Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí
Trường THPT Phạm Hồng Thái
-
Câu 1:
Giải pháp chủ yếu để tăng tỉ lệ dân thành thị của nước ta một cách hợp lí là gì?
A. đẩy mạnh việc di dân vào đô thị
B. mở rộng thêm diện tích các đô thị
C. phát triển mạnh các ngành dịch vụ
D. đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH
-
Câu 2:
Cho biểu đồ về tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Tổng cục thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
B. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
C. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế
D. Sự thay đổi giá trị GDP của các khu vực kinh tế
-
Câu 3:
Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc chủ yếu do đâu?
A. hoạt động kéo dài của gió mùa tây nam ở phía Nam
B. miền Nam có vị trí địa lí gần xích đạo hơn miền Bắc
C. thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới dài hơn
D. miền Nam hai lần Mặt Trời lên thiên định gần nhau
-
Câu 4:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2010-2019
(Đơn vị: nghìn người)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình dân số của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2019, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột
B. Kết hợp
C. Miền
D. Tròn
-
Câu 5:
Sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta từ Đông sang Tây có sự khác nhau theo vùng chủ yếu do đâu?
A. hướng của các dãy núi theo Bắc - Nam với sự tác động của gió mùa Tây Nam, gió biển
B. độ cao, hướng các dãy núi với sự tác động của gió mùa Đông Bắc, gió phơn Tây Nam
C. hướng của các dãy núi theo Bắc - Nam với sự tác động của gió mùa Đông Bắc, gió phơn
D. độ cao, hướng các dãy núi với sự tác động của các loại gió đông bắc và gió tây nam
-
Câu 6:
Dân số nước ta còn tăng nhanh chủ yếu do đâu?
A. đông dân, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn
B. đông dân, nhu cầu xuất khẩu lao động lớn
C. đông dân, mất cân đối về cơ cấu theo giới tính
D. đông dân, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu
-
Câu 7:
Ảnh hưởng chủ yếu của sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao là gì?
A. cơ sở phát triển nông nghiệp ôn đới
B. cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng
C. sông ngòi và chế độ nước đa dạng
D. cơ sở phát triển nông nghiệp cận nhiệt
-
Câu 8:
Nguyên nhân nào tác động mạnh nhất đến việc giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta hiện nay?
A. Cơ cấu dân số già, tuổi kết hôn ngày càng tăng
B. Cơ cấu dân số già, mức sống của người dân tăng
C. Chính sách dân số và phân bố lại dân cư lao động
D. Mức sống tăng, kết quả của chính sách dân số
-
Câu 9:
Biểu hiện nào không thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?
A. Chế độ nước thay đổi theo mùa
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
D. Hướng chảy chủ yếu từ Tây - Đông
-
Câu 10:
Đặc điểm nào không đúng với cảnh quan ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Thực vật rụng lá vào mùa khô
B. Có nhiều loài thú lớn
C. Rừng cận xích đạo gió mùa
D. Có nhiều loài thú lông dày
-
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào có quặng sắt?
A. Quỳ Châu
B. Thạch Khê
C. Cổ Định
D. Lạc Thủy
-
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Lũng Cú
B. TP Hồ Chí Minh
C. Hà Nội
D. Huế
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Bé thuộc lưu vực sông nào sau đây?
A. Lưu vực sông Đà Rằng
B. Lưu vực sông Đồng Nai
C. Lưu vực sông Thu Bồn
D. Lưu vực sông Mê Công
-
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào không có hướng tây bắc - đông nam?
A. Ngân Sơn
B. Hoàng Liên Sơn
C. Trường Sơn Bắc
D. Pu Đen Đinh
-
Câu 15:
Vùng đất là gì?
A. Phần nằm trong đường biên giới và đường bờ biển
B. Vùng có các hải đảo V
C. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
D. Toàn bộ phần đất liền giáp biển
-
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%?
A. Thanh Hóa
B. Hòa Bình
C. Nam Định
D. Nghệ An
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 , cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
A. Bạc Liêu
B. An Giang
C. Sóc Trăng
D. Bến Tre
-
Câu 18:
Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lý được gọi là gì?
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Đặc quyền kinh tế
D. Tiếp giáp lãnh hải
-
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào không có ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi?
A. Hạ Long
B. Cần Thơ
C. Đà Nẵng
D. Hải Phòng
-
Câu 20:
Hướng vòng cung là hướng chính của vùng nào?
A. vùng núi Đông Bắc
B. dãy Hoàng Liên sơn
C. vùng núi Tây Bắc
D. vùng núi Trường Sơn Bắc
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào không đúng về thủy sản nước ta?
