Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Trưng Vương
-
Câu 1:
Đây là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước?
A. Gia Lai
B. Kon Tum
C. Đắc Lắc
D. Lâm Đồng
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
A. Tháng 7
B. Tháng 8
C. Tháng 9
D. Tháng 10
-
Câu 3:
Thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) là thời kì hoạt động mạnh của gió?
A. Tây Nam
B. Tín Phong
C. Gió phơn
D. Đông Bắc
-
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, xác định tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hằng năm lớn nhất ở Bắc Trung Bộ?
A. Hà Tĩnh
B. Quảng Trị
C. Quảng Bình
D. Nghệ An
-
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 2007 là?
A. 27,4%.
B. 76,2%.
C. 24,7%.
D. 72,6%.
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại 2 ở vùng Tây Nguyên?
A. Kon Tum
B. Pleiku
C. Đà Lạt
D. Bảo Lộc.
-
Câu 7:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn lãnh thổ tỉnh Kon Tum có mật độ dân số?
A. dưới 50 người/km2
B. từ 50 – 100 người/km2
C. từ 101 – 200 người/km2
D. từ 201 – 500 người/km2
-
Câu 8:
Căn cứ Átlát trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây không có độ che phủ rừng trên 60%?
A. Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum
C. Tuyên Quang, Lâm Đồng, Kon Tum
D. Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng
-
Câu 9:
Căn cứ Átlát trang 21, hãy cho biết ngành chuyên môn hóa nào sau đây không phải của trung tâm công nghiệp Đà Nẵng?
A. Đóng tàu
B. Chế biến nông sản
C. Cơ khí
D. Hóa chất
-
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, tỉ trọng lao động đang làm việc ở khu vực dịch vụ của nước ta năm 2007 là?
A. 24,6%.
B. 20,0%.
C. 26,1%.
D. 18,2%.
-
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cẩm Phả
B. Việt Trì
C. Hạ Long
D. Thái Nguyên
-
Câu 12:
Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về?
A. diện tích cây ăn quả
B. sản lượng cây cao su.
C. trữ năng thủy điện
D. diện tích cây cà phê.
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao hơn trung bình tháng 1
B. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước trên 20°C (trừ vùng núi cao).
C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 chênh lệch giữa các vùng ít.
D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ Bắc vào Nam.
-
Câu 14:
Tác động của việc giải quyết vấn đề thủy lợi ở Đông Nam Bộ?
A. giải quyết nước tưới trong mùa khô
B. giải quyết nước cho sản xuất công nghiệp
C. tiêu nước trong mùa mưa, chống ngập úng
D. tăng hệ số sử dụng đất trồng trọt hàng năm
-
Câu 15:
Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm?
A. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
B. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
C. liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
D. ở vị trí tiếp giáp ở lục địa và đại dương.
-
Câu 16:
Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào?
A. Độ mặn trung bình là 32-33‰, thay đổi theo mùa.
B. Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C.
C. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ và cạn
D. Sóng trên biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa đông bắc.
-
Câu 17:
Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết các tỉnh ở DHNTB có nghề nuôi tôm rất phát triển là?
A. Phú Yên, Khánh Hòa
B. Ninh Thuận, Bình Định
C. Bình Định, Khánh Hòa
D. Bình Thuận, Phú Yên.
-
Câu 18:
Hoạt động khai thác thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh hơn Bắc Trung Bộ, do có?
A. lao động trình độ kĩ thuật cao
B. nhiều vũng,vịnh, đầm phá ven bờ
C. hai ngư trường trọng điểm
D. phương tiện đánh bắt hiện đại.
-
Câu 19:
Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?
A. Tháng 10 - tháng 12
B. Tháng 1 - tháng 3
C. Tháng 5 - tháng 10
D. Tháng 3 - tháng 5
-
Câu 20:
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?
A. tìm thị trường xuất khẩu ổn định
B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh
C. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
D. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm
-
Câu 21:
Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. đất đai
B. địa hình
C. khí hậu
D. nguồn nước
-
Câu 22:
Công nghiệp của vùng BTB chủ yếu dựa trên?
A. chủ yếu từ nguồn khoáng sản
B. nguồn nguyên liệu từ nông-lâm-thủy sản
C. nguồn lao động dồi dào chất lượng cao
D. cơ sở hạ tầng vững mạnh
-
Câu 23:
Ở nước ta, kinh tế trạng trại phát triển mạnh nhất là?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 24:
Đây là một trong những vùng đất phèn lớn của ĐBSCL?
A. dải dọc sông Tiền, sông Hậu
B. ven Biển Đông
C. ven vịnh Thái Lan
D. Tứ giác Long Xuyên
-
Câu 25:
Hệ thống sông ngòi của ĐBSCL không có thế mạnh về?
A. thủy lợi
B. giao thông vận tải
C. thủy điện
D. bồi đắp phù sa.
-
Câu 26:
Để tăng hệ số sử dụng đất ở duyên hải Nam Trung Bộ biện pháp quan trọng hàng đầu là?
A. trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển
B. trồng cây chịu hạn, bảo vệ rừng đầu nguồn.
C. xây dựng hồ chứa nước, bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. có các biện pháp chống thiên tai vào mùa mưa bão.
-
Câu 27:
Vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là?
A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
B. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên
C. hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
-
Câu 28:
Lũ lụt xảy ra đột ngột ở đồng bằng DHNTB, nguyên nhân chính là do?
A. rừng đầu nguồn bị tàn phá
B. địa hình đồi núi cắt xẻ
C. sông ngòi ngắn, dốc
D. đồng bằng nhỏ hẹp
-
Câu 29:
Đàn lợn của TDMNBB gần đây tăng nhanh nhờ vào?
A. nhiều giống có năng suất cao
B. đồng bào dân tộc đã có nhiều tiến bộ trong chăn nuôi
C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được giải quyết tốt hơn
D. khoa học kỹ thuật phát triển
-
Câu 30:
Với đặc điểm khí hậu có mùa đông lạnh, ở ĐBSH có lợi thế để?
A. tăng diện tích lúa đông xuân
B. nuôi được gia súc xứ lạnh
C. trồng rau vụ đông
D. sản xuất cây CN ôn đới
-
Câu 31:
Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt
B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến
C. hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ
D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến
-
Câu 32:
Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động?
A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu
B. Giảm bớt tình trạng độc canh
C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường
D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển
-
Câu 33:
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào?
A. sự suy giảm của các cường quốc khác
B. trình độ khoa học kỹ thuật cao
C. liên doanh với các hãng nồi tiếng ở nước ngoài
D. nguồn nguyên liệu phong phú
-
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(đơn vị: triệu tấn)
Vùng
1995
2000
2002
2005
Cả nước
1,58
2,25
2,64
3,47
Đồng bằng sông Cửu Long
0,82
1,17
1,36
1,85
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006)
Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước là?
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ cột
-
Câu 35:
Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do?
A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều
B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao
D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế
-
Câu 36:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha)
Năm
1985
1995
2013
Đông Nam Á
3,4
4,9
9,0
Thế giới
4,2
6,3
12,0
(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á?
A. Diện tích có xu hướng tăng liên tục
B. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới.
C. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới.
D. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới.
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu sau:
GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2010.
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
2000
2003
2005
2007
2010
Khu vực I
108,2
138,3
176,0
232,6
407,6
Khu vực II
162,2
242,1
344,2
474,7
814,1
Khu vực III
171,2
233,0
319,0
436,7
759,2
Tổng số
441,6
613,4
839,2
1144,0
1980,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2011)
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. GDP ở khu vực I luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Năm 2010, tỉ trọng GDP ở khu vực III đạt 42.3%.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tăng 348,6%.
D. Giá trị GDP ở khu vực II biến động mạnh qua các năm
-
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây là không chính xác?
A. Năng suất lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007 tăng liên tục.
B. Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực đạt 59,2%.
C. Diện tích trồng lúa nước ta từ 2000 – 2007 biến động mạnh.
D. Sản lượng lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007 tăng 1,1 lần.
-
Câu 39:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Lúa đông xuân
Lúa hè thu
Lúa mùa
2005
2 942,1
2 349,3
2 037,8
2010
3 085,9
2 436,0
1 967,5
2014
3 116,5
2 734,1
1 965,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
A. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm
B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng
C. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu
D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu
-
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG ĐÀN TRÂU BÒ CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn con)
Cả nước
Trung Du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Trâu
2559,5
1470,7
92,0
Bò
5156,7
914,2
662,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Tỉ trọng đàn trâu, đàn bò của Trung Du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước là?
A. 48,5; 21,3%.
B. 56,5; 20,1%.
C. 57,5; 17,7%.
D. 70,8; 25,6%.