Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Thạnh Lộc
-
Câu 1:
Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
A. Anh - Pháp - Mĩ.
B. Anh - Mĩ - Liên Xô.
C. Anh - Pháp - Đức.
D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.
-
Câu 2:
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
-
Câu 3:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc giải giáp Quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc là thỏa thuận tại hội nghị
A. Xan Phranxixco
B. Mátxcơva
C. Hội nghị Ianta
D. Pôtxđam
-
Câu 4:
Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.
C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.
D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
-
Câu 5:
Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?
A. Đức
B. Mông Cổ
C. Trung Quốc
D. Triều Tiên
-
Câu 6:
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Mĩ, Anh
D. Mĩ, Anh, Pháp
-
Câu 7:
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô.
B. Mỹ.
C. Anh.
D. Pháp.
-
Câu 8:
Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?
A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.
B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.
C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.
-
Câu 9:
Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh
B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.
D. Anh, Đức, Nhật Bản.
-
Câu 10:
Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
-
Câu 11:
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
-
Câu 12:
Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?
A. Mĩ sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân phiệt Nhật
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
C. Hồng quân Liên Xô tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.
D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
-
Câu 13:
Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?
A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước
B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu
D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc
-
Câu 14:
Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới
B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mĩ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta.
C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới
D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mĩ - Liên Xô sau chiến tranh
-
Câu 15:
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận
B. Do các nước tư bản hoàn toàn thao túng
C. Không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến
D. Có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu
-
Câu 16:
Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc
C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
-
Câu 17:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) có hạn chế gì?
A. Quá bất công với các nước bại trận và dân tộc thuộc địa
B. Không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản
C. Do các nước tư bản hoàn toàn chi phối
D. Tạo điều kiện để các nước phương Tây khôi phục lại quyền thống trị ở các thuộc địa cũ
-
Câu 18:
Việc triệu tập hội nghị Ianta và một trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh
B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh
C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc
D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu
-
Câu 19:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực gì đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam trong năm 1945?
A. Việt Nam không phải chịu sự tác động của cuộc đối đầu Xô- Mĩ
B. Tiêu diệt phát xít Nhật, tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa
C. Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Việt Nam không bị thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
-
Câu 20:
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
-
Câu 21:
Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Xan Phranxico
C. Hội nghị Pốtxđam
D. \Hội nghị Pari
-
Câu 22:
Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta?
A. Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
B. Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
C. Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
-
Câu 23:
Hội nghị Ianta 1945 thông qua quyết định nào?
A. Phân công quân đội các nước đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương.
B. Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối đầu sang đối thoại để thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. Thiết lập một trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực ngay sau chiến tranh.
-
Câu 24:
Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 - 1945)?
A. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
B. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
C. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
-
Câu 25:
Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
-
Câu 26:
Vấn đề quan trọng nhất khiến Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt là việc
A. Trừng phạt đối với các nước phát xít bại trận.
B. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. Thỏa thuận tiêu diệt phát xít Đức và Nhật Bản.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
-
Câu 27:
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta, cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Trở thành một khuôn khổ trật tự thế giới mới
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai
D. Mở ra một thời kì mới trong lịch sử nhân loại, thời kì Chiến tranh lạnh
-
Câu 28:
Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?
A. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở Châu Á
B. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật
-
Câu 29:
Theo nội dung của Hội nghị Pốt-đam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được thỏa thuận như thế nào?
A. Quân đội Anh và Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc
B. Giao cho quân đội Trung Hoa Dân quốc.
C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
D. Giao cho quân đội Anh và Pháp.
-
Câu 30:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc giải giáp Quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân Quốc là thỏa thuận tại hội nghị
A. Xan Phranxixco
B. Mátxcơva
C. Hội nghị Ianta
D. Pôtxđam
-
Câu 31:
Đâu không phải là điểm tương đồng giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?
A. Đều nhằm lật đổ chính quyền cũ ở địa phương
B. Đều là các cuộc vận động chính trị để làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của kẻ thù
C. Đều tạo cơ sở pháp lý và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
D. Đều diễn ra sau một thời gian dài đất nước bị chia cắt
-
Câu 32:
Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?
A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến
B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp
C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước
D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
-
Câu 33:
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
-
Câu 34:
Việt Nam đã vận dụng mô hình nào từ chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
A. Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
B. Kinh tế thị trường và có sự tham gia hoạt động kinh doanh của nhà nước
C. Kinh tế nhiều thành phần vận hành theo quy luật của thị trường
D. Kinh tế quan liêu, bao cấp
-
Câu 35:
Nguyên nhân chủ yếu quyết định việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 là gì?
A. Vì nguồn gốc của khủng hoảng là do mô hình kinh tế không phù hợp
B. Vì cải cách chính trị có thể làm ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng
C. Vì nguyện vọng của quần chúng là cải cách về kinh tế
D. Vì các thế lực thù địch tập trung mũi nhọn tấn công vào kinh tế
-
Câu 36:
Mở cửa hội nhập với thế giới Việt Nam có thể đón nhận được những cơ hội gì từ bên ngoài?
A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật
B. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý
C. Tham gia vào các liên minh quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ
D. Xây dựng nền chính trị dân chủ theo mô hình phương Tây
-
Câu 37:
Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
B. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và nguy cơ tụt hậu
C. Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc
D. Khó khăn trong vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí
-
Câu 38:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam
B. Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam
C. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập
D. Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới
-
Câu 39:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá lý luận cách mạng gì về Việt Nam?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin
B. Lý luận cách mạng vô sản
C. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
D. Chủ nghĩa Mác
-
Câu 40:
Sự kiện nào đánh dấu lịch sử Việt Nam khước từ khuynh hướng tư sản, lựa chọn đi theo khuynh hướng vô sản?
A. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập
C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại
D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cách mạng 1930-1931