A. Thủy sản khai thác có sản lượng tăng nhanh hơn thủy sản nuôi trồng
B. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất cả nước
C. Quảng Ninh có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn thủy sản nuôi trồng
D. Giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng thủy sản của nước ta tăng liên tục
-
Câu 22:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta là gì?
A. Có nhiều vùng vịnh, đầm phá, sông ngòi, kênh rạch
B. Biển lớn giàu năng
C. Có nhiều ngư trưởng đánh cá lớn
D. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản
-
Câu 23:
Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi phát triển loại cây nào?
A. Rau đậu
B. Cây công nghiệp hàng năm
C. Cây công nghiệp lâu năm
D. Lúa nước
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lễ Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây cộn nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Ninh Thuận
B. Quảng Trị
C. Sóc Trăng
D. Khánh Hòa
-
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta không phải là gì?
A. Đường bờ biển dài (3260 km)
B. Nước ta tiếp giáp với vùng biển Đông rộng có hình dạng tương đối khép kín
C. Phần đất liền của lãnh thổ nước ta hẹp ngang
D. Đặc điểm hải văn của Biển Đông có tính chất nhiệt đới gió mùa
-
Câu 26:
Ở nước ta dạng địa hình nào được hình thành do phong hóa hóa học là ở những vùng có đá mẹ?
A. Đá phiến
B. Đá trầm tích
C. Đá vôi
D. Đá badan
-
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào không đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?
A. tỉ trọng giá trị sản xuất tăng nhanh trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp
B. cơ cấu ngành tương đối đa dạng
C. phân bố không đều trên cả nước, tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long
D. giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành hóa chất?
A. Nha Trang
B. Quy Nhơn
C. Vinh
D. Phan Thiết
-
Câu 29:
Nhận định nào chưa chính xác về các nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Khu vực thường xảy ra thiên tai như: Bão, lụt, động đất...
B. Có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế biển
C. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của đa số quốc gia
D. Là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới, giàu tài nguyên thiên nhiên, có khí hậu nóng ẩm, nguồn lao động dồi dào
-
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ nhất?
A. Đà Nẵng
B. Cần Thơ
C. Đồng Hới
D. Lạng Sơn
-
Câu 31:
Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới chủ yếu do vị trí ra sao?
A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
B. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á
C. tiếp giáp với biển Đông là kho nhiệt ẩm không lỗ
D. vừa gắn với đại lục Á – Âu, vừa hướng ra biển Đông
-
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào không có phụ lưu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ?
A. Sông Cả
B. Sông Mã
C. Sông Hồng
D. Sông Ba
-
Câu 33:
Rừng của nước ta hiện nay ra sao?
A. phân bố đều khắp cả nước
B. chủ yếu rừng trồng mới
C. chất lượng chưa phục hồi
D. đang giảm về diện tích
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Voi có nhiều ở phân khu động vật nào?
A. Tây Bắc
B. Nam Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Đông Bắc
-
Câu 35:
Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bằng yếu tố nào?
A. ranh giới phía ngoài của lãnh hải
B. ranh giới ngoài đặc quyền kinh tế
C. đường cơ sở nối các đảo gần bờ
D. bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam
-
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây?
A. Kon Ka Kinh
B. Chư Pha
C. Ngọc Linh
D. Nam Decbri
-
Câu 37:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường nước ta biểu hiện ở đâu?
A. số loài thực vật tăng
B. thiên tai lớn gia tăng
C. diện tích rừng tăng
D. nhiều giống cây mới
-
Câu 38:
Cho biểu đồ về mưa và lưu lượng dòng chảy tại trạm Sơn Tây của sông Hồng
(Nguồn theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy các tháng của sông Hồng tại Sơn Tây
B. Cơ cấu tổng lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây
C. Cơ cấu tổng lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây
D. Tốc độ tăng của lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây
-
Câu 39:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I; THÁNG VII VÀ TRUNG BÌNH NĂM CỦA HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG TRONG MỘT NĂM
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên?
A. Hai địa điểm đều có nền nhiệt cao, ổn định suốt cả năm
B. Nền nhiệt của Đà Nẵng cao hơn và ổn định hơn Hà Nội
C. Nền nhiệt của Hà Nội luôn thấp và ổn định hơn Đà Nẵng
D. Biên độ nhiệt giữa tháng VII – Đà Nẵng cao hơn Hà Nội
-
Câu 40:
Cho bảng số liệu
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội?
A. Nhiệt độ, lượng mưa đồng đều giữa các tháng trong năm
B. Mùa mưa từ tháng 9 – tháng 3, tháng còn lại là mùa khô
C. Các tháng có lượng mưa lớn là các tháng có nền nhiệt thấp
D. Nhiệt độ các tháng đều khá cao, thể hiện nóng quanh năm