Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử
Trường THPT Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Văn kiện nào đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ – Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Văn kiện về vấn đề Nhật Bản tại Hội nghị Pốtxđam (1945).
B. Hiến pháp Nhật Bản (1947).
C. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô ( 1951).
D. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật ( 1951).
-
Câu 2:
Tổ chức Hiệp ước Vácsava là
A. tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.
B. tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
C. tổ chức liên minh chính trị của các nươc XHCN ở châu Âu.
D. tổ chức liên minh chính trị và quân sự ở các nước XHCN ở châu Âu.
-
Câu 3:
Cuộc nội chiến giữa lực lượng Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1945 đến năm 1949.
B. Từ năm 1945 đến năm 1950.
C. Từ năm 1946 đến năm 1949.
D. Từ năm 1946 đến năm 1950.
-
Câu 4:
Địa bàn hoạt động chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
B. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị.
-
Câu 5:
Ngành kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
A. nông nghiệp trồng lúa.
B. công nghiệp khai mỏ.
C. công nghiệp chế biến.
D. xuất, nhập khẩu.
-
Câu 6:
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành một mặt trận ( 3 – 1951) có tên gọi là
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Dân tộc thống nhất.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
-
Câu 7:
Nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các nước Đông Dương
A. không được tham gia các liên minh chính trị, quân sự.
B. được quyền quyết định vận mệnh của mình.
C. không được tiến hành tổng tuyển cử.
D. không được tham gia bất cứ liên minh quân sự nào.
-
Câu 8:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam ( 9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là
A. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. tiến lên CNXH.
C. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc
-
Câu 9:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam ( 9 – 1960) đã chỉ rõ cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào?
A. Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước.
B. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
C. Có vai trò quyết định sự thành công của cách mạng XHCN ở nước ta.
D. Có vai trò quyết định sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
-
Câu 10:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ( 6 – 1996) xác định nước ta chuyển sang thời kì
A. hoàn thiện đường lối đổi mới.
B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. đổi mới về chính trị.
D. đổi mới về hoạt động đối ngoại.
-
Câu 11:
Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Cộng sản.
B. Đảng Dân chủ.
C. Đảng Xã hội.
D. Đảng Quốc đại.
-
Câu 12:
Năm 1925, khi về Quảng Châu ( Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ những thanh niên yêu nước Việt Nam từ tổ chức
A. Đảng Cộng sản.
B. Đảng Dân chủ.
C. Đảng Xã hội.
D. Đảng Quốc đại.
-
Câu 13:
Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở nước nào trong khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Inđônêxia.
B. Việt Nam.
C. Mã Lai.
D. Philíppin.
-
Câu 14:
Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.
1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo;
2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;
3. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới;
4. Liên Xô phóng tài vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 2, 4.
C. 2, 3, 1, 4.
D. 2, 1, 4, 3.
-
Câu 15:
Thành tựu nào sau đây thuộc lĩnh vực khoa học – kĩ thuật mà Trung Quốc đạt được sau 20 năm thực hiện cải cách – mở cửa?
A. Tổng thu nhập quốc dân ( GDP) trung bình năm tăng trên 8%.
B. Trong cơ cấu thi nhập trong nước, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu, nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ.
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng vượt bậc.
D. Liên tiếp phóng 5 con tàu “ Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
-
Câu 16:
Ý không phản ánh đúng tình hình của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đất nước bị tàn phá nặng nề.
B. hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.
C. sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.
D. nhận khoản bồi thường chiến phí và thu nguồn lợi lớn qua việc buôn bán vũ khí
-
Câu 17:
Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
C. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
D. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
-
Câu 18:
Từ tháng 9 – 1940, tình hình Việt Nam có thay đổi gì?
A. Việt Nam trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.
B. Pháp từ bỏ quyền cai trị ở Việt Nam.
C. Việt Nam đặt dưới ách thống trị Pháp – Nhật.
D. Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
-
Câu 19:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954), nhân tố nào đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung?
A. Mặt trân Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
-
Câu 20:
Bước vào đông – xuân 1953 – 1954, trên chiến trường Đông Dương âm mưu của Pháp – Mĩ là
A. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “ kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ.
