Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử
Trường THPT Kỳ Lâm
-
Câu 1:
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật
A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
B. “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”.
C. dồn dân lập ấp chiến lược”.
D. “tìm diệt” và “chiếm đóng”.
-
Câu 2:
Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
A. đánh chắc, tiến chắc.
B. đánh nhanh, thắng nhanh.
C. đánh điểm diệt viện.
D. đánh du kích ngắn ngày.
-
Câu 3:
Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. Do bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên.
B. Do quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng.
C. Do ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp.
D. Do hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn.
-
Câu 4:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về việc ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?
A. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ.
B. Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Nava.
C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương.
D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.
-
Câu 5:
Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Do vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ.
B. Do ưu thế về hỏa lực của quân Pháp.
C. Do yêu cầu phải chặn nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam.
D. Do Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh.
-
Câu 6:
Điểm khác biệt căn bản của cuộc Tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?
A. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Thực hiện phương châm đánh chắc tiến chắc để tiêu diệt sinh lực địch.
C. Đánh vào hướng chiến lược quan trọng mà lực lượng địch rất mạnh.
D. Thực hiện tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, dài ngày.
-
Câu 7:
Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?
A. Tiếp tục tấn công vào nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất.
C. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch yếu nhất.
D. Chuyển hướng tấn công vào hậu phương của địch.
-
Câu 8:
Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Đánh vận động và công kiên.
D. Điều địch để đánh địch.
-
Câu 9:
Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?
A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Đánh vận động và công kiên.
D. Điều địch để đánh địch.
-
Câu 10:
Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?
A. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh.
C. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối mạnh.
D. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
-
Câu 11:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?
A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ.
C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ.
-
Câu 12:
Trong đông - xuân 1953-1954, Bộ chính trị xác định phương châm chiến lược của các cuộc tấn công quân sự là gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Đánh chắc, thắng chắc”.
C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
-
Câu 13:
Việc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương (1951-1953) đã thể hiện âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy tự do dân chủ ở Đông Nam Á.
B. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Đông Nam Á.
D. Ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản.
-
Câu 14:
Việc Mĩ giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) có nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ hay không? Vì sao?
A. Không. Vì đây chỉ là sự giúp đỡ đồng minh đơn.
B. Có. Vì Mĩ đã đưa quân viễn chinh vào giúp Pháp xâm lược Đông Dương.
C. Không. Vì Việt Nam không phải là điểm trọng tâm trong chiến lược toàn cầu.
D. Có. Vì đàn áp cách mạng Việt Nam nằm trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu.
-
Câu 15:
Điểm chung giữa các kế hoạch quân sự: kế hoạch tấn công Việt Bắc (1947); kế hoạch Rơve; kế hoạch Nava của thực dân Pháp triển khai ở Đông Dương là
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. đánh nhanh thắng nhanh.
C. thực hiện chiến tranh tổng lực.
D. giành thắng lợi quyết định.
-
Câu 16:
Mục đích chung giữa ba kế hoạch quân sự của Pháp: Đờ Lát đơ Tátxinhi, Rơve, Nava là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.
C. giành thế chủ động trên chiến trường.
D. giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
-
Câu 17:
Các kế hoạch Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava của thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?
A. Giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. Mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh xâm lược.
C. Buộc Việt Nam phải đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Pháp.
D. Giành lại thế chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ.
-
Câu 18:
Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
A. Xây dựng hệ thống phòng tuyến công sự bao quanh đồng bằng Bắc Bộ.
B. Tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh.
C. Tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định vùng tạm chiếm.
D. Chuyển hướng tiến công chiến lược vào phía Nam.
-
Câu 19:
Kế hoạch Nava khi vừa mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì
A. Không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động.
B. Phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển.
C. Bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
D. Ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán sâu sắc.
-
Câu 20:
Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: kế hoạch Nava vừa ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại?
A. Đúng. Vì nó tạo ra mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. Sai. Vì được trang bị đầy đủ thiết bị quân sự hiện đại.
C. Sai. Vì lực lượng quân đội huy động cho kế hoạch lớn và tinh nhuệ.
D. Đúng. Vì thời gian để chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng).
-
Câu 21:
Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là
A. một kế hoạch tập trung binh lực.
B. một kế hoạch phân tán binh lực.
C. kế hoạch thực dân kiểu cũ.
D. kế hoạch chiếm đất giữ dân.
-
Câu 22:
Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
B. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
C. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền.
D. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe.
-
Câu 23:
Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?
A. đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
B. đi từ đấu tranh chính trị hòa bình lên khởi nghĩa từng phần.
C. đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
-
Câu 24:
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
C. Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.
D. Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.
-
Câu 25:
Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
B. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
D. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
-
Câu 26:
Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
-
Câu 27:
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là:
A. Có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và nhân loại tiến bộ.
D. Có sự kết hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao.
-
Câu 28:
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng nghệ thuật gì?
A. Dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế.
B. Dùng sức mạnh của vật chất đánh thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần.
C. Lấy số lượng quân đông thắng vũ khí chất lượng cao.
D. Lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều.
-
Câu 29:
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm giống nhau về
A. Đối tượng tiến công.
B. Hướng tiến công chủ yếu.
C. Vai trò của lực lượng chính trị.
D. Huy động lực lượng.
-
Câu 30:
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có điểm gì khác về hình thức tiến công so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng chính trị.
B. Là cuộc tiến công quân sự đồng loạt của lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt trận.
C. Là sự phối hợp chiến đấu của các quân chủng, binh chủng có sự hỗ trợ của lực lượng biệt động.
D. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy của quần chúng.
-
Câu 31:
Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng.
B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.
C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
D. Là những trận quyết chiến chiến lược.
-
Câu 32:
Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới.
C. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc.
D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.
-
Câu 33:
Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
C. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
D. Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam.
-
Câu 34:
Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.
D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
-
Câu 35:
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là gì?
A. Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.
B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Lực lượng tham gia cách mạng được xây dựng, chuẩn bị chu đáo.
D. Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được xây dựng, củng cố.
-
Câu 36:
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện.
B. Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
D. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn.
-
Câu 37:
Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)
A. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương.
B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ.
D. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
-
Câu 38:
Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới.
D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
-
Câu 39:
Đâu không phải là nguyên nhân để Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng?
A. Quân Giải phóng chưa đủ khả năng để tấn công vào Sài Gòn.
B. Để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên.
C. Để tranh thủ thời cơ chiến lược.
D. Quân đội Sài Gòn bỏ ngỏ vùng duyên hải miền Trung để cố thủ Sài Gòn.
-
Câu 40:
Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là
A. Bố phòng nặng ở 2 đầu.
B. Tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên.
C. Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.
D. Cố thủ ở Tây Nguyên.