Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí
Trường THPT Liễn Sơn
-
Câu 1:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư của Bắc Trung Bộ?
A. tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển
B. dãy Trường Sơn chạy dọc suốt phía tây
C. thiên nhiên phân hóa theo chiều tây đông
D. thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam
-
Câu 2:
Trong tổng diện tích rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là loại rừng nào?
A. Rừng tự nhiên
B. Rừng nghèo và rừng mới phục hồi
C. Rừng trồng chưa được khai thác
D. Đất trống, đồi núi trọc
-
Câu 3:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố gì?
A. Yếu tố hải văn
B. Yếu tố địa chất
C. Yếu tố địa hình
D. Yếu tố khoáng sản
-
Câu 4:
Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí ở đâu?
A. Hai cực
B. Hai chí tuyến
C. Vòng cực
D. Xích đạo
-
Câu 5:
Tài nguyên biển nước ta mang hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng nào?
A. Nên tập trung đầu tư cho một ngành then chốt
B. Chú ý trước nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng biển
C. Phát triển kinh tế biển tổng hợp
D. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
-
Câu 6:
Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch về hướng nào?
A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động
B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động
C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động
D. Về phía Xích đạo
-
Câu 7:
Khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m nằm trong vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Đông bắc
D. Tây bắc
-
Câu 8:
Vùng nào sau đây không chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông?
A. Đông bắc
B. Tây bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 9:
Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ bởi vì nó góp phần điều gì?
A. Tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng
B. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng
C. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng
D. Tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng
-
Câu 10:
Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao là bao nhiêu?
A. Dưới 600 - 700 m
B. Dưới 900 - 1000 m
C. Dưới 1600 m
D. Dưới 2600 m
-
Câu 11:
Phong hoá lí học được hiểu là gì?
A. Sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau
B. Sự phá vỡ cấu trúc phân tử của đá
C. Sự phá vỡ nhưng không làm thay đổi thành phần hoá học của đá
D. Vừa là sự phá vỡ thành phần hoá học và tính chất vật lí của đá
-
Câu 12:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào bắt nguồn từ Lào và chảy về Việt Nam?
A. Sông Hồng
B. Sông Cả
C. Sông Đồng Nai
D. Sông Ba
-
Câu 13:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định Biên Hoà thuộc phân cấp đô thị loại mấy?
A. Loại đặc biệt
B. Loại 1
C. Loại 2
D. Loại 3
-
Câu 14:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 xác định khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào?
A. Hà Tĩnh
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
D. Thừa Thiên Huế
-
Câu 15:
Dựa vào Atlat Địa li Việt Nam trạng 16 xác định vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc ngữ hệ nào?
A. Ngữ hệ Nam Á
B. Ngữ hệ Thái - KaĐai
C. Ngữ hệ Hán - Tạng
D. Ngữ hệ H’Mông - Dao
-
Câu 16:
Nguyên nhân khiến ngày và đêm luân phiên xuất hiện trên Trái Đất là gì?
A. Trái Đất hình cầu
B. Trái Đất tự quay quanh trục
C. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song
D. Trục Trái Đất nghiêng 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo
-
Câu 17:
Đâu không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A. Địa hình ven biển đa dạng
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. Khí hậu mang tính hải dương điều hoà
D. Chịu ảnh hưởng nhiều bão, thiên tai, sạt lở bờ biển
-
Câu 18:
Đông Nam Á biển đảo nằm trong đới khí hậu nào?
A. Khí hậu cận nhiệt đới
B. Khí hậu ôn đới
C. Khí hậu xích đạo
D. Khí hậu nhiệt đới lục địa
-
Câu 19:
Cho bảng số liệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)Đâu là nhận định đúng nhất trong các nhận định sau?
A. Tổng diện tích rừng nước ta lớn, tăng đều theo các năm
B. Diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục từ năm 1943 đến nay
C. Từ năm 1983 diện tích rừng tự nhiên tăng liên tục
D. Độ che phủ rừng giảm đều theo các năm
-
Câu 20:
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì sao?
A. Ở nước ta tỉ lệ dân thành thị còn thấp
B. Các đô thị ở nước ta có quy mô không lớn
C. Các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
D. Các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển
-
Câu 21:
Cho biểu đồ sau:
Dựa vào biểu đồ trên cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỷ trọng dân nông thôn và dân thành thị của nước ta?
A. Năm 2014, tỷ trọng dân nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỷ trọng dân thành thị tăng
C. Tỷ trọng dân thành thị thấp hơn nông thôn
D. Tỷ trọng dân nông thôn giảm khá nhanh
-
Câu 22:
Đặc điểm địa hình bờ biển của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta là gì?
A. đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo
B. có đáy nông, nơi thấp phẳng, vịnh nước sâu, kín gió
C. khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ
D. có nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp
-
Câu 23:
Ở ven biển miền Trung, nhiều đồng bằng chia làm 3 dải, đi từ tây sang đông các dạng địa hình lần lượt là gì?
A. vùng thấp trũng, đồng bằng, cồn cát, đầm phá
B. cồn cát, đầm phá, đồng bằng, vùng thấp trũng
C. đồng bằng, vùng thấp trũng, cồn cát, đầm phá
D. cồn cát, đầm phá, vùng thấp trũng, đồng bằng
-
Câu 24:
Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH Ở CHÂU Á NĂM 2014
(Trích số liệu từ quyển số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới – NXB Giáo Dục năm 2017)
Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á?
A. Số khách du lịch đến Đông Nam Á thấp hơn Tây Nam Á
B. Số khách du lịch đến Đông Á cao nhất
C. Chỉ tiêu của khách du lịch Đông Á gấp 3,1 lần Đông Nam Á
D. Chi tiêu khách du lịch đến Đông Nam Á thấp nhất
-
Câu 25:
Vào thời kỳ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây nam di chuyển vào miền Bắc nước ta theo hướng nào?
A. đông - nam
B. đông - bắc
C. đông
D. tây -nam
-
Câu 26:
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa và lượng bốc hơi một số địa điểm nước ta
B. Lương mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta
C. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta
D. Nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm nước ta
-
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?
A. An Giang
B. Quảng Trị
C. Bình Phước
D. Tây Ninh
-
Câu 28:
Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta có đặc điểm gì?
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
B. phát triển ngành trồng rừng khai khoáng
C. phát triển hoạt động du lịch quanh năm
D. phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
-
Câu 29:
Địa hình nước ta không có đặc điểm nào?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích
B. Địa hình ít chịu tác động của con người
C. Địa hình có tính phân bậc
D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
-
Câu 30:
Ở nước ta, loại đất đặc trưng ở đai nhiệt đới gió mùa là gì?
A. mùn thô
B. feralit và mùn cao
C. feralit có mùn
D. mùn
-
Câu 31:
Trình độ đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn thấp biểu hiện là gì?
A. dân thành thị tăng gắn với công nghiệp hóa
B. một số đô thị có chức năng dịch vụ
C. cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế
D. phân bố đô thị không đều giữa các vùng
-
Câu 32:
Mục đích chủ yếu của việc khai thác Apatit ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?
A. chế biến bột nhôm
B. sản xuất phân lân
C. sản xuất thép
D. xuất khẩu
-
Câu 33:
Đặc điểm vị trí địa lí nào đã quy định tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
A. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương rộng lớn
B. Nơi tranh chấp của nhiều khối khí theo mùa
C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
D. Trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á
-
Câu 34:
Phát biểu nào không đúng về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á?
A. Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản phong phú
B. Tất cả các nước đều giáp biển nên thuận lợi để phát triển ngành hàng hải
C. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
D. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm với thành phần loài đa dạng
-
Câu 35:
Khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta là do đâu?
A. có khả năng tạo ra việc làm mới cho số lao động gia tăng hàng năm
B. có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất trong các thành phần kinh tế
C. chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
D. các ngành và lĩnh vực then chốt vẫn do Nhà nước quản lí
-
Câu 36:
Công nghiệp xay xát của nước ta phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh chủ yếu do đâu?
A. nhu cầu trong nước và xuất khẩu lớn
B. lúa gạo được trồng khắp các đồng bằng
C. chính sách khuyến khích phát triển
D. cơ sở vật chất - kĩ thuật rất hiện đại
-
Câu 37:
Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?
A. giải quyết việc làm
B. ô nhiễm vùng lòng hồ
C. di dân tái định cư
D. môi trường thay đổi
-
Câu 38:
Nguyên nhân chủ yếu để Đông Nam Á trồng được nhiều cây lúa gạo là do đâu?
A. nhiệt, ẩm dồi dào; nhiều nước, đất phù sa
B. có 2 mùa mưa, khô; nhiều nước, đất feralit
C. nhiệt độ cao quanh năm, nhiều đồi núi thấp
D. đủ nước tưới tiêu, mùa đông lạnh, đất phù sa
-
Câu 39:
So với cả nước vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành kinh tế biển nào?
A. Giao thông vận tải
B. Khai thác dầu khí
C. Nuôi trồng thủy sản
D. Du lịch biển – đảo
-
Câu 40:
Phát biểu nào đúng về ảnh hưởng của địa hình đến chế độ mưa ở nước ta?
A. Các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông và khô hạn ở sườn Nam vào mùa hạ
B. Núi cao ở biên giới Việt Lào, dãy Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ gây mưa lớn
C. Các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hướng của hai mùa gió nên ít gây mưa cho vùng này
D. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa mùa đông gây ra hiện tượng khô hạn ở vùng Đông Bắc vào mùa hạ