Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí
Trường THPT Duy Tân
-
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào?
A. Bắc Trung Bộ
B. Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Nam Trung Bộ
-
Câu 2:
Giới hạn độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn so với miền Nam chủ yếu do đâu?
A. có nền địa hình cao hơn
B. có nền nhiệt độ thấp hơn
C. có nền nhiệt độ cao hơn
D. có nền địa hình thấp hơn
-
Câu 3:
Một trong những nguyên nhân sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là gì?
A. xói mòn
B. nhiễm mặn
C. nhiễm phèn
D. glấy hóa
-
Câu 4:
Vùng nào có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta?
A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Năm
2010
2015
2017
2018
Than (triệu tấn)
44,8
41,7
38,4
42,0
Dầu thô (triệu tấn)
15,0
18,7
15,5
14,0
Điện (Tỉ kwh)
91,7
157,9
191,6
209,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột
B. Đường
C. Miền
D. Tròn
-
Câu 6:
Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động kết hợp của loại gió nào?
A. các loại gió và dãy Trường Sơn Nam
B. dải hội tụ nhiệt đới và dải đồng bằng ven biển
C. bão và các cao nguyên badan xếp tầng
D. gió mùa Đông Bắc và các đỉnh núi
-
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn?
A. Xâm thực mạnh ở miền núi
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. Tổng lưu lượng nước lớn
D. Chế độ nước thay đổi theo mùa
-
Câu 8:
Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam chủ yếu do đâu?
A. địa hình thấp, có mùa đông lạnh
B. địa hình cao, có gió phơn Tây Nam
C. gần chí tuyến, có gió Tín phong
D. gần chí tuyến, có mùa đông lạnh
-
Câu 9:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 - 2018
(Đơn vị: %)
Năm
2000
2014
2015
2018
Xuất khẩu
46,0
50,4
49,4
50,7
Nhập khẩu
54,0
49,6
50,6
49,3
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường
B. Cột
C. Tròn
D. Miền
-
Câu 10:
Sông nào có mùa lũ vào thu - đông?
A. Sông Ba
B. Sông Hồng
C. Sông Đà
D. Sông Cửu Long
-
Câu 11:
Cho biểu đồ về các khu vực kinh tế trong GDP của nước ta giai đoạn 2005 – 2018:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị các ngành kinh tế trong GDP của nước ta
B. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta
C. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta
D. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta
-
Câu 12:
Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng gì?
A. chống lũ quét
B. hạn chế lũ lụt
C. điều hòa nguồn nước
D. chắn gió, bão
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ hoạt động khai thác vàng có ở tỉnh nào sau đây?
A. Khánh Hòa
B. Quảng Nam
C. Ninh Thuận
D. Phú Yên
-
Câu 14:
Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp do đâu?
A. năng suất lúa thấp
B. diện tích đồng bằng nhỏ
C. có số dân đông
D. sản lương lúa không cao
-
Câu 15:
Vùng đất ngoài để của Đồng bằng sông Hồng là nơi như thế nào?
A. ít chịu ảnh hưởng của sông
B. có nhiều ô trũng ngập nước
C. được bồi tụ phù sa hàng năm
D. có các khu ruộng cao bạc màu
-
Câu 16:
Ranh giới giữa các bộ phận nào là đường biên giới trên biển của nước ta?
A. Lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế
B. Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
C. Nội thủy và lãnh hải
D. Đất liền và nội thủy
-
Câu 17:
Đại ôn đới gió mùa trên núi có loại đất chủ yếu là gì?
A. đất feralit có mùn
B. đất mùn thô
C. đất phù sa
D. đất mùn
-
Câu 18:
Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên nào sau đây?
A. Lâm Viên
B. Di Linh
C. Đắk Lắk
D. Mơ Nông
-
Câu 19:
Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi Phia Oắc thuộc cánh cung núi nào sau đây?
A. Ngân Sơn
B. Bắc Sơn
C. Sông Gâm
D. Đông Triều
-
Câu 20:
Nhận định nào đúng với ngành công nghiệp điện lực ở nước ta?
