Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Trần Cao Vân lần 2
-
Câu 1:
Biện pháp hạn chế xói mòn đất ở đồi núi nước ta là?
A. bón phân thích hợp.
B. đẩy mạnh thâm canh
C. làm ruộng bậc thang
D. tiến hành tăng vụ.
-
Câu 2:
Chống bão ở nước ta phải luôn kết hợp với chống?
A. hạn hán.
B. sương muối
C. động đất
D. ngập lụt
-
Câu 3:
Ở Nam Bộ, ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh là:
A. dầu khí – điện – phân đạm từ khí
B. cơ khí – dầu khí – hóa chất
C. dầu khí – điện – luyện kim.
D. cơ khí – điện – phân đạm từ khí.
-
Câu 4:
Các sản phẩm nào sau đây thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta?
A. Gạo, ngô
B. Sữa, bơ
C. Chè, cà phê.
D. Nước mắm.
-
Câu 5:
Đồng bằng Sông Cửu Long không có thế mạnh về?
A. sản xuất lương thực
B. nuôi trồng thủy sản.
C. trồng cây ăn quả
D. khai thác khoáng sản.
-
Câu 6:
Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Campuchia?
A. Đắk Lắk
B. Gia Lai
C. Quảng Nam.
D. Kon Tum
-
Câu 7:
Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng ở các cửa sông của hệ thống sông nào?
A. Sông Gianh.
B. Sông Trà Khúc
C. Sông Đà Rằng.
D. Sông Xê Xan
-
Câu 8:
Theo Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?
A. Đông Nam.
B. Tây Bắc.
C. Tây Nam.
D. Đông Bắc.
-
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao thấp nhất?
A. Kom Tum
B. Mơ Nông.
C. Lâm Viên
D. Di Linh.
-
Câu 10:
Theo Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, cho biết nhóm đô thị nào có phân cấp đô thị theo thứ tự loại 1, 2, và 3?
A. Nam Định, Quy Nhơn và Mỹ Tho.
B. Hà Nội, Thanh Hóa và Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Biên Hòa và Long Xuyên
D. Huế, Hạ Long và TP. Hồ Chí Minh.
-
Câu 11:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Sóc Trăng.
B. Cà Mau
C. Trà Vinh
D. Bến Tre.
-
Câu 12:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50kg/người?
A. Lào Cai.
B. Bình Định.
C. Đồng Nai.
D. Cần Thơ.
-
Câu 13:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm nào sau đây không thuộc dải công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu?
A. Thủ Dầu Một
B. Tân An
C. Biên Hòa.
D. Vũng Tàu
-
Câu 14:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có qui mô nhỏ?
A. Việt Trì.
B. Huế.
C. Quy Nhơn.
D. Nha Trang.
-
Câu 15:
Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Trị.
B. Quảng Bình
C. Thanh Hóa.
D. Nghệ An.
-
Câu 16:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Cát Bà.
B. Hoàng Liên
C. Xuân Sơn.
D. Ba Vì.
-
Câu 17:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết loại khoáng sản nào sau đây được khai thác ở tỉnh Lào Cai?
A. Sắt
B. Than
C. Apatit
D. Thiếc
-
Câu 18:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Trị.
D. Thừa Thiên Huế.
-
Câu 19:
Theo Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Quảng Nam
B. Đà Nẵng.
C. Phú Yên.
D. Khánh Hòa.
-
Câu 20:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Dương
B. Bình Phước
C. Tây Ninh
D. Đồng Nai.
-
Câu 21:
Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾCỦA MỘT SỐ QUỐC GIA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm
2010
2013
2014
2016
Thái Lan
341105
420529
406522
407026
Xin-ga-po
263422
302511
308143
296976
Việt Nam
115850
171192
156151
205305
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Xin-ga-po tăng nhanh hơn Việt Nam
B. Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam.
C. Xin-ga-po tăng chậm hơn Thái Lan.
D. Thái Lan tăng nhanh hơn Xin-ga-po.
-
Câu 22:
Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu nhằm?
A. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa, tạo ra việc làm.
