Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Bà Điểm
-
Câu 1:
Cách mạng Cuba giành thắng lợi vào năm nào?
A. Năm 1953.
B. Năm 1959.
C. Năm 1960.
D. Năm 1975
-
Câu 2:
Lực lượng chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược là
A. nông dân và nhân dân các dân tộc thiểu số.
B. chủ yếu là nhân dân các dân tộc thiểu số.
C. nông dân vùng trung du Bắc Kì.
D. binh lính và nông dân.
-
Câu 3:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bắt đầu từ
A. Mĩ.
B. Châu Âu.
C. Nhật Bản.
D. Liên Xô.
-
Câu 4:
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn nào?
A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai.
C. Nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Vô sản với tư sản.
-
Câu 5:
Do tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở
A. Đông Bắc Á, Nam Á và vùng biển Caribê.
B. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á và Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông và vùng biển Caribê.
D. Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
-
Câu 6:
Luận cương chính trị của Đảng (10–1930) đã xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A. công nhân.
B. công nhân và nông dân.
C. tư sản dân tộc.
D. tiểu tư sản trí thức.
-
Câu 7:
Mặt trận dân tộc thống nhất được Đảng ta chủ trương thành lập năm 1939 có tên gọi là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
-
Câu 8:
Thắng lợi nào trong chiến dịch Biên giới (1950) đã làm cho cứ điểm của Pháp ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập?
A. Na Sầm.
B. Đông Khê.
C. Lạng Sơn.
D. Bình Lập.
-
Câu 9:
Dựa vào đâu thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)?
A. Kinh nghiệm rút ra sau thất bại tại mặt trận Biên giới năm 1950.
B. Tiềm lực kinh tế Pháp đã được phục hồi và phát triển.
C. Viện trợ của Mĩ.
D. Sự bảo trợ của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
-
Câu 10:
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sau thắng lợi ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, quân ta đã giải phóng
A. các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và một số tỉnh Nam Bộ.
B. các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên.
C. các đảo ven biển miền Trung.
D. các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ.
-
Câu 11:
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn (1975) đã
A. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
B. quyết định đặt tên nước là Cộng hoà XHCN Việt Nam.
C. nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. bầu các cơ quan, lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
-
Câu 12:
Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên sự chi phối của
A. Mỹ và Nga.
B. Mĩ.
C. Mĩ, Anh, Pháp.
D. Mĩ, Nga, Trung Quốc
-
Câu 13:
So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt?
A. Có tổ chức kỷ luật và tinh thần đấu tranh triệt để.
B. Được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.
C. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.
D. Xuất thân từ nông dân và bị ba tầng áp bức bóc lột.
-
Câu 14:
Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A. Bù lại những khoản đầu tư trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
D. Tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp so với các nước TBCN
-
Câu 15:
Tổ chức Hiệp ước Vácsava của các nước XHCN châu Âu ra đời năm 1955 nhằm thực hiện mục tiêu
A. thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước XHCN châu Âu.
B. ủng hộ Liên Xô, chống lại sự đối địch của các nước phương Tây.
C. thành lập liên minh văn hoá, khoa học - kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước XHCN châu Âu.
D. chống lại tham vọng của Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới "đơn cực".
-
Câu 16:
Trọng tâm của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?
A. Lấy nông nghiệp làm chủ yếu, ưu tiên phát triển công nghiệp.
B. Phát triển kinh tế, thực hiện cải cách - mở cửa.
C. Cải tổ về chính trị, cải cách - mở cửa về kinh tế.
D. Cải cách - mở cửa về kinh tế, cải tổ về chính trị.
-
Câu 17:
Từ năm 1973 đến năm 1991, nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái là do
A. sự suy thoái của nền kinh tế Mĩ.
B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973.
C. sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của các nước công nghiệp mới (NICs).
D. sự vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản.
-
Câu 18:
Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Trung Đông, vùng biển Caribê đều có điểm chung
A. là các cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
B. là do tác động của Chiến tranh lạnh.
C. là do sự tranh giành phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
D. là do tham vọng thực hiện "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ.
-
Câu 19:
Sự chuyển hướng đúng đắn trong chỉ đạo cách mạng của Đảng được thể hiện trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 là
A. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
-
Câu 20:
Thuận lợi mới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ cuối năm 1949 - đầu năm 1950 là gì?
