 V.
-
Câu 19:
Đối với đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa điện trở thuần thì dòng điện
A. cùng tần số và cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. cùng tần số với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.
C. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.
D. luôn lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
-
Câu 20:
Cho đoạn mạch gồm điện trở R; cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoaychiều \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)vào hai đầu đoạn mạch thỉ điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử R, L , C lần lượt là 40 V, 50 V, 80 V. Hệ số công suất cùa đoạn mạch bằng
A. 0,25
B. 0,6
C. 0,75
D. 0,8
-
Câu 21:
Công thức nào sau đây là công thức tính tần số dao động riêng của mạch dao động LC lí tưởng?
A. \(f = 2\pi \sqrt {LC} .\)
B. \(f = \sqrt {LC} .\)
C. \(f = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}.\)
D. \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}.\)
-
Câu 22:
Bản chất lực tương lác giữa các nuclôn trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện.
B. lực tương tác mạnh.
C. lực hấp dẫn.
D. lực điện từ.
-
Câu 23:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của đường sức từ?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.
B. Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa.
C. Các đường sức từ không cắt nhau.
D. Các đường sức từ là các đường không khép kín.
-
Câu 24:
Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng vân bằng i. Vị trí vân tối trên màn được xác định bởi công thức nào sau đây?
A. \({x_t} = k.\frac{i}{2}\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)
B. \({x_t} = \left( {2k + 1} \right)i;\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)
C. \({x_t} = \left( {2k + 1} \right)\frac{i}{2};\)với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)
D. \({x_t} = ki\) với \(k = 0; \pm 1; \pm 2;...\)
-
Câu 25:
Kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 và thị kính có tiêu cự f2 số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính bằng công thức nào sau đây?
A. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}.\)
B. \({G_\infty } = \frac{{{f_2}}}{{{f_1}}}.\)
C. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{{{{\left( {{f_1} + {f_2}} \right)}^2}}}.\)
D. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{{{{\left( {{f_1} - {f_2}} \right)}^2}}}.\)
-
Câu 26:
Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động gọi là?
A. dao động tắt dần.
B. dao động duy trì.
C. hiện tượng cộng hưởng.
D. dao động riêng.
-
Câu 27:
Hai dao động cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là \({A_1},{A_2},{\varphi _1},{\varphi _2}\). Dao động tổng hợp của hai dao động trên có pha ban đầu \(\varphi \)xác định bởi công thức nào sau đây?
A. \(\cot \varphi = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)
B. \(\tan \varphi = \frac{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}\)
C. \(\tan \varphi = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\)
D. \(\tan \varphi = \frac{{{A_1}{{\cos }^2}{\varphi _1} + {A_2}{{\cos }^2}{\varphi _2}}}{{{A_1}{{\sin }^2}{\varphi _1} + {A_2}{{\sin }^2}{\varphi _2}}}\)
-
Câu 28:
Cường độ dòng điện qua một ống dây tăng đều từ 1A đến 2A trong khoảng thời gian 0,01 s. Khi đó trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm có độ lớn bàng 20 V. Hệ số tự cảm của ống dây bằng
A. 0,4 H.
B. 0,2 H
C. 0,1 H
D. 0,3H.
-
Câu 29:
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là
A. ánh sáng đỏ.
B. ánh sáng vàng.
C. ánh sáng chàm
D. ánh sáng lục.
-
Câu 30:
Một con lắc đơn có chiều dài 50 cm dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Chu kì của con lắc bằng
A. 2,22 s
B. 1,00 s
C. 0,78 s
D. 1,41 s
-
Câu 31:
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\left( F \right)\) một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz thì dung kháng của tụ điện là:
A. \(100\,\Omega \)
B. \(200\,\Omega \)
C. \(25\,\Omega \)
D. \(50\,\Omega \)
-
Câu 32:
Trong một mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = 0,4\cos \left( {{{2.10}^6}t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(A). Điện tích trên tụ có biểu thức là
A. q = 0,2cos(2.106t )(nC)
B. q = 0,2cos(2.106 t)(µC)
C. q = 0,2cos(2.106t - π)(µC)
D. q = 0,2cos(2.1061 -π)(nC)
-
Câu 33:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, giữa hai điểm M và N trên màn cách nhau 3 mm đếm được 6 vân sáng. Biết M và N đều là vân tối. Bề rộng trường giao thoa là 1,5 cm. số vân tối trên trường giao thoa là
A. 30
B. 26
C. 32
D. 28
-
Câu 34:
Ban đầu (lúc t = 0) có N hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất. Kể từ thời điểm t = 0 sau thời gian 1 năm, số hạt nhân còn lại bằng \(\frac{N}{4}\). Sau thời gian 3 năm kể từ thời điểm t = 0 số hạt nhân còn lại bằng?
A. \(\frac{N}{{64}}.\)
B. \(\frac{N}{{32}}.\)
C. \(\frac{N}{{16}}.\)
D. \(\frac{N}{8}\)
-
Câu 35:
Một con lắc lò xo gồm lò xo độ cứng k và vật nhỏ khối lượng 100 g đang dao động điều hoà. Biết độ dài quỹ đạo của vật dao động bằng 8 cm. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là 40π (cm/s), Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo bằng
A. 200 N/m.
B. 150 N/m.
C. 25 N/m.
D. 100 N/m.
-
Câu 36:
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(V) thì trong mạch có dòng điện xoay chiều chạy qua với phương trình \(i = 4\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(A). Khi điện áp hai đầu đoạn mạch có giá trị bằng 200 (V) và đang tăng thì cường độ dòng điện qua mạch có độ lớn bằng
A. 4 (A).
B. \(2\sqrt 2 \)(A).
C. \(2\sqrt 3 \)(A).
D. 2(A).
-
Câu 37:
Một nguồn âm điểm S phát ra âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Một người đứng tại A cách nguồn âm 5 m, đo được âm có cường độ âm I. Khi người này di chuyển theo phương vuông góc với SA một đoạn 5 m thì sẽ đo được âm có cường độ âm là
A. \(\frac{I}{2}.\)
B. \(\frac{I}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(I\)
D. \(\frac{I}{4}\)
-
Câu 38:
Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm tụ điện và điện trở thuần thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là P1 và hệ số công suất của đoạn mạch là 0,6. Bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây của máy phát điện. Cho rôto của máy phát điện quay với tốc độ tăng gấp đôi thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch xấp xỉ bằng?
A. 4,1 P1.
B. 1,9 P1.
C. 7,7 P1.
D. 1,3 P1.
-
Câu 39:
Trong thí nghiệm về sự giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp A, B cùng pha có cùng tần số 10 Hz. Khoảng cách AB bằng 25 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chẩt lỏng bằng 30 cm/s . Biết C là một điểm trên mặt chất lỏng sao cho AC = 15 cm, BC = 20 cm. Xét đường tròn đường kính AB điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn sẽ cách C một khoảng gần nhất xấp xỉ bằng
A. 1,42 cm.
B. 1,88 cm.
C. 0,72 cm.
D. 0,48 cm.
-
Câu 40:
Một nơtron có động năng 3 MeV bắn vào hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân\(_0^1n + _3^6Li \to _1^3H + \alpha \). Biết hạt \(\alpha \)và hạt nhân \(_1^3H\) bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtronnhững góc tương ứng bằng \(\theta \) = 25° và \(\varphi \)= 15°. Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Bỏ qua bức xạ gamma. Phản ứng trên
A. tỏa năng lượng 2,04 MeV.
B. thu năng lượng 2,04 MeV.
C. tỏa năng lượng 2,45 MeV.
D. thu năng lượng 2,45 MeV