B. tăng chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất mới.
C. thúc đẩy phân hóa lãnh thổ, khai thác hợp lí tự nhiên.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra nhiều lợi nhuận.
-
Câu 23:
Cho biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của một số quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Cam-pu-chia tăng liên tục.
B. Xin-ga-po tăng không đều.
C. Xin-ga-po giảm dần.
D. Lào tăng nhanh nhất.
-
Câu 24:
Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn là nhờ?
A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
C. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa
D. gió tín phong hoạt động mạnh.
-
Câu 25:
Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do?
A. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
B. vùng mới được khai thác gần đây
C. có nhiều trung tâm công nghiệp.
D. thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
-
Câu 26:
Thu nhập bình quân của nguồn lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do?
A. phần lớn lao động sống ở nông thôn
B. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo.
C. hiệu quả, năng suất lao động xã hội thấp
D. tuổi trung bình của người lao động cao.
-
Câu 27:
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chủ yếu nhằm?
A. tăng cường hiệu quả đầu tư
B. góp phần phát triển xuất khẩu.
C. tận dụng thế mạnh về lao động.
D. khai thác thế mạnh về tài nguyên.
-
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay?
A. Thức ăn ngày càng được đảm bảo.
B. Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
C. Dịch bệnh lan tràn trên diện rộng.
D. Tập trung nhiều nhất ở vùng núi.
-
Câu 29:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh?
A. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng
B. Công nghiệp chế biến đáp ứng được nhu cầu.
C. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
D. Ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
-
Câu 30:
Giao thông đường biển nước ta hiện nay?
A. ngành non trẻ và phát triển nhanh
B. vận chuyển nhiều hàng xuất khẩu
C. các cảng chưa được đầu tư nâng cấp
D. chỉ các tuyến vận chuyển nội địa
-
Câu 31:
Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
B. đẩy mạnh đánh bắt ven bờ.
C. khai thác tổng hợp kinh tế biển
D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
-
Câu 32:
Nước ta phát triển nhiều loại hình du lịch chủ yếu do?
A. tài nguyên du lịch phong phú, nhu cầu của du khách tăng.
B. nhu cầu của du khách tăng và điều kiện phục vụ đa dạng.
C. định hướng ưu tiên phát triển du lịch và tăng vốn đầu tư.
D. nâng cao trình độ lao động và hiện đại hóa cơ sở lưu trú.
-
Câu 33:
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu là do?
A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ
B. nhiều vũng vịnh, nước sâu, ít bị sa bồi
C. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng.
D. kinh tế phát triển, nhu cầu vận tải lớn.
-
Câu 34:
Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện?
A. khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất bazan giàu dinh dưỡng
B. đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
C. đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D. khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.
-
Câu 35:
Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò chủ yếu là?
A. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
B. cung cấp nhiều lâm sản, bảo vệ đa dạng sinh học.
C. giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
D. tạo thêm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
-
Câu 36:
Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2005 – 2015.
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Diện tích các loại cây trồng
B. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng
D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng.
-
Câu 37:
Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Làm cho thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế
C. Thảm thực vật nước ta đa dạng bốn mùa xanh tốt.
D. Làm cho quá phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
-
Câu 38:
Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. cung cấp nguồn năng lượng lớn, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. định canh định cư cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm.
C. tạo mặt nước rộng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
D. điều tiết dòng chảy sông ngòi, giảm thiểu lũ lụt vùng hạ lưu.
-
Câu 39:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các ngành kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là?
A. khai thác thế mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. thúc đẩy các ngành kinh tế khác, giải quyết việc làm.
C. thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
D. tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
-
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN VÀ SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH LUÂN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Năm
Số lượt hành khách vận chuyển
(triệu lượt người)
Số lượt hành khách luân chuyển
(tỉ lượt người, km)
2010
14,2
21,1
2012
15,0
23,6
2015
31,1
42,1
2017
44,5
54,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số lượt hành khách vận chuyển và số lượt hành khách luân chuyển bằng đường hàng không ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Đường