A. Pháp thất bại trong việc thực hiện kế hoạch cũ và phải đề ra kế hoạch Rove.
B. Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe XHCN đã công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
C. Pháp sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông Dương và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
D. Nhân dân đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.
-
Câu 21:
Điểm mấu chốt của kế hoạch Nava mà Pháp - Mĩ đề ra ở Đông Dương (1953) là gì?
A. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, mở một số cuộc tiến công chiến lược.
B. Phân tán quân để chủ động đối phó với các mũi tiến công của quân ta.
C. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào.
D. Tập trung binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
-
Câu 22:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam thế nào?
A. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để giành chính quyền.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
D. Đấu tranh chính trị, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
-
Câu 23:
Điền vào chỗ trống trong câu sau đây: “Nguồn lực chi viện cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc trong những năm 1965 - 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược ....... của Mĩ – Nguỵ."
A. “Chiến tranh đơn phương”.
B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Việt Nam hoá chiến tranh”.
-
Câu 24:
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước;
2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước;
3. Quốc hội khoá VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội;
4. Hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.
A. 1, 3, 2, 4.
B. 2, 3, 4, 1.
C. 2, 4, 1, 3.
D. 3, 4, 2, 1.
-
Câu 25:
Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931?
A. Chia ruộng đất công cho dân cày.
B. Bãi bỏ thuế thân.
C. Xoá nợ cho dân nghèo.
D. Cải cách ruộng đất.
-
Câu 26:
Điểm khác biệt căn bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ so với Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939 là gì?
A. Đứng trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài.
B. Tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc của Trung Quốc.
C. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. Theo đuổi lập trường chống chủ nghĩa xã hội Liên Xô.
-
Câu 27:
Dựa vào bảng dữ liệu sau, hãy lựa chọn phương án phù hợp về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nước: 1. Liên Xô 2. Mĩ
Nội dung thỏa thuận
a) đóng quân ở Nhật Bản và miền phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên.
b) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu
c) đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin; phía Bắc vĩ tuyến 38 của Triều Tiên.
d) nắm giữ phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu.
e) đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu.
A. 1 - a, b, e; 2 - c, d.
B. 1- c, d; 2 - a, b, e.
C. 2 - a, c, d; 1 - b, e.
D. 1 - a, b, c; 2 - d, e.
-
Câu 28:
Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Chính phủ ta đã triển khai để xây dựng và củng cố chính quyền ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước; thành lập Chính phủ chính thức.
B. Soạn thảo và ban bố Hiến pháp mới.
C. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
D. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc.
-
Câu 29:
Ý nào dưới đây không phải là sự kiện của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khởi nghĩa, tuyên bố độc lập.
B. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
C. Gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
-
Câu 30:
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản.
B. xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
C. Chiến tranh lạnh.
D. sự phân hoá giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển.
-
Câu 31:
Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm 20 của thế kỉ XX là
A. tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930).
B. tổ chức cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925).
C. tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống Pháp.
D. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản.
-
Câu 32:
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành.
B. Chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng.
C. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
D. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
-
Câu 33:
Vì sao Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (cuối năm 1946)?
A. Thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946) và Tạm ước (14 – 9 - 1946).
B. Quân Pháp đã cố tình gây chiến ở Hà Nội.
C. Nền độc lập, chủ quyền của nước ta bị đe doạ nghiêm trọng.
D. Chúng ta không còn con đường nào khác.
-
Câu 34:
“Trong hơn 2 năm, miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ”. Đó là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ nào?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Khôi phục kinh tế.
C. Cải tạo XHCN.
D. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).
-
Câu 35:
Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, có thể vận dụng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.
D. Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.
-
Câu 36:
Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Xâm lược miền Nam Việt Nam.
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
-
Câu 37:
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930), trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?
A. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
B. Tự do, bình đẳng, bác ái.
C. Độc lập và tự do.
D. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
-
Câu 38:
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đoạn: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Luận điểm đó được dẫn theo văn kiện nào?
A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789).
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
D. Tuyên ngôn Độc lập của Inđônêxia (1945).
-
Câu 39:
Bài học nào được rút ra từ cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ ta trong những năm 1945 - 1946, được vận dụng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của nước ta hiện nay?
A. Kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Nhượng bộ có nguyên tắc trong đấu tranh ngoại giao.
C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
D. Đại đoàn kết dân tộc.
-
Câu 40:
Nguyên nhân khách quan nào là nhân tố truyền thống, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc.
B. Mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nước Mĩ vì cuộc chiến tranh Việt Nam.
C. Phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới đối với cuộc chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mĩ.
D. Tinh thần đoàn kết, phối hợp chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.