D. giành thắng lợi để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-
Câu 21:
Trên cơ sở theo dõi tình hình địch ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi để thực hiện phương châm
A. đánh nhanh, thắng nhanh.
B. chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh.
C. đánh chắc tiến chắc.
D. cơ động, chủ động, linh hoạt.
-
Câu 22:
Trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ( 1965 – 1968), đế quốc Mĩ đá mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào?
A. Ra toàn miền Nam.
B. Ra cả miền Bắc.
C. Ra toàn Đông Dương.
D. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.
-
Câu 23:
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta trên toàn miền Nam đã chuyền sang giai đoạn
A. phòng ngự.
B. phản công.
C. tiến công chiến lược.
D. tổng tiến công chiến lược.
-
Câu 24:
Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước ( từ năm 1986 đến năm 2000) là lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Tổ chức, tư tưởng.
D. Văn hóa.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới dây không phải là điều kiện làm nảy sinh hoặc thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ( 1897 – 1914) của thực dân Pháp.
B. Những tư tưởng cải cách và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc ( 1911).
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga ( 1905 – 1907).
D. Tấm gương tự cường của Nhật Bản và tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây.
-
Câu 26:
Điểm giống nhau căn bản giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự “ hai cực” Ianta là gì?
A. Đều là thành quả của cuộc chiến tranh thế giới.
B. Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để bảo vệ cho lợi ích của mình.
C. Đếu có sự tham gia của các cường quốc lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh).
D. Đều lập ra tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
-
Câu 27:
Ý nào đúng nhất khi đánh giá tổng thể về nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
A. Trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới.
B. Nền kinh tế Mĩ trải qua nhiều đợt suy thoái, khủng hoảng nên ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển.
C. Do cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh nên sức mạnh kinh tế Mĩ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.
D. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các nước đồng minh.
-
Câu 28:
Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những nam 1911 – 1918 có tác dụng như thế nào?
A. Là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
B. Là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. Là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
D. Là quá trình tìm hiểu thông tin về các nước tư bản ở phương Tây.
-
Câu 29:
“ Kế hoạch phục hưng Châu Âu” ( còn gọi là “ kế hoạch Mácsan) của Mĩ nhằm mục đích gì?
A. Giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.
B. Tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.
C. Tăng cường ảnh hưởng và khống chế của Mĩ đối với các nước Tây Âu.
D. Tạo ra sự đối lập giữa các nước Tây Âu với Đông Âu.
-
Câu 30:
Sự kiện lịch sử nào xảy ra và năm 1924 được coi “ như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
B. Phan Châu Trinh viết “ Thất điều thư”.
C. Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh.
D. Việt kiều tại Pháp thành lập “ Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương”.
-
Câu 31:
Vì sao Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Đương ( 5 – 1941) có vai trò quan trọng đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Đề ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương thánh 11 – 1939.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-
Câu 32:
Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954.
B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
C. Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
-
Câu 33:
Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)?
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp ở nước ta.
B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
C. Đánh dấu mốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
-
Câu 34:
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Mĩ – Diệm đã dùng nhiểu thủ đoạn để củng cố chính quyền ở miền Nam, ngoại trừ
A. phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm làm tổng thống.
B. mở chiến dịch “ tố cộng”, “ diệt cộng”.
C. thực hiện “ trưng cầu dân ý”, “ bầu cử quốc hội”.
D. thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
-
Câu 35:
Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới đã khẳng định điều gì?
A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
-
Câu 36:
Ý nào không phù hợp về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng, vạch ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
-
Câu 37:
"Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”
( Hồ Chí Minh – 1961)
Địa danh lịch sử nào được nhắc đến trong bài thơ trên là
A. Tân Trào ( Tuyên Quang).
B. Pác Bó ( Cao Bằng).
C. Võ Nhai ( Thái Nguyên).
D. Bắc Sơn ( Lạng Sơn)
-
Câu 38:
Đoạn trích: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng?
A. Toàn dân kháng chiến.
B. Toàn diện kháng chiến.
C. Trường kì kháng chiến.
D. Tự lực cánh sinh kháng chiến
-
Câu 39:
Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc với dự liệu thiên tài, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta là
A. “ Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”.
B. “ Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”.
C. “ Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
D. “ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
-
Câu 40:
Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác, phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.