Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Tôn Thất Tùng
-
Câu 1:
Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?
A. 1999.
B. 2000.
C. 2001.
D. 2003.
-
Câu 2:
Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979)..
D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).
-
Câu 3:
Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?
A. Lưu Thiếu Kì.
B. Đặng Tiểu Bình.
C. Chu Ân Lai.
D. Giang Trạch Dân.
-
Câu 4:
Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là gì?
A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
-
Câu 5:
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là
A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
-
Câu 6:
Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là
A. Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít giành độc lập dân tộc.
B. Trừ Nhật Bản, các quốc gia còn lại trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển.
C. Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
D. Hầu hết các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 7:
Hội nghị Ianta đã thỏa thuận vấn đề bán đảo Triều Tiên như thế nào?
A. Triều Tiên tạm thời chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
B. Thành lập ở phía Bắc Triều Tiên nhà nước Đại Hàn Dân quốc, phía Nam là nhà nước Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên.
C. Quân đội Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, phía Nam là quân đội Mĩ, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời.
D. Triều Tiên được chia thành hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự.
-
Câu 8:
Hội nghị nào đã đưa ra quyết định chia đôi bán đảo Triều Tiên thành 2 miền theo vĩ tuyến 38?
A. Hội nghị Pốtxđam.
B. Hội nghị Pari.
C. Hội nghị Xan Phranxico.
D. Hội nghị Ianta.
-
Câu 9:
Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Sự thất bại của phát xít Nhật.
B. Sự suy yếu của các nước thực dân.
C. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới.
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
-
Câu 10:
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
A. 1992
B. 1994
C. 1995
D. 1996
-
Câu 11:
Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông-ti-mo.
B. Brunây.
C. Mianma.
D. Campuchia.
-
Câu 12:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.
C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
-
Câu 13:
Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?
A. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
D. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
-
Câu 14:
Quốc gia nào dưới đây không tham gia thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?
A. Pháp.
B. Bỉ.
C. Hà Lan.
D. Thụy Điển.
-
Câu 15:
Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?
A. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan.
B. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bồ Đào Nha- Italia- Hà Lan.
C. Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan.
D. Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan- Hi Lạp.
-
Câu 16:
Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn nhất hành tinh về
A. Văn hóa - kinh tế.
B. Chính trị - kinh tế.
C. Quân sự - kinh tế.
D. Quân sự - chính trị.
-
Câu 17:
Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C. Liên hợp quốc.
D. Cộng đồng châu Âu (EC).
-
Câu 18:
Việc thực hiện kế hoạch Mácsan của Mỹ đã tác động đến tình hình châu Âu như thế nào?
A. Tạo nên sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
B. Tạo cơ sở cho sự hình thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất châu Âu - EU.
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về quân sự và chính trị giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. D.
D. Tạo nên sự hợp tác, đối thoại giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 19:
Để ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) của Mỹ, các nước Tây Âu đã tham gia
A. Liên minh châu Âu.
B. Kế hoạch Mácsan.
C. Tổ chức Liên hiệp ước Vácsava.
D. Tổ chức thống nhất Châu Phi.
-
Câu 20:
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới.
-
Câu 21:
Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, vai trò của Mĩ trên trường quốc tế như thế nào?
A. Mĩ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
B. Ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi.
C. Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001.
D. Mĩ thay đổi chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
-
Câu 22:
Vì sao năm 1991 trật tự “hai cực” Ianta lại sụp đổ?
A. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.
B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.
C. “Cực” Liên Xô đã tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không tồn tại.
D. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
-
Câu 23:
Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra
A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
-
Câu 24:
Nguyên nhân chủ quan cơ bản tạo nên nền kinh tế năng động của “con rồng” kinh tế Đài Loan là gì?
A. Chính quyền Đài Loan tiến hành những cải cách tiến bộ.
B. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật được coi trọng.
C. Nhận được sự trợ giúp của CHND Trung Hoa.
D. Dựa vào nguồn viện trợ tài chính từ Mĩ.
-
Câu 25:
Một trong những Nghị quyết của Hội nghị Ianta về kết thúc nhanh chóng chiến tranh châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất
A. sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công tận sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin.
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. tiêu diệt mầm mống của chủ nghĩa phát xít.
-
Câu 26:
Mục đích nào của bên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?
A. Tôn trọn g tà quyết của các dân tộc.
B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
-
Câu 27:
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
B. Đánh dấu sự hình thành một trào thế giới mới sau chiến tranh.
C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947.
D. Đánh dấu sự tác động tro thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự hai cụ lanta
A. Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu san đối thoại hơn tác.
-
Câu 29:
Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thế.
-
Câu 30:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đố vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là do
A. Sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
D. Sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 31:
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
A. Chủ nghĩa khủng bố.
B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố.
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh.
D. Sự can thiệp của các nước lớn.
-
Câu 32:
Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
A. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển.
B. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa.
C. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước.
D. Để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
-
Câu 33:
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
A. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật.
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa.
D. Do tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
-
Câu 34:
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Trật tự hai cực Ianta với sự đối đầu của Liên Xô và Mĩ.
B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
C. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới.
D. Sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối trọng với Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 35:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
A. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ.
B. Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật.
C. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
D. Tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.
-
Câu 36:
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Khoa học- kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
-
Câu 37:
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
D. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
-
Câu 38:
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
-
Câu 39:
Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.
B. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài.
C. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
D. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình.
-
Câu 40:
Các nước Tây Âu đã phải tuân theo điều kiện nào do Mĩ đặt ra để nhận được viện trợ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không đánh thuế hàng hóa của Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
B. Tổ chức tuyển cử tự dân dân chủ trong cả nước.
C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
D. Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.