Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Quế Võ
-
Câu 1:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta?
A. là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. là đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta.
C. được tính từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.
D. vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Nam
B. Đông Bắc
C. Tây Bắc
D. Trường Sơn Bắc
-
Câu 3:
Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại không mang lại kết quả nào dưới đây?
A. làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ mới
B. nâng cao tỉ lệ đóng góp của khu vực II
C. phát triển xu thế mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài
D. tăng cường tỉ lệ lao động trí óc.
-
Câu 4:
Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do?
A. mở rộng buôn bán với các nước.
B. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
C. nâng cao chất lượng lao động
D. thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
-
Câu 5:
Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta do?
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.
C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế.
D. nắm các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
-
Câu 6:
Cho bảng số liệu :
GIÁ TRỊ GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Năm
2005
2013
Nông - lâm - ngư nghiệp
176,4
658,8
Công nghiệp - xây dựng
348,5
1373,0
Dịch vụ
389,1
1552,5
Tổng số
914,0
3584,3
Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của nước ta năm 2013 là?
A. 25%
B. 19,3%
C. 42,6%
D. 38,3%
-
Câu 7:
Mục đích chính của việc ban hành “Sách đỏ Việt Nam” là gì?
A. Để đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
B. Để đánh giá tình hình suy giảm tài nguyên và môi trường.
C. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
D. Kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ tài nguyên.
-
Câu 8:
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Thủ Dầu Một không có ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Sản xuất giấy, xenlulô
B. Sản xuất ô tô
C. Cơ khí
D. Dệt, may
-
Câu 9:
Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở?
A. Bắc Trung Bộ
B. đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. đồng bằng sông Hồng
-
Câu 10:
Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta là?
A. đồng bằng sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ
C. đồng bằng Sông Hồng.
D. duyên Hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng chính là tây bắc - đông nam?
A. Ngân Sơn
B. Bạch Mã
C. Con Voi
D. Đông Triều.
-
Câu 12:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Mê Công (trạm Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VIII
B. Tháng VII
C. Tháng VI.
D. Tháng X.
-
Câu 13:
Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội và hoạt động giao lưu kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là?
A. đường bộ
B. đường sông
C. đường hàng không
D. đường biển.
-
Câu 14:
Nét tương đồng về thế mạnh của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là?
A. khoáng sản
B. thủy điện
C. lâm sản
D. du lịch.
-
Câu 15:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta là gì?
A. Khai thác bừa bãi, quá mức
B. Nạn cháy rừng do đốt
C. Chủ trương, chính sách của Nhà nước
D. Sự tàn phá của chiến tranh.
-
Câu 16:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tỉ trọng cây công nghiệp còn rất thấp dưới 10% và đang có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5,9%, cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng caonhất.
C. Tỉ trọng cây lương thực lớn nhất nhưng lại tăng tới 8%, cây thực phẩm giảm.
D. Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác giảm 4,9%.
-
Câu 17:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15: tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân số nông thôn ở nước ta năm 2007 lần lượt là?
A. 23,37 triệu người và 61,8 triệu người
B. 23,37 triệu và 72,6%.
C. 27,4% và 72,6%.
D. 61,8 triệu người và 27,4%.
-
Câu 18:
Do đâu trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số nước ta đã chậm lại?
A. tỉ lệ sinh giảm nhanh
B. thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
C. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
D. tỉ lệ tử có xu hướng tăng lên.
-
Câu 19:
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây không phải là vườn quốc gia?
A. Bù Gia Mập
B. Lò Gò-Xa Mát
C. Cát Tiên
D. Cần Giờ
-
Câu 20:
Hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều đang ở chặng đường của?
A. nền kinh tế nông nghiệp
B. nền kinh tế công nghiệp
C. nền kinh tế tri thức
D. nền kinh tế dịch vụ.
-
Câu 21:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KỲ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực
1990
1997
2004
2010
Khu vực 1
7,0
2,0
0,9
0,9
Khu vực 2
25
27
19,7
20,4
Khu vực 3
68
71
79,4
78,7
Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng nào?
