Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” do
A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. thực hiện nhiệm vị của một cuộc chiến tranh tổng lực.
C. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp của hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ.
D. được tiến hành bằng lực lượng mạnh ( quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), số quân đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
-
Câu 2:
Đặc điểm khác biệt giai đoạn hai của phong trào Cần Vương so với giai đoạn đầu là gì?
A. Chỉ diễn ra ở các tình trung kì.
B. Chỉ còn vài cuộc khởi nghĩa nhỏ.
C. Không còn sự lãnh đạo của triều đình.
D. Chủ động thương lượng với Pháp.
-
Câu 3:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ( 3/2/1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng.
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
-
Câu 4:
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực đân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?
A. Chính sách “ Thuộc địa thời chiến”.
B. Chính sách “ Kinh tế chỉ huy”.
C. Chính sách “ Kinh tế thời chiến”.
D. Chính sách “ Kinh tế mới”.
-
Câu 5:
Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965 – 1968 là
A. hỗ trọ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
B. chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ.
C. đảm bảo gia thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
D. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
-
Câu 6:
Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là
A. xu thế dùng khủng bố để đối đầu với nước lớn.
B. xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. tăng cường liên kết khu vực để tăng sức mạnh kinh tế quân sự.
D. xu thế cạnh tranh để tồn tại.
-
Câu 7:
Sự kiện nào đánh dấu chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản?
A. Trận Bình Giã ( Bà Rịa, ngày 2/12/1964)
B. Trận Ấp Bắc ( Mĩ Tho, ngày 2/1/1963).
C. Sư Thích Quảng Đức tự thiêu ( Sài Gòn, năm 1963).
D. Tổng thống Kennơđi bị ám sát ( ngày 22/11/1963).
-
Câu 8:
Tại sao các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki?
A. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoảng.
B. Do Tác động của chiến tranh lạnh kết thúc.
C. Do tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Vì bức tường Béc lin đã xụp đổ.
-
Câu 9:
Sau khi Liên Xô tan rã, “ Quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội.
B. toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các măt.
C. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô.
D. địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
-
Câu 10:
Đại hội nào dưới đây đã quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng
A. Đại hội đại biểu toàn quốc thứ III ( 9 -1960).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ( 2 -1951).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I ( 3 -1935).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ( 12 – 1976).
-
Câu 11:
Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
B. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
C. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
D. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
-
Câu 12:
Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước ( từ tháng 12 - 1986) là
A. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
B. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam.
C. sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
D. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô.
-
Câu 13:
Cho các sự kiện dưới đây:
1. Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
2. Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
3. Chính phủ Phá cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương.
4. Liên quân Lào – Việt Nam tiến công địch ở Trung Lào, uy hiếp Xa–va –na–khét và căn cư Xê–nô.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng thứ tự thời gian
A. 4, 2, 3, 1.
B. 2, 1, 4, 3.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 3, 4, 1, 2.
-
Câu 14:
Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trài yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Vì nước, vì dân.
B. Độc lập, tự do.
C. Dân sinh, dân chủ.
D. Trung quân, ái quốc.
-
Câu 15:
Mục tiêu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thiết lập hệ thống đồng minh nhằm tạo ra lực lượng đối trọng với Liên Xô.
B. Chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi cách mạng thế giới, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
C. Hỗ trợ các nước Tây Âu khắc phục hậu quả chiến tranh, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D. Tiêu diệt Liên Xô và hệ thống các nước XHCN.
-
Câu 16:
Hiểu như thế nào về CNXH mang màu sắc Trung Quốc?
A. Là mô hình CNXH được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.
B. Mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân = đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chịnh trị cơ bản.
C. Là mô hình CNXH hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra.
D. Là mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.
-
Câu 17:
Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.
B. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.
C. Nhiều đảng phái ra đời.
D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
-
Câu 18:
Nội dung nào không đúng thể hiện sự khác nhau về thái độ của nhân dân và triều đình trước hành động xâm lược của Pháp?
