Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Yên Hòa
-
Câu 1:
Quốc gia nào mở đầu ki nguyên chinh phục vũ trụ của loài người trong nửa sau của thế kỉ XX?
A. Nhật Bản
B. Mĩ
C. Trung Quốc
D. Liên Xô
-
Câu 2:
Đâu là chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Mở các lớp dạy chữ Hán cho nhân dân
B. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác
C. Thực hiện cải cách ruộng đất
D. Cấm nhân dân được tự do hội họp
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của quân ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
A. Đập tan âm mưu xâm lược của Pháp - Mĩ ở Đông Dương
B. Mong giành một thắng lợi để kết thúc chiến tranh
C. Buộc Pháp phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho ta
D. Khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
-
Câu 4:
Đâu là biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ở nửa sau của thế kỷ XX?
A. Sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
C. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông
D. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế, liên kết khu vực, các khối quân sự
-
Câu 5:
Để hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng Tám (1945) Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có biện pháp nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, rút vào hoạt động bí mật
B. Kí kết Hiệp định Sơ bộ với Trung Hoa Dân quốc
C. Nhường cho chúng một số ghế trong Quốc hội thông qua bầu cử
D. Đáp ứng mọi yêu cầu, yêu sách của quân Trung Hoa Dân quốc
-
Câu 6:
Thực tiễn việc giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng | hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc (2/9/1945 – trước 19/12/1946) đã để lại bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế
B. Hòa hiếu với các nước, nhún nhường phải có nguyên tắc
C. Đảm bảo Đảng Cộng sản nắm quyền
D. Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
-
Câu 7:
Sự ra đời của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) là biểu hiện rõ nét của xu thế nào dưới đây?
A. Toàn cầu hóa
B. Hòa bình, đối thoại
C. Hòa hoãn Đông - Tây
D. Đa cực, nhiều trung tâm
-
Câu 8:
Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) được Đảng cộng sản Đông Dương xác định khi nào?
A. Từ khi Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp
B. Từ khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật
C. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
D. Từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
-
Câu 9:
Đâu là thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao
B. Chính quyền cách mạng được củng cố
C. Trung Quốc, Liên Xô viện trợ
D. Đất nước độc lập, Đảng ta lên cầm quyền
-
Câu 10:
Nước nào có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công?
A. Pháp
B. Anh
C. Mĩ
D. Nhật
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
A. Đưa quân ta vươn lên thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
B. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
D. Giải phóng được 750km đường biên giới Việt - Trung
-
Câu 12:
Tổ chức cách mạng nào dưới đây đi theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Tân Việt Cách mạng đảng
C. Đông Dương Cộng sản đảng
D. Việt Nam quốc dân đảng
-
Câu 13:
Năm 1945, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương quyết định thành lập căn cứ địa cách mạng nào?
A. Cao Bằng
B. Việt Bắc
C. Bắc Sơn
D. Võ Nhai
-
Câu 14:
Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có tiềm lực kinh tế, quốc phòng vượt trội
B. Có tiềm lực kinh tế - tài chính ngày càng lớn mạnh
C. Mĩ đã cắt giảm dần sự bảo trợ về an ninh
D. Tác động tự cục diện cuộc Chiến tranh lạnh
-
Câu 15:
Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?
A. Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy
B. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
C. Pháp tăng cường vốn đầu tư vào Đông Dương
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917)
-
Câu 16:
Luận cương chính trị (1930- Trần Phú) có hạn chế nào sau đây?
A. Nhiệm vụ chiến lược cách mạng
B. Xác định đồng minh
C. Lãnh đạo cách mạng
D. Đường lối chiến lược của cách mạng
-
Câu 17:
Đâu là mục đích chính trị của Kế hoạch Mácsan Mĩ triển khai ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm cho các nước Tây Âu suy yếu, lệ thuộc vào Mĩ
B. Biến các nước Tây Âu thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô, Đông Âu
D. Giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh
-
Câu 18:
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
B. Chính quyền cách mạng non trẻ
C. Hơn 90% dân số không biết chữ
D. Các thế lực ngoại xâm, nội phản chống phá
-
Câu 19:
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất (10/1930) đã thông qua văn kiện nào?
A. Luận cương tháng Tư
B. Luận cương chính trị
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
D. Chính cương
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây là quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5/1941)?
A. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
B. Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam
C. Thành lập các hội Cứu quốc để tập hợp quần chúng
D. Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
-
Câu 21:
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đã sử dụng hình thức đấu tranh nào dưới đây?
A. Tổ chức các cuộc bãi công, bãi khóa
B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
C. Tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình
D. Thành lập các tổ chức chính trị
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám (1945)?
A. Thành lập Nha học chính
B. Thành lập Ty học vụ
C. Thành lập Ty Bình dân học vụ
D. Thành lập Nha Bình dân học vụ
-
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây là quyết định của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (1936)?
A. Đưa miền Bắc đi lên xây dựng CNXH
B. Tiến hành cải cách ruộng đất
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh
D. Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
-
Câu 24:
Quyết định nào của Hội nghị Ianta (1945) tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945?
A. Quân Anh và Pháp làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật
B. Đông Nam Á là vùng ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây
C. Đồng ý cho quân Anh và Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam
D. Liên Xô có phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát ở Đông Dương
-
Câu 25:
Năm 1995, nước nào gia nhập vào tổ chức ASEAN là thành viên thứ 7?
A. Campuchia
B. Việt Nam
C. Lào
D. Mianma
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1947) thể hiện rõ nhất đường lối kháng chiến toàn dân của Chính phủ ta?
A. Nước Việt Nam đã trở thành một nước độc lập và sự thật đã trở thành một nước độc lập
B. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc
C. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
D. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng
-
Câu 27:
Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa quốc tế nổi bật nào sau đây?
A. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít
B. Góp phần vào thắng lợi của cách mạng châu Á
C. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ
D. Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân
-
Câu 28:
dung nào dưới đây là mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925?
A. Đòi quyền lợi về kinh tế trước mắt
B. Thể hiện tinh thần quốc tế vô sản
C. Đòi quyền lợi về chính trị
D. Chống Pháp để giải phóng dân tộc
-
Câu 29:
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là gì?
A. Mục đích ra đi tìm đường con đường cứu nước
B. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân
C. Hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước
D. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước mới
-
Câu 30:
Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951)
B. Học thuyết Hasimôtô (1997)
C. Hiệp ước hòa bình Xan Phran xixcô (1951)
D. Học thuyết Phucưđa (1977)
-
Câu 31:
Tổ chức cách mạng nào được coi là một sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam?
A. Cộng sản đoàn (1925)
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925)
C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925)
D. Hội liên hiệp thuộc địa (1921)
-
Câu 32:
...là con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam năm 1920?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc
B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng tư sản
-
Câu 33:
Đâu là mục đích của thực dân Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947)?
A. Bao vây, phong tỏa biên giới Việt - Trung
B. Tiêu cơ quan đầu não của ta kết thúc chiến tranh
C. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III, IV
D. Buộc quân ta phải chuyển sang đánh lâu dài với Pháp
-
Câu 34:
Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi là gì?
A. Trật tự hai cực Đông - Tây
B. Trật tự đa cực nhiều trung tâm
C. Trật tự hại cực Ianta
D. Trật tự Véc xai - Oasinhtơn
-
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền
B. Sự xuất hiện của tầng lớp tư bản tài chính
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
D. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
A. Kết hợp ba thứ quân trong xây dựng lượng vũ trang
B. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
C. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về quan hệ quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX đến 1989?
A. Hòa hoãn, hòa dịu
B. Đối đầu, căng thẳng
C. Hợp tác cùng phát triển
D. Hòa bình, đối thoại
-
Câu 38:
Hoạt động nào dưới đây nằm trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Thành lập Viện dân biểu Bắc Kì (1937)
B. Cuộc vận động Đông Dương Đại hội (1936)
C. Lập Hội đồng quản hạt Nam Kì (1939)
D. Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần 2 (1935)
-
Câu 39:
Đâu là điểm sáng tạo của Cương lĩnh chính trị so với Luận cương chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Xác định lãnh đạo cách mạng
B. Xác định đồng minh của cách mạng
C. Xác định lực lượng cách mạng
D. Xác định đường lối chiến lược
-
Câu 40:
Hoạt động nào dưới đây do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động?
A. Tổ chức phong trào “vô sản hóa” (1928)
B. Lãnh đạo công nhân Ba Son bãi công (1925)
C. Thành lập ba tổ chức cộng sản (1929)
D. Xuất bản báo Người cùng khổ (1922)