A. Giảm tỉ trọng GDP của khu vực 3, tăng tỉ trọng GDP của khu vực 2.
B. Tỉ trọng GDP của khu vực 1 có tăng nhưng không đáng kể.
C. Tỉ trọng GDP của khu vực 3 có xu hướng tăng và luôn cao nhất
D. Tỉ trọng GDP của khu vực 2 có xu hướng tăng và luôn thấp nhất.
-
Câu 22:
Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung bộ là gì?
A. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.
-
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta?
A. Trung du ,miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007.
C. Lúa được trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007.
-
Câu 24:
Khu vực nào sau đây được đánh giá là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay?
A. Đông Nam Á
B. Tây Âu
C. Bắc Phi
D. Châu Á - Thái Bình Dương
-
Câu 25:
Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là?
A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan
B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a
C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
-
Câu 26:
Kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta liên tục tăng do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
B. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng
C. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh
D. Việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
-
Câu 27:
Nét đặc trưng để phân biệt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các vùng kinh tế khác là gì?
A. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất, có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
B. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Phát triển các ngành dịch vụ.
-
Câu 28:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. FDI toàn cầu tăng mạnh và tăng liên tục
B. FDI toàn cầu và vào các nước đang phát triển tăng liên tục
C. FDI vào các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp và tăng chậm
D. FDI vào các nước đang phát triển tăng mạnh.
-
Câu 29:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là?
A. củng cố các công trình đê chắn sóng ven biển
B. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão
C. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão
D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh
-
Câu 30:
Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành?
A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao
B. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài
C. Có thế mạnh phát triển lâu dài
D. Tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
-
Câu 31:
Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ?
A. Công nghiệp năng lượng
B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
C. Công nghiệp chế biến lâm sản
D. Công nghiệp điện tử, cơ khí
-
Câu 32:
Trung Quốc và Việt Nam có điều kiện phát triển nông nghiệp giống nhau là?
A. có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn
B. đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới
C. đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu nhiệt đới gió mùa
D. nằm trong vùng châu Á gió mùa, mưa nhiều
-
Câu 33:
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng và chiếm tỉ trọng lớn nhất do?
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
B. cơ cấu ngành đa dạng: gồm ba nhóm với 29 ngành
C. giải quyết được nhiều việc làm cho lao động.
D. đảm bảo nhu cầu thiết yếu không thể thay thế được.
-
Câu 34:
Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện của nước ta là?
A. các sông lớn chủ yếu bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ
B. hầu hết sông ngòi nước ta ngắn, dốc.
C. lượng nước phân bố không đều trong năm.
D. sông nhiều nước nhưng rất giàu phù sa.
-
Câu 35:
Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì?
A. nằm ở vĩ độ cao và nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ địa lí
B. có nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình vùng núi
C. đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
-
Câu 36:
Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012
Năm
2005
2007
2010
2012
Tổng kim ngạch (tỉ USD)
69
111
157
229
- Xuất khẩu
32
49
72
115
- Nhập khẩu
37
62
85
114
Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch (%)
100
161
228
332
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Để thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch của nước ta giai đoạn 2005-2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).
C. Biều đồ đường
D. Biểu đồ miền.
-
Câu 37:
Tính thất thường của yếu tố khí hậu nước ta gây khó khăn nhất đối với việc?
A. phát triển cây có nguồn gốc nhiệt đới
B. lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp.
C. phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt đới.
D. hệ thống canh tác của từng vùng.
-
Câu 38:
Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng trong việc đánh bắt xa bờ của nước ta là?
A. bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa
B. bảo vệ dầu khí, bảo vệ mặt nước
C. bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng biển.
D. bảo vệ ngư dân, bảo vệ đất liền.
-
Câu 39:
Biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất để giữ vững và nâng cao sản lượng lúa gạo của các nước Đông Nam Á?
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
B. Đổi mới cơ cấu giống cây trồng
C. Mở rộng diện tích đất canh tác
D. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
-
Câu 40:
Với vị trí tiếp giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng được?
A. cung cấp nguyên, nhiên liệu
B. bổ sung nguồn lao động kĩ thuật cao
C. bổ sung nguồn lợi thủy hải sản
D. cung cấp nguồn lương thực