A. Triều đình ra lệnh giải phóng phong trào kháng chiến, đàn áp khởi nghĩa nhân dân.
B. Sĩ phu, văn thân yêu nước bất hợp tác với Pháp.
C. Triều đình lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi cuối cùng.
D. Nhân dân không hạ vũ khí theo lệnh triều đình, tự động kháng chiến.
-
Câu 19:
Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiện gì?
A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi.
B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
C. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
D. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
-
Câu 20:
Phương châm tác chiến trong các chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định là
A. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
B. lâu dài đánh chắc, tiến chắc.
C. đánh chắc, tiến chắc.
D. đánh nhanh, thắng nhanh.
-
Câu 21:
Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
B. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ Mĩ cút, ngụy nhào”.
C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.
D. đã đánh cho “ Mĩ cút, ngụy nhào”.
-
Câu 22:
Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dâu
A. thắng lợi toàn diện của CNXH.
B. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
-
Câu 23:
Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?
A. Truyền thống văn hóa tốt đpẹ, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.
B. Nhờ cải cách ruộng đất.
C. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.
-
Câu 24:
Giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
-
Câu 25:
Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
A. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
B. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.
C. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
D. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
-
Câu 26:
Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A ( ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali ( 2/1976).
B. Campuchia gia nhập ASEAN ( 4/1999).
C. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN ( 11/2007).
D. Việt Nam gia nhập ASEAN ( 7/1995).
-
Câu 27:
Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tọc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B. thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
C. tham gia cách mạng hăng hái nhất.
D. ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp.
-
Câu 28:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp cơ bản là
A. địa chủ phong kiến, tư sản, nông dân.
B. công nhân và nông dân.
C. địa chủ phong kiến và nông dân.
D. địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.
-
Câu 29:
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Tháng 7/1995, thành viên thứ 148.
B. Tháng 9/1977, thành viên thứ 150.
C. Tháng 9/1975, thành viên thứ 148.
D. Tháng 9/1977, thành viên thứ 149.
-
Câu 30:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bào học kinh nghiệm quý báu, bài học nào mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay?
A. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. đấu tranh quân sự, kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
D. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
-
Câu 31:
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói. Đảng và nhân dân ta thực hiện biện pháp có tính chất hàng đầu và lâu dài nào?
A. Nghiêm trị những người đầu cơ, tích trữ gạo.
B. Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước.
C. Kêu gọi “ tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
D. Phát động phong trào “ nhường cơm sẻ áo”, “ hũ gạo cứu đói”..
-
Câu 32:
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh 1930 – 1931 vì
A. đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động cả nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
C. diễn ra trên phạm vi cả nước.
D. thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
-
Câu 33:
Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?
A. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Sự suy thoái về kinh tế.
C. Chủ nghĩa khủng bố.
D. Chủ nghĩa li khai.
-
Câu 34:
Nét nổi bật của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là
A. uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
C. tập hợp được một lực lượng công nông hùng mạnh.
D. tư tưởng và chủ truong của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị của đảng viên được nâng cao.
-
Câu 35:
Hiệu lênh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là gì?
A. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát trên đài phát thanh.
C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.
D. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.
-
Câu 36:
Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.
B. Giải phóng 4000km và 40 vạn dân.
C. Tiêu diệt bắt sống 16200 tên, hạ 62 máy nay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp – Mĩ.
D. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.
-
Câu 37:
“ Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?
A. Thời cơ khách quan thuận lợi.
B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.
C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
-
Câu 38:
Tinh thần gì được phát huy qua hai cuộc Tổng quyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Đại đoàn kết dân tộc.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ.
D. Đoàn kết quốc tế vô sản.
-
Câu 39:
Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hòa hoãn nhân nhượng Pháp?
A. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
B. Vì Pháp và Trung hoa dân quốc bắt tay cấu kết với nhau chống ta.
C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
-
Câu 40:
Điền từ còn thiếu trong lời nhận định sau của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh: “ Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ... trong cái xứ ... nhất là các nước phương Đông”.
A. Cộng sản, thuộc địa.
B. Cộng sản, Đông Dương.
C. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.
D. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.