Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Địa Lí
Trường THPT Tân Phước Khánh
-
Câu 1:
Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng?
A. Giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực I
B. Tăng tỉ trọng cả khu vực I, khu vực II và khu vực III
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và tỉ trọng khu vực III chưa ổn định
D. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và khu vực III
-
Câu 2:
Cho biết dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?
A. Phong Nha - Kẻ Bàng
B. Vịnh Hạ Long
C. Phố cổ Hội An
D. Cát Tiên
-
Câu 3:
Xác định dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ
A. Phú Mĩ
B. Cà Mau
C. Bà Rịa
D. Thủ Đức
-
Câu 4:
Cho biết nhân tố chính quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nên nông nghiệp nước ta là?
A. khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. địa hình đa dạng.
C. đất Feralit
D. nguồn nước phong phú.
-
Câu 5:
Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - Campuchia?
A. Cầu Treo
B. Tịnh Biên
C. Lao Bảo
D. Tây Trang.
-
Câu 6:
Em hãy cho biết Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm?
A. 1993
B. 1994
C. 1995
D. 1996
-
Câu 7:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng?
A. Quy Nhơn, Huế, Nha Trang
B. Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì
C. Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng
D. Cà Mau, Sóc Trăng, Long Xuyên
-
Câu 8:
Căn cứ theo Atlat Đia lí Việt Nam, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng năm 2007 là?
A. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng
B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Hải Phòng
D. Hà Nội, Đà Nẵng
-
Câu 9:
Cho biết dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Bái Tử Long
B. Bến En.
C. Tràm Chim
D. Kon Ka Kinh
-
Câu 10:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị
-
Câu 11:
Hãy căn cứ vào các tiêu chí nào sau đây để phân loại các đô thị ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung
B. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân
C. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
D. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.
-
Câu 12:
Đâu là giải thích vì sao lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác?
A. Khu vực quốc doanh làm ăn không hiệu quả.
B. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
D. Tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa
-
Câu 13:
Chọn ra phát biểu không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta?
A. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
B. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng
C. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp
D. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số dân.
-
Câu 14:
Cho biết nhờ đâu mà chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng cao lên?
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. những thành tựu quan trọng trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong các trường phổ thông.
-
Câu 15:
Chọn phương án: Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là?
A. nguồn lao động của nước ta rất dồi dào.
B. lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
C. chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
D. cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng.
-
Câu 16:
Xác định phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?
A. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
B. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ra hiện nay
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao
-
Câu 17:
Cho biết lao động ở thành thị chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Dịch vụ
D. Phi nông nghiệp
-
Câu 18:
Vấn đề dân số đông có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội?
A. Không phải là nguồn lực chủ đạo để phát triển kinh tế đất nước
B. Nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước
C. Vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế
-
Câu 19:
Cho biết đâu không phải là tiêu chí để phân loại đô thị ở nước ta?
A. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp
B. Tỉ lệ biết chữ và số năm đi học
C. Chức năng của đô thị.
D. Số dân và mật độ dân số.
-
Câu 20:
Xác định vùng có nhiều đô thị trực thuộc Trung Ương nhất ở nước ta là?
A. Đồng băng sông Hồng
B. Đồng băng sông Cửu Long
C. Đông Nam Bộ.
D. Miền Trung
-
Câu 21:
Nguyên nhân dẫn đến hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển ở Nam Bộ?
A. khí hậu phân mùa mưa- khô rõ rệt
B. có sự di chuyển của các dòng hải lưu.
C. có vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng
D. khí hậu cận xích đạo, đất mặn nhiều.
-
Câu 22:
Xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng?
A. Giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí
C. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển
D. Sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp
-
Câu 23:
Trong câu hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hiện tượng khí hậu trên do tác động của?
A. gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
B. gió tây nam bắt nguồn từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
C. gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam.
D. gió mùa Đông Nam bắt nguồn từ áp cao Chí tuyến Nam.
-
Câu 24:
Theo trang 10 và trang 13, 14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có hướng vòng cung?
A. Sông Thái Bình
B. Sông Mã
C. Sông Thu Bồn
D. Sông Đồng Nai
-
Câu 25:
Nguyên nhân nào giúp cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn?
A. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng và đồi núi thấp
B. địa hình nhiêu đồi núi.
C. hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng.
D. hướng núi Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu
-
Câu 26:
Đâu là nguyên nhân của sự khác biệt vê thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta?
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lí
B. hướng các dãy núi
C. gió mùa và hướng các dãy núi.
D. gió mùa và vị trí địa lí
-
Câu 27:
Chọn đáp án đúng: Lãnh thổ Việt Nam là nơi....
A. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm.
B. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
C. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm.
D. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng
-
Câu 28:
Đâu là nhận định không đúng khi nói vê ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta.
A. Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước ta bị hạ thấp
B. Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc
C. Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc
D. Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian
-
Câu 29:
Đâu là ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này?
A. Chế độ nước phân hóa theo mùa
B. Quy định hướng sông là Tây Bắc - Đông Nam
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc
D. Quy định hướng sông là Tây - Đông
-
Câu 30:
Xác định nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông?
A. địa hình nhiều đồi núi
B. ảnh hưởng của biển
C. gió mùa mùa đông
D. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc
-
Câu 31:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 250C?
A. Hà Nội
B. Đà Nẵng
C. Sa Pa
D. TP. Hồ Chí Minh
-
Câu 32:
Cho biết: Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là?
A. khu vực ngoài đê.
B. ô trũng ngập nước
C. khu vực trong đê
D. rìa phía tây và tây bắc
-
Câu 33:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc nước ta phổ biến là bao nhiêu?
A. trên 250C
B. trên 240C
C. dưới 18°C
D. từ 20°C-24°C
-
Câu 34:
Hãy cho biết Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do nguyên nhân chủ yếu?
A. Có nhiều nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
B. Được bồi lấp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa rộng.
C. Tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, mưa, nước chảy....
D. Các sông nhỏ, ngắn, dốc; tiếp giáp vùng biển nông.
-
Câu 35:
Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các hệ thống sông nào có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?
A. Sông Mê Công, sông Mã, sông Đà Rằng.
B. Sông Hồng, sông Kì Cùng - Bằng Giang, sông Trà Khúc
C. Sông Cả, sông Thái Bình, sông Đồng Nai.
D. Sông Thái Bình, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn.
-
Câu 36:
Cho đoạn thơ:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
(Trích: Mưa xuân - Nguyễn Bính)
Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây?
A. Mưa ngâu
B. Mưa phùn
C. Mưa đá.
D. Mưa rào
-
Câu 37:
Cho đoạn thơ:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”
(Trích: Gửi nắng cho em - Bùi Văn Dung)
Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo
A. Mùa
B. Độ cao
C. Bắc - Nam
D. Đông - Tây.
-
Câu 38:
Hãy so sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc?
A. đến muộn và kết thúc muộn hơn
B. đến sớm và kết thúc muộn hơn.
C. đến muộn và kết thúc sớm hơn
D. đến sớm và kết thúc sớm hơn.
-
Câu 39:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào đúng với tài nguyên đất của nước ta?
A. Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam.
B. Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi
C. Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc
D. Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa.
-
Câu 40:
Đâu là điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?
A. độ cao trung bình địa hình thấp hơn
B. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn.
C. sự tương phản đông - tây rõ rệt hơn
D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn.