Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
-
Câu 2:
Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Giáp với nhiều biển và đại dương
B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi
C. Có đường chí tuyến chạy qua
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới
-
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới (Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1985
1995
2013
Đông Nam Á
3,4
4,9
9
Thế Giới
4,2
6,3
12
Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013 biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ kết hợp (cột, đường)
D. Biểu đồ miền.
-
Câu 4:
Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là?
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải
B. Nội thủy
C. Vùng đặc quyền về kinh tế
D. Lãnh hải
-
Câu 5:
Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 22' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh?
A. Lạng Sơn
B. Lào Cai
C. Cao Bằng
D. Hà Giang
-
Câu 6:
Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?
A. Có nền nhiệt độ cao
B. Lượng mưa trong năm lớn
C. Có bốn mùa rõ rệt
D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa
-
Câu 7:
Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là?
A. Đồng bằng
B. Núi trung bình
C. Đồi núi thấp
D. Núi cao
-
Câu 8:
Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là?
A. Kon Ka Kinh
B. Ngọc Linh
C. Lang Bian
D. Bà Đen
-
Câu 9:
Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở?
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp
-
Câu 10:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 11:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?
A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng
B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm
C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng
D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm
-
Câu 12:
Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là?
A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
B. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới
C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
-
Câu 13:
Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng?
A. Phân bố đồng đều các cây trồng, vật nuôi giữa các vùng
B. Tăng tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu nông nghiệp của các vùng
C. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển vùng chuyên canh
D. Chia đều ruộng đất cho người lao động
-
Câu 14:
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì?
A. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực
B. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu
C. Do thiếu lao động trong sản xuất lương
D. Do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng
-
Câu 15:
Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là?
A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa
B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân
C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
-
Câu 16:
Trong những năm qua, sản lựng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do?
A. Tăng diện tích canh tác
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Đẩy mạnh khai hoang phục hóa
D. Tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu ăn và cây ăn quả ở nước ta là?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ
-
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 19:
Căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp ( năm 2007) ở atlat địa lí Việt nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta là?
A. Bắc Giang, Thanh Hóa
B. Nghệ An , Sơn La
C. Nghệ An , Lạng Sơn
D. Thanh Hóa, Phú Thọ
-
Câu 20:
Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do?
A. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác
B. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ
C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
D. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường
-
Câu 21:
Ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước
B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước
C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng
D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào
-
Câu 22:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do?
A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc- đông nam
B. ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung
C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều
D. Các đồng bằng đón gió
-
Câu 23:
Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Thài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái
B. Sức ép lớn của dân số
C. Thiên tai còn nhiều
D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước
-
Câu 24:
Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do?
A. Diện tích ngày càng được mở rộng
B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm
C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh
D. Tăng vụ
-
Câu 25:
Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. Nước ngọt
B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng ngập mặn
D. Cải tạo giống
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. Sóc Trăng, Kiên Giang
B. Cần Thơ, Cà Mau
C. Long Xuyên, Kiên Lương
D. Tân An, Mỹ Tho
-
Câu 27:
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Đồng Nai
B. Bà Rịa – Vũng Tàu
C. Bình Dương
D. Long An
-
Câu 28:
Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là?
A. Tăng cường cơ sở năng lượng
B. Bổ sung lực lượng lao động
C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
D. Hỗ trợ vốn
-
Câu 29:
Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2014
Sản phẩm
2000
2005
2010
2014
Than sạch (nghìn tấn)
11609,0
34093,0
44835,0
41086,0
Dầu thô khai thác (nghìn tấn)
16291,0
18519,0
15014,0
17329,0
Khí tự nhiên ở dạng khí (triệu m3)
1596,0
6440,0
9402,0
10210,0
Điện phát ra (triệu kwh)
26683,0
52078,0
91722,0
141250,0
Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000-2014
A. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2010.
B. Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (5,3 lần)
C. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định.
D. Sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng.
-
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng năm 2000-2007?
A. Da giày có giá trị thấp hơn giấy-in-văn phòng phẩm
B. Dệt may luôn chiếm giá trị cao nhất.
C. Da giày tăng và chiếm giá trị lớn nhất.
D. Sản xuất giấy-in-văn phòng phẩm có xu hướng giảm
-
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
B. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
D. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
-
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A. Lào Cai, Hữu Nghị
B. Móng Cái, Tây Trang.
C. Lào Cai, Na Mèo
D. Hữu Nghị, Na Mèo.
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế?
A. Cát Bi (Hải Phòng)
B. Cần Thơ
C. Nội Bài (Hà Nội).
D. Đà Nẵng.
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Mũi Cà Mau
B. Lò Gò – Xa Mát
C. Tràm Chim.
D. U Minh Thượng.
-
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007?
A. Khách nội địa giảm qua các năm.
B. Doanh thu tăng qua các năm.
C. Khách nội địa cao hơn khách quốc tế qua các năm.
D. Khách quốc tế tăng qua các năm.
-
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và trang 17, hãy cho biết bãi biển Mỹ Khê nằm ở vùng kinh tế nào của nước ta sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990 – 2005
Năm
Số dân thành thị (triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
12,9
19,5
2000
18,8
24,2
2005
22,3
26,7
2007
23,7
27,4
Từ bảng số liệu trên, xác định loại biểu đồ thích hợp?
A. Miền
B. Tròn
C. Đường
D. Kết hợp
-
Câu 38:
Cho bảng số liệu sau: Khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 1995 đến 2007:
Năm
1995
2000
2005
2007
Khách du lịch (triệu lượt)
6,9
13,3
19,5
23,3
Doanh thu (nghìn tỉ đồng)
8,0
17,4
30,0
56,0
Nhận xét nào sau đây nêu rõ tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn trên?
A. Số lượt khách và doanh thu du lịch ngày càng tăng mạnh
B. Doanh thu năm 2007 gấp 6 lần năm 1995.
C. Khách du lịch tăng hơn 2 lần năm 2007 so với 1995
D. Khách du lịch tăng cao hơn doanh thu.
-
Câu 39:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại.
B. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000-2014
C. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000-2014
D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000-2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
-
Câu 40:
Thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước là do có những thuận lợi sau?
A. Có vị trí địa lí thuận lợi, kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển với năng lực bốc dỡ lớn nhất miền Bắc.
B. Tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
C. Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu nông sản
D. Có thị trường tại chỗ, nguồn lao động lành nghề và thu hút mạnh vốn đầu tư.