A. Có tốc độ tăng trưởng chậm
B. Không gây tác động tới môi trường
C. Có cơ cấu ngành đa dạng
D. Chỉ tập trung phát triển thủy điện
-
Câu 21:
Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện ra sao?
A. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc
B. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô
C. bào mòn lớp đất trên bề mặt tạo nên đất xám bạc màu
D. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Nam Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Bộ
D. Bắc Bộ
-
Câu 23:
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là gì?
A. Nam Côn Sơn và sông
B. Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long
D. Thổ Chu - Mã Lai và Cửu Long
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết các dãy núi trong vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc có hướng chính là gì?
A. đông bắc – tây nam
B. vòng cung
C. đông – tây
D. tây bắc - đông nam
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết khu vực Đông Bắc có các cánh cung nào?
A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Đảo
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tây Côn Lĩnh
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Điệp
D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
-
Câu 26:
Sự khác nhau rõ nét nhất của vùng núi Trường Sơn Nam so với Trường Sơn Bắc là gì?
A. địa hình đa dạng và cao hơn
B. gồm các khối núi và cao nguyên
C. hướng núi tây bắc - đông nam
D. địa hình hẹp ngang và kéo dài
-
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ của sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là những tháng nào?
A. tháng 10, tháng 8, tháng 11
B. tháng 10, tháng 8, tháng 10
C. tháng 11, tháng 8, tháng 10
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết đâu là các dãy núi thuộc vùng Tây Bắc?
A. Khoan La San, Pu Đen Đinh, Tây Côn Lĩnh
B. Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San
C. Pu Si Lung, Pu Tha Ca, Pu Hoạt
D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Phu Tha Ca
-
Câu 29:
Các dải địa hình phổ biến ở đồng bằng Duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây là gì?
A. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ
B. đầm phá, cồn cát; vùng thấp trũng; các gò đồi
C. cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng thấp trũng
D. đồng bằng đã được bồi tụ; vùng trũng thấp; cồn cát, đầm phá
-
Câu 30:
Đồng bằng châu thổ sông nước ta gồm những đồng bằng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 31:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho yếu tố nào?
A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
B. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới
C. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp
D. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
-
Câu 32:
Vùng ven biển nào ở nước ta có nghề làm muối phát triển?
A. Bắc Trung Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 33:
Bão ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX chủ yếu do ảnh hưởng của loại gió nào?
A. Tín phong bán cầu Bắc
B. gió mùa Đông Nam
C. gió mùa Tây Nam
D. dải hội tụ nhiệt đới
-
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
Năm
2010
2014
2015
2016
Vải (triệu m2)
1 176,9
1 346,5
1 525,6
1 700,7
Giày, dép da (triệu đôi)
192,2
246,5
253,0
257,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng vải và giày, dép da của nước ta, giai đoạn 2010 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường
B. Miền
C. Tròn
D. Kết hợp
-
Câu 35:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG CỦA VIỆT NAM (%)
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta năm 2018 so với năm 2008?
A. Cá giảm, tôm và thủy sản khác tăng
B. Cá tăng, tôm và thủy sản khác tăng
C. Cá giảm, tôm giảm, thủy sản khác tăng
D. Cá tăng, tôm giảm, thủy sản khác giảm
-
Câu 36:
Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do đâu?
A. mưa nhiều, nhiệt độ quanh năm cao
B. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ
C. khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt
D. đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn
-
Câu 37:
Phát biểu nào không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào)?
A. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt
B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C
C. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
-
Câu 38:
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do đâu?
A. được sự điều tiết của các hồ nước
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông
D. nguồn nước ngầm phong phú
-
Câu 39:
Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở nước ta là gì?
A. gió phơn Tây Nam
B. gió mùa Tây Nam
C. Tín phong bán cầu Bắc
D. gió mùa Đông Bắc
-
Câu 40:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào?
A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
B. Cảnh quan cận xích đạo gió mùa
C. Cảnh quan giống như vùng ôn đới núi cao
D. Cảnh quan nhiệt đới nóng quanh năm