Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Võ Trường Toản
-
Câu 1:
Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
B. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
D. Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc.
B. Tập dượt quần chúng đấu tranh.
C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi.
D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến.
-
Câu 3:
Sự kiện đánh dấu sự khai sinh của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945).
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6-1945), hình ảnh nước Việt Nam mới.
C. Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập, chuẩn bị chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
D. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
-
Câu 4:
Tại sao ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh lại đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?
A. Để khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới.
B. Để thay thế nền thống trị của Pháp- Nhật.
C. Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
D. Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh.
-
Câu 5:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên mới nào sau đây của lịch sử dân tộc
A. Kỷ nguyên độc lập, tự do.
B. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
C. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
D. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 6:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.
B. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.
C. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
-
Câu 7:
Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử
A. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19-8-1945).
B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18-8-1945).
C. “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945.
D. Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15-8-1945.
-
Câu 8:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập” là nội dung của văn bản nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Tuyên ngôn độc lập.
D. Đường Kách mệnh.
-
Câu 9:
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà nước của
A. công, nông, binh.
B. toàn thể nhân dân.
C. công nhân và nông dân.
D. công, nông, trí thức.
-
Câu 10:
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cải tổ từ
A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.
B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Tổng bộ Việt Minh.
-
Câu 11:
Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh
A. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
B. Phát lệnh tổng khởi nghĩa.
C. Công bố chỉ thị toàn dân kháng chiến.
D. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-
Câu 12:
Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh
A. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
B. Phát lệnh tổng khởi nghĩa.
C. Công bố chỉ thị toàn dân kháng chiến.
D. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-
Câu 13:
Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?
A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.
-
Câu 14:
“Hỡi quân dân toàn quốc!... phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật tan rã trên khắp các mặt trận. Kẻ thù của chúng ta bị ngã gục”… Câu nói đó thể hiện điều gì trong cách mạng tháng Tám?
A. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
B. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
C. Thời cơ chủ quan thuận lợi.
D. Thời cơ khách quan thuận lợi.
-
Câu 15:
Theo em hiểu tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam là
A. Giải phóng dân tộc.
B. Dân chủ nhân dân.
C. Dân chủ tư sản kiểu cũ.
D. Dân chủ tư sản kiểu mới.
-
Câu 16:
Theo em bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp.
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
-
Câu 17:
Bài học kinh nghiệm quan trọng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo về chủ quyền lãnh thổ hiện nay là
A. phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
B. tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
D. xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
Câu 18:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có sự giống nhau về
A. Hình thức chính quyền.
B. Khuynh hướng phát triển.
C. Lực lượng tham gia.
D. Nhiệm vụ chủ yếu.
-
Câu 19:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) ở Trung Quốc có điểm giống nhau là
A. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
B. Diễn ra ở các thành thị và nông thôn.
C. Không phải một cuộc cách mạng bạo lực.
D. Đã lật đổ được chế độ phong kiến.
-
Câu 20:
Theo em lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.
B. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
C. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.
D. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa.
C. Xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta.
D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc.
-
Câu 22:
Cách mạng tháng Tám chĩa mũi nhọn tấn công vào kẻ thù nào?
A. Pháp – Nhật.
B. Đế quốc phát xít Pháp – Nhật và chế độ phong kiến.
C. Chế độ phong kiến.
D. Phát xít Nhật.
-
Câu 23:
Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923).
C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
D. Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924).
-
Câu 24:
Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
B. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ.
C. Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
D. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 25:
Đóng góp đầu tiên, đồng thời cũng là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. Chuẩn bị tích cực về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đào tạo cán bộ cách mạng (1921-1929).
B. Gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân (1919).
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (tháng 2/1930).
D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đi theo khuynh hướng vô sản (tháng 7/1920).
-
Câu 26:
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930 là
A. Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
D. Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
-
Câu 27:
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III vì
A. Tổ chức này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
B. Tổ chức này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
C. Tổ chức này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
D. Tổ chức này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
-
Câu 28:
Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Đường số 4.
B. Đường số 3.
C. Đường số 2.
D. Ngã ba sông Gâm- sông Lô.
-
Câu 29:
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. Chiến dịch Biên giới thu- đông.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông.
D. Chiến dịch Tây Bắc thu- đông.
-
Câu 30:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là
A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.
C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não.
D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù.
-
Câu 31:
Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 là
A. thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
-
Câu 32:
Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
B. Đại bộ phân quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.
D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.
-
Câu 33:
Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
B. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).
-
Câu 34:
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế?
A. Tổ chức “Tâm tâm xã” được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu).
C. Phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
D. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925).
-
Câu 35:
Theo em sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A. Thành lập Công hội (1920).
B. Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923).
C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925).
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930).
-
Câu 36:
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghía Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Ảnh hưởng từ Nhật Bản.
-
Câu 37:
Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 có tính chất?
A. Dân tộc dân chủ.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Dân tộc dân chủ công khai.
D. Dân chủ.
-
Câu 38:
Tại sao cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 lại đi vào con đường cải lương, thỏa hiệp?
A. Do bị thực dân Pháp mua chuộc.
B. Do giai cấp tư sản đã đạt được mục tiêu của mình.
C. Do giai cấp tư sản Việt Nam có thế lực nhỏ yếu.
D. Do tính cải lương của bản thân giai cấp tư sản.
-
Câu 39:
Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 7 - 1925 với mục đích đoàn kết các dân tộc bị áp bức làm cách mạng, đánh đổ đế quốc là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
-
Câu 40:
Để học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở
A. Liên Xô.
B. Pháp.
C. Trung Quốc.
D. Anh.