Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
-
Câu 1:
Trong trận chiến đấu nào của quân ta ở Bắc Kì năm 1873, tướng giặc Gácniê đã bị tử trận?
A. Trận đánh địch ở thành Hà Nội.
B. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
C. Trận Cầu Giấy lần thứ hai.
D. Trận chiến đấu ở Ô Quan Chưởng.
-
Câu 2:
Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng ngành nào?
A. Ngành công nghiệp năng.
B. Ngành công nghiệp nhẹ.
C. Ngành khai thác mỏ.
D. Ngành luyện kim và cơ khí.
-
Câu 3:
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ năm 1986 đến năm 1990.
B. từ năm 1985 đến năm 1991.
C. từ năm 1986 đến năm 1991.
D. từ năm 1986 đến năm 2000.
-
Câu 4:
Từ khi thực hiện đường lối cải cách – mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng ra sao?
A. Đứng đầu thế giới.
B. Đứng thứ hai thế giới.
C. Đứng thứ ba thế giới.
D. Đứng thứ tư thế giới.
-
Câu 5:
Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức
A. hợp tác về kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
B. hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ.
C. liên minh về chính trị, đối ngoại.
D. liên minh, hợp tác nhằm giải quyết những vấn đề về an ninh chung.
-
Câu 6:
Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
-
Câu 7:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) quyết định thành lập hình thức mặt trận nào?
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Việt Nam Độc lập đồng minh.
-
Câu 8:
Quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc Đông Dương mà thực dân Pháp buộc phải công nhận trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. quyền dân tộc bình đẳng.
B. quyền dân tộc tự quyết.
C. quyền tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.
D. độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
-
Câu 9:
Trong giai đoạn 1961 – 1965, miền Bắc phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng, đó là
A. khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, giày Thượng Đình (Hà Nội).
B. khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy thủy điện Thác Bà.
C. khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điển, nhà máy sứ Hải Dương.
D. nhà máy sứ Hải Dương, nhà máy dệt 8 – 3, dệt kim Đồng Xuân (Hà Nội)
-
Câu 10:
Chiến thuật mới được đế quốc Mĩ sử dụng phổ biến trong chiến lược “Chiến tranh dặc biệt” (1961 – 1965) là
A. xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
B. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C. “tìm diệt”, “bình định”.
D. “vừa đánh vừa đàm”.
-
Câu 11:
Tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thông qua tại
A. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4 – 1976).
B. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975).
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11 – 1975).
D. kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7 – 1976).
-
Câu 12:
Ngay sau khi nghe tin Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị
A. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. “Đánh đuổi đế quốc Pháp”.
C. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. “Đánh đuổi phát xít Nhật và thực dân Pháp”
-
Câu 13:
Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đấu tranh kinh tế, đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc.
B. bạo động vũ trang.
C. đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang.
D. đấu tranh chính trị.
-
Câu 14:
Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919).
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh.
-
Câu 15:
Sự kiện “Năm châu Phi” có điểm gì nổi bật?
A. Bùng nổ hàng loạt cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi.
B. 17 quốc gia châu Phi được trao trả độc lập.
C. Tất cả các quốc gia châu Phi được trao trả độc lập.
D. Là năm “Thế giới đoàn kết với châu Phi” chống chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 16:
Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về nước Mĩ từ sau năm 1945:
1. Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài;
2. Tổng thống Truman triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới;
3. Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh;
4. Vụ khủng bố tại Trung tâm thương mại ở Niu Oóc;
5. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
A. 1, 3, 4, 2, 5.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 2, 1, 3, 5, 4.
D. 4, 1, 3, 2, 5.
-
Câu 17:
Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Định ước Henxinki giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa được kí kết;
2. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh;
3. Hội đồng tương trợ kinh tế tuyến bố giải thể;
4. Tổ chức Hiệp ước Vacsava chấm dứt hoạt động;
5. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
A. 1, 2, 3, 5, 5.
B. 5, 1, 2, 3, 4.
C. 2, 3, 5, 4, 1.
D. 4, 5, 1, 3, 2.
-
Câu 18:
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) đã xác định chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương là
A. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền.
B. tiến hành cách mạng XHCN.
C. tiến hành cách mạng khoa học – công nghệ.
D. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên CNXH.
-
Câu 19:
Khẩu hiệu “Lập Chính phủ dân chủ cộng hòa” được đề ra tại hội nghị nào của Đảng?
A. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 – 1935).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 – 1939).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 – 1940).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
-
Câu 20:
Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc trong thu – đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Thiết lập một hành lang nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng tràn xuống khu vực Đông Nam Á.
C. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
D. Mở đường xâm nhập vào miền Nam Trung Quốc.
-
Câu 21:
Năm 1945, quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta thực chất nhằm mục đích gì?
A. Giải giáp quân Nhật.
B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta.
C. Đánh quân Anh.
D. Lật đổ chính quyền cách mạng.
-
Câu 22:
Âm mưu của Tổng thống Níchxơn khi thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai (cuối năm 1972) là gì?
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh cho Mĩ trên bàn đàm phán ở Pari.
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Ngăn chặn sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
D. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.
-
Câu 23:
Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, 1971.
B. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.
D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
-
Câu 24:
Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 ở nước ta là lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Tư tưởng.
D. Văn hóa.
-
Câu 25:
Tội ác man rợ nhất mà đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân miền Bắc là gì?
A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.
B. Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá).
C. Ném bom phá hủy các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi.
D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện,…
-
Câu 26:
Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa – chính trị thế giới?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
C. Hàn Quốc trở thành “con rồng kinh tế” nổi bật nhất của khu vực Đông Bắc Á.
D. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành “con rồng kinh tế” châu Á.
-
Câu 27:
Nửa cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, điểm nổi bật trong sự phát triển của ASEAN là gì?
A. Đã cải thiện và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Dương.
B. Mở rộng thành viên từ 6 nước lên 10 nước.
C. Các nước trong Hiệp hội đã kí Hiến chương ASEAN.
D. Đã thành lập Cộng đồng ASEAN.
-
Câu 28:
Sự kiện nào ít tác động đến tình hình nước ta những năm 1939 – 1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939)
B. Đức tấn công nước Pháp (6 – 1940).
C. Đức tấn công nước Anh (9 – 1940).
D. Nhật Bản tiến quân vào nước ta (9 – 1940).
-
Câu 29:
Điểm mới được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 – 1941 so với Hội nghị tháng 11 – 1939 là
A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
-
Câu 30:
Ý nào không phải là biểu hiện về sự sụp đổ của trật tự thế giới “hai cực” Ianta?
A. Chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ (1988 – 1990).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava giải thể (1991).
C. Chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ (1991).
D. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ (1993).
-
Câu 31:
Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là
A. mọi phát minh về kĩ thuật được dựa trên các thành tựu khoa học cơ bản.
B. mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học.
C. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn.
D. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt.
-
Câu 32:
Ý nào không phải là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
B. Xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước.
C. Tổ chức các cuộc ám sát những tên trùm thực dân và bọn phản động tay sai.
D. Ra sách, báo tuyên truyền, trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ cách mạng.
-
Câu 33:
Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954 là do
A. sức ép của Liên Xô và các cường quốc.
B. xu thế đàm phán của thế giới lúc bấy giờ.
C. bị thất bại ở Điện Biên Phủ.
D. dư luận nhân dân thế giới phản đối chiến tranh.
-
Câu 34:
Trong những năm 1945 – 1954, để cứu vãn nền hòa bình ở Đông Dương, Đảng và Chính phủ ta đã thể hiện thiện chí hòa bình thông qua việc kí kết nhiều văn kiện quan trọng, ngoại trừ
A. Hiệp định Sơ bộ (3 – 1946).
B. Tạm ước (9 – 1946).
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947).
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954).
-
Câu 35:
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là gì?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Mĩ buộc phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta, bàn về chấm dứt chiến tranh.
D. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
-
Câu 36:
Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 – 1973, là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?
A. Hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế được ưu tiên hàng đầu.
B. Chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ.
C. Đầu tư lớn cho công cuộc chinh phục vũ trụ.
D. Tập trung nghiên cứu khoa học quân sự.
-
Câu 37:
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được coi là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng Việt Nam?
A. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
B. Đảng đề ra đường lối chính trị đúng đắn và có hệ thống tổ chức chặt chẽ.
C. Đảng tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
D. Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cách mạng thành công.
-
Câu 38:
Mặt trận Việt Minh có vai trò như thế nào trong cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật để giành độc lập dân tộc.
B. Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới.
C. Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
D. Ra chỉ thị “Nhật – Pháp” bắn nhau và hành động của chúng ta” và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
-
Câu 39:
Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp trên đất nước ta.
B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
-
Câu 40:
Yếu tố có tính truyền thống, góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là gì?
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
B. Mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nước Mĩ vì cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới.
D. Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.