Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Nguyễn An Ninh
-
Câu 1:
Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là
A. phe Trục
B. phe Liên minh
C. phe Hiệp ước
D. phe Đồng minh
-
Câu 2:
Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ năm nào?
A. Năm 1959
B. Năm 1978
C. Năm 1986
D. Năm 1991
-
Câu 3:
Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là
A. không quá 1% GDP
B. không quá 2% GDP
C. không quá 3% GDP
D. không quá 4% GDP
-
Câu 4:
Vị vua nào đã lãnh đạo phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Tự Đức
B. Duy Tân
C. Thành Thái
D. Hàm Nghi
-
Câu 5:
Quốc gia mà Nguyễn Tất Thành hướng đến khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước là
A. Pháp
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Nga
-
Câu 6:
Tháng 8 – 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào
A. Đông Dương Đại hội
B. đòi dân sinh, dân chủ
C. vận động người của Đảng tham gia vào Viện Dân biểu
D. mít tinh, diễn thuyết, thu thập dân nguyện
-
Câu 7:
Khu Giải phóng Việt Bắc được coi là
A. hình ảnh thu nhỏ của Liên bang Đông Dương
B. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới
C. căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta
D. căn cứ địa cách mạng chính của miền Bắc
-
Câu 8:
Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định đối với các nước Đông Dương là
A. không được tham gia các hên minh chính trị, quân sự.
B. được quyền quyết định vận mệnh của mình.
C. không được tiến hành tổng tuyển cử.
D. không được tham gia bất cứ liên minh quân sự nào.
-
Câu 9:
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) xác định là
A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. tiến hành cách mạng XHCN.
C. đẩy mạnh cách mạng tư sản dân quyền.
D. thực hiện cách mạng ruộng đất.
-
Câu 10:
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta chọn địa điểm nào để tiến công quân địch?
A. Phan Rang, Xuân Lộc.
B. Đồng Nai.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Phnôm Pênh.
-
Câu 11:
Thuận lợi của cách mạng miền Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?
A. Đã thành lập được chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng.
B. Bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn sụp đổ.
C. Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Các nước XHCN ủng hộ, giúp đỡ cho cách mạng miền Nam.
-
Câu 12:
Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
Sau 20 năm không on định, từ tháng 12-1978 Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra , mở đầu cho công cuộc cải cách - mở cửa. Sau 20 năm tiến hành, nền kinh tế Trung Quốc……, đạt tốc độ tăng trưởng……
A. đường lối “Đại nhảy vọt”... đã tiến bộ nhanh chóng... cao nhất thế giới.
B. đường lối mới... vượt xa Nhật Bản... đuổi kịp nước Mĩ.
C. cuộc “Đại cách mạng văn hoá”... bước đầu phát triển... đứng đầu châu Á.
D. đường lối mới... đã tiến bộ nhanh chóng... cao nhất thế giới.
-
Câu 13:
Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Đức, Anh, Pháp, Mĩ
D. Đức, Italia, Nhật Bản
-
Câu 14:
Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trong những năm 1973 - 1991 là gì?
A. Chịu tác động từ cuộc khủng hoảng của nước Mĩ và Nhật Bản.
B. Bị bao vây bởi hệ thống XHCN lớn mạnh trên thế giới.
C. Các nước Tây Âu mất hết thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.
-
Câu 15:
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, hiện nay nhân loại đã bước sang nền văn minh
A. nông nghiệp
B. công nghiệp
C. thông tin
D. thương mại
-
Câu 16:
Qua các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất phong kiến.
B. Phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Phương thức sản xuất tiến bộ.
-
Câu 17:
Chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm
A. đưa cán bộ của Hội đến cùng sinh hoạt và lao động với công nhân.
B. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
C. rèn luyện cán bộ của Hội trong môi trường sinh hoạt, lao động của giai cấp công nhân.
D. lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc thực dân.
-
Câu 18:
Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (3-1945) vì
A. Ở châu Âu, phát xít Đức liên tục bị thất bại
B. Phong trào đấu tranh chống Nhật ở Việt Nam không ngừng phát triển
C. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công
D. Nhật không muốn chi phần cai trị của mình ở Việt Nam cho Pháp
-
Câu 19:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phá tan ách thống trị của kẻ thù nào trong suốt 80 năm?
A. Pháp - Nhật
B. Phát xít Nhật
C. Thực dân Pháp
D. Chính quyền phong kiến tay sai
-
Câu 20:
Bước vào đông - xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ là
A. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ.
D. giành thắng lợi quân sự để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-
Câu 21:
Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hoà bình ở Việt Nam là gì?
A. Mới giải phóng được một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
B. Mĩ thay chân Pháp đưa quân vào miền Nam Việt Nam.
C. Mĩ thành công trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Các cường quốc chưa ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
-
Câu 22:
Để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “bình định” có trọng điểm miền Nam trong 2 năm (1964 - 1965), Mĩ đề ra kế hoạch nào?
A. Kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược”.
B. Kế hoạch Xtalây - Tay lo.
C. Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara.
D. Kế hoạch Xtalây - Taylo và Giônxơn - Mác Namara.
-
Câu 23:
Với chiến lược quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cục diện chiến tranh ở chiến trường miền Nam giai đoạn 1965 - 1968?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta trở về thế phòng ngự.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Tạo lợi thế trên mặt trận ngoại giao.
-
Câu 24:
Điều kiện cơ bản nhất để hình thành khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945 là gì?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
D. Có truyền thống gắn bó từ lâu đời.
-
Câu 25:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng suy thoái cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.
B. Liên Xô chậm sửa đổi và thích ứng với tình hình mới.
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
D. Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
-
Câu 26:
Cuộc chiến tranh nào là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe - TBCN và XHCN?
A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 - 1949).
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).
-
Câu 27:
Phát minh quan trọng nhất về công cụ sản xuất mới trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. chế tạo ra rôbốt (người máy)
B. chế tạo ra máy tính điện tử
C. chế tạo ra máy tự động
D. chế tạo ra hệ thống máy tự động
-
Câu 28:
Nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.
B. Có khối liên minh công - nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Câu 29:
Đầu thế kỉ XX, tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào trong phong trào dân tộc?
A. Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, là kẻ thù của cách mạng.
B. ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương.
C. Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phong kiến cao.
D. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 30:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.
B. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
C. Tăng cường tình đoàn kết giữa các nước thuộc địa.
D. Đưa đến sự ra đời của một tổ chức cách mạng thế giới.
-
Câu 31:
Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
A. Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Chủ trương phong trào “vô sản hoá”.
D. Tổ chức một số cuộc bãi công ở Bắc Kì.
-
Câu 32:
Vì sao sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc?
A. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
C. Lực lượng của ta còn yếu.
D. Kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
-
Câu 33:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chiến thắng nào của quân dân ta được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Chiến thắng trong đông - xuân 1953 - 1954.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
-
Câu 34:
Điểm khác trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là gì?
A. Âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
D. Âm mưu “thay đổi màu da trên xác chết”.
-
Câu 35:
Trong quá trình thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”, hoạt động nào của Mĩ gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
B. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
D. Dùng thử đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô.
-
Câu 36:
Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng.
D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường XHCN.
-
Câu 37:
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
-
Câu 38:
Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) vẫn còn nguyên giá trị?
A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
-
Câu 39:
Ý nghĩa lịch sử to lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là gì?
A. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
B. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
C. Ghi vào lịch sử dân tộc ta là trang chói lọi nhất.
D. Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 40:
Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
B. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ về chính trị.
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường TBCN để phát triển nền kinh tế.