Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Phan Đình Phùng
-
Câu 1:
ASEAN có bao nhiêu thành viên?
A. 11
B. 7
C. 9
D. 10
-
Câu 2:
Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
B. Đồng bằng chiếm phần lớn diện
C. Địa hình phân hóa đa dạng
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
-
Câu 3:
Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở Châu Phi và Tây Nam Á là nhờ?
A. gió mùa
B. Biển
C. địa hình
D. sông ngòi
-
Câu 4:
Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản ?
A. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
B. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
C. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
D. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau
-
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào không giáp biên giới Trung Quốc trên đất liền ?
A. Sơn La.
B. Lai Châu
C. Quảng Ninh
D. Cao Bắng
-
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh nào nước ta tiếp giáp cả Lào và Cam pu chia?
A. Đắc Lắk
B. Kon Tum
C. Quảng Nam
D. Pleiku
-
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, dãy núi nào được coi là ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam?
A. Sông Thu
B. Bạch Mã
C. Tam Điệp
D. Hoành Sơn
-
Câu 8:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng có tần suất bão nhiều nhất đổ bộ vào nước ta?
A. tháng 8
B. tháng 11
C. tháng 9
D. tháng 10
-
Câu 9:
Dựa vào Atlat trang 10, lưu lượng nước sông Cửu Long (tại trạm Mỹ Thuận) đạt đỉnh vào tháng mấy?
A. Tháng 1
B. Tháng 8
C. Tháng 9
D. Tháng 10
-
Câu 10:
Cho bảng số liệu về diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
(đơn vị: nghìn ha)
Năm
2010
2013
Đồng bằng sông Hồng
1150,1
1129,9
Đồng bằng sông Cửu Long
3945,9
4340,3
(Nguồn: Niên gián thống kê năm 2016)
Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, 2013 , biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Dạng miền
B. Hình tròn
C. Đường biểu diễn
D. Biểu đồ cột.
-
Câu 11:
Dựa vào át lát địa lí viet nam trang 14,cao nguyên nào cao nhất ở tây nguyên?
A. Lâm Viên
B. Di linh
C. Plây-cu
D. Đắc Lắc
-
Câu 12:
Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì?
A. Có những hệ núi cao ăn lan ra biển nên bờ biển khúc khuỷu
B. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài Sang tận Ma- lai- xi- a
C. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, Chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển
-
Câu 13:
Gió mùa Tây Nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian?
A. từ tháng V-X
B. từ tháng VI-VIII
C. tứ tháng VII-IX
D. từ tháng V-VII
-
Câu 14:
Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng?
A. Sự tích tụ ôxit nhôm ( Al2O3).
B. Sự tích tụ ôxit sắt ( Fe2O3) và ôxit nhôm ( Al2O3)
C. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+ , K , M+.
D. Sự tích tụ ôxit sắt ( Fe2O3)
-
Câu 15:
Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng nước ta
Năm
Tổng diện tích (Triệu ha)
Rừng tự nhiên (triệu ha)
Rừng trồng (triệu ha)
Độ che phủ (%)
1943
14,3
14,3
0
43
1983
7,2
6,8
0,4
22
2006
12,9
10,4
2,5
39
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943 - 2006 là?
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ cột đôi
D. Biểu đồ kết hợp (cột chồng – đường)
-
Câu 16:
Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
B. Vấn đề giải quyết việc làm
C. Việc phát triển giáo dục và y tế.
D. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
-
Câu 17:
Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo
B. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú
C. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật
D. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
-
Câu 18:
Năm 2004, nước ta có mấy thành phố trực thuộc Trung ương?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 19:
Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là?
A. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
-
Câu 20:
Đô thị đầu tiên của nước ta?
A. Hội An
B. Hà Nội
C. Thăng Long
D. Cổ Loa
-
Câu 21:
Đường dây 500 kv có điểm đầu và điểm cuối?
A. Hoà Bình-Phú Lâm
B. Hoà Bình- Hà Tĩnh
C. Hà Nội- TP Hồ Chí Minh
D. Hoà Bình –Năm Căn
-
Câu 22:
Cho bảng số liệu:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP Ở VIỆT NAM
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí
( triệu USD)
Vốn thực hiện
( triệu USD)
1991
152
1292
329
1995
415
6937
2556
1996
372
10164
2714
1997
349
5591
3115
2000
391
2839
2414
2005
970
6840
3309
2006
987
12004
4100
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam?
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ kết hợp.
D. Biểu đồ cột chồng
-
Câu 23:
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Bắc Trung bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam bộ
-
Câu 24:
Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về các ngành nào sau đây?
A. Dệt may,thuỷ điện,luyện kim màu
B. Lương Thực,thuỷ sản,trái cây
C. Chăn nuôi trâu,trồng cây công nghiệp lâu năm
D. Chế biến gỗ,điện tử
-
Câu 25:
Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào có quy mô lớn?
A. Đà Nẵng,Cần Thơ
B. Nha trang,Quy Nhơn
C. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
D. Hải Phòng, Biên Hoà
-
Câu 26:
Trong những năm qua, sản lượng lúa của nước ta tăng lên liên tục chủ yếu là do?
A. đưa vào sử dụng các giống lúa mới
B. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp
C. mở rộng diện tích gieo trồng lúa
D. thâm canh tăng năng suất lúa.
-
Câu 27:
Cho biểu đồ:
Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2014 ở trên. Để đọc và hiểu biều đồ cần phải bổ sung nội dung nào sau đây?
A. Chú giải
B. Tên biểu đồ
C. Năm
D. Chú thích
-
Câu 28:
Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là?
A. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển.
B. mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt
C. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
D. diện tích đất canh tác không lớn
-
Câu 29:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là?
A. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
D. đất badan có tầng phong hoá sâu, lượng mưa tập trung vào mùa mưa
-
Câu 30:
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là?
A. thiếu nước ngọt
B. diện tích đất mặn và phèn lớn
C. diện tích đất mặn và phèn lớn.
D. thuỷ triều tác động mạnh.
-
Câu 31:
Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta thành 3 nhóm ngành là?
A. công dụng của sản phẩm
B. nguồn nguyên liệu
C. đặc điểm sản xuất.
D. phân bố sản xuất.
-
Câu 32:
Đặc điểm tự nhiên tương đồng tạo cho Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên hình thành được vùng chuyên canh chè là?
A. địa hình đồi núi và cao nguyên
B. có nhiều nơi khí hậu mát mẻ
C. diện tích đất feralit lớn, tơi xốp
D. khí hậu nhiệt đới, ẩm, mưa nhiều
-
Câu 33:
Nguyên nhân trực tiếp giúp sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là do?
A. tăng số lượng tàu thuyền và công suất của tàu
B. thời tiết thuận lợi
C. người dân có nhiều kinh nghiệm
D. tăng số lượng cảng cá
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không nằm trên đất liền?
A. Chu Lai
B. Định An
C. Nhơn Hội
D. Phú Quốc
-
Câu 35:
Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 36:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng nào không phải của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Chân Mây
B. Nhật lệ
C. Cửa Lò
D. Dung Quất
-
Câu 37:
Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh?
A. Quảng Bình
B. Lạng Sơn
C. Quảng Ninh
D. Thái Nguyên
-
Câu 38:
Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là?
A. Chè
B. Thuốc lá
C. đậu tương
D. Cà phê
-
Câu 39:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Hà Tĩnh
B. Thanh Hóa
C. Quảng Ngãi
D. Quảng Trị.
-
Câu 40:
Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là?
A. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng
B. Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn
D. Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi