Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Văn Chấn
-
Câu 1:
Ở các triền núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể đạt?
A. từ 3500 – 4000 mm
B. từ 2500 – 3500 mm.
C. từ 3000 – 3500 mm.
D. từ 2000 – 2500 mm.
-
Câu 2:
Đâu là điểm cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam?
A. Vĩ độ 23023°B tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang.
B. Vĩ độ 8934B tại Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau.
C. Kinh độ 102°09’Đ tại Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.
D. Kinh độ 109024’Đ tại Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
-
Câu 3:
Ý nào sau đây không đúng với sự cần thiết phải đổi mới nền kinh tế nước ta?
A. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, không bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước.
B. Ngành công nghiệp phát triển chậm chạm, đơn thuần chỉ sản xuất máy móc thiết bị.
C. Chiến tranh kéo dài đã để lại những hậu quả nặng nề.
D. Việc quản lý kinh tế theo hướng cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã làm trì trệ các ngành sản xuất.
-
Câu 4:
Vị trí địa lí nội chí tuyến của nửa cầu Bắc quy định thiên nhiên Việt Nam mang các tính chất nào sau đây?
A. Tính nhiệt đới
B. Tính ẩm
C. Tính gió mùa
D. Tính cận xích đạo.
-
Câu 5:
Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới?
A. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất.
B. Các đại khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
C. Các đới khí hậu trên Trái Đất.
D. Sự phân bố các dòng biển nóng, lạnh trên Trái Đất.
-
Câu 6:
Vùng núi tây bắc nằm ở đâu?
A. phía đông sông Hồng.
B. giữa sông Hồng đến sông Cả.
C. từ sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. nam dãy Bạch Mã đến hết các khối núi cực Nam Trung Bộ.
-
Câu 7:
Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với?
A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ở cùng thời điểm.
B. dân số trung bình ở cùng thời điểm.
C. số phụ nữ trong độ tuổi từ 18 – 40 ở cùng thời điểm.
D. số phụ nữ trong tổng dân số ở cùng thời điểm.
-
Câu 8:
Hiện nay, rừng ngập mặn đang bị thu hẹp rất nhiều là do đâu?
A. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm cá và do cháy rừng.
B. Do chặt phá rừng bừa bãi.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Rừng bị thoái hóa trầm trọng.
-
Câu 9:
Hiện tượng cát bay, cát chảy không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc.
B. Làm hoang mạc hóa đất đai
C. Gây san lấp các cửa sông.
D. Làm khí hậu khô nóng hơn
-
Câu 10:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm thấp nhất?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 11:
Về khí hậu, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với Bắc Trung Bộ là?
A. mưa vào mùa thu - đông.
B. mưa vào mùa đông.
C. mưa vào hè - thu.
D. mưa vào đầu hạ.
-
Câu 12:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 xác định tỉnh nào sau đây có cán cân xuất nhập khẩu dương?
A. Hải Phòng.
B. Quảng Ninh.
C. Lào Cai.
D. Phú Yên.
-
Câu 13:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 xác định đây là trung tâm du lịch quốc gia?
A. Hạ Long.
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang
-
Câu 14:
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Định.
D. Thanh Hoá.
-
Câu 15:
Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển?
A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.
-
Câu 16:
Miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh, ẩm vào nửa sau của mùa đông là do?
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta.
B. khối khí lạnh đi qua lục địa Trung Quốc.
C. khối khí lạnh suy yếu dần khi vào miền Bắc nước ta.
D. khối khí lạnh xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
-
Câu 17:
Nhận xét nào không đúng về Hoa Kì?
A. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới.
B. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư.
D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.
-
Câu 18:
Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động gì?
A. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
B. Hoạt động xuất, nhập khẩu.
C. Hoạt động tài chính.
D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-
Câu 19:
Ở Tây Nguyên, cao su được trồng?
A. trên các cao nguyên thấp, kín gió.
B. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp.
C. ở tất cả các tỉnh.
D. trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.
-
Câu 20:
Nơi điển hình về sức ép dân số đối với việc sử dụng đất ở nước ta là?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
-
Câu 21:
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta không chịu tác động bởi yếu tố nào sau đây?
A. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
B. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Chính sách mở cửa nền kinh tế.
D. Tài nguyên thiên nhiên suy giảm nghiêm trọng.
-
Câu 22:
Vùng có năng suất lúa dẫn đầu cả nước ta hiện nay là?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng Duyên hải miền Trung
D. Đông Nam Bộ.
-
Câu 23:
Liên bang Nga là nước có tới trên 100 dân tộc trong đó dân tộc Nga chiếm?
A. 60% dân số cả nước.
B. 78% dân số cả nước.
C. 80% dân số cả nước.
D. 87% dân số cả nước
-
Câu 24:
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng bản chất của các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta?
A. Có thế mạnh lâu dài.
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao
C. Có tác động mạnh mẽ đến cách ngành khác
D. Luôn đòi hỏi công nghệ cao.
-
Câu 25:
Hoạt động công nghiệp ở Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Dọc theo các tỉnh ven vịnh Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
C. Gần các thành phố cảng Hải Phòng.
D. Tả ngạn lưu vực sông Hồng.
-
Câu 26:
Vùng chuyên môn hoá về lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 27:
Điều nào sau đây không phải là cơ sở để hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp ở vùng duyên hải miền Trung?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc.
B. Tất cả các tỉnh đều giáp biên.
C. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
D. Có vùng đồi núi thấp phía tây
-
Câu 28:
Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi phía bắc gặp nhiều khó khăn do
A. kết cấu hạ tầng chưa phát triển.
B. khoáng sản tập trung ít.
C. khí hậu có mùa đông lạnh
D. dân cư quá thưa thớt.
-
Câu 29:
Vùng kinh tế duy nhất không giáp biển ở nước ta là?
A. Trung du miền núi phía bắc
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 30:
Cho bảng số liệu sau
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NĂM 1995 - 2015
Tên sản phẩm
1995
2000
2005
2010
2015
Than sạch (Nghìn tấn)
8.350,0
11.609,0
34.093,0
44.835,0
41.484,0
Dầu thô khai thác (Nghìn tấn)
7.620,0
16,291,00
18.519,01
15.014,0
18.746,0
Khí tự nhiên ở dạng khí
---
1. 596,0
6.440,0
9.402,0
10.660,0
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên, nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Sản lượng dầu thô khai thác từ năm 1995 đến năm 2015 tăng 2,3 lần.
B. Sản lượng than sạch tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô.
C. Sản lượng khí tự nhiên tăng không đều theo các năm.
D. Sản lượng than sạch tăng liên tục từ năm 1995 – 2015.
-
Câu 31:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (%)
Qua biểu đồ trên nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước có tỉ trọng ngày càng tăng.
B. Từ năm 2010 đến năm 2015, cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá có xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015, cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá có xu hướng chuyển dịch giảm tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm từ năm 2010 đến năm 2015.
-
Câu 32:
Ngành công nghiệp nào được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản?
A. Công nghiệp chế tạo máy.
B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
C. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
-
Câu 33:
Cho biểu đồ sau:
GIÁ TRỊ CUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM
Biểu đồ trên thể hiện đúng nhất đặc tính nào của đối tượng?
A. Thể hiện sự phát triển của các sản phẩm xuất khẩu.
B. Thể hiện cơ cấu giá trị sản phẩm xuất khẩu.
C. Thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị sản phẩm xuất khẩu
D. Thể hiện cán cân của giá trị sản phẩm xuất khẩu.
-
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT, NĂM 1996, 2005 (%)
Trình độ
1996
2005
Đã qua đào tạo
12,3
25
Chưa qua đào tạo
87,7
75,5
Để thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 1996 và năm 2005, biểu đồ nào thích hợp trong những biểu đồ sau?
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ đường
-
Câu 35:
Nơi có diện tích chè lớn nhất nước ta là?
A. Bắc Trung Bộ
B. Trung du miền núi phía bắc
C. Duyên hải miền Trung
D. Tây Nguyên
-
Câu 36:
Dạng địa hình ven biển có giá trị về mặt kinh tế và du lịch là?
A. địa hình tam giác châu
B. vũng, vịnh nước sâu.
C. cửa sông
D. thung lũng sông
-
Câu 37:
Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập úng mạnh vì?
A. có đế bao bọc
B. bề mặt địa hình có nhiều ổ trũng.
C. mưa vào mùa hạ.
D. mực nước thuỷ triều cao.
-
Câu 38:
Vùng tập trung nhiều nhất đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. vùng hạ châu thổ và rìa châu thổ.
B. dọc hai bên sông Tiền và sông Hậu.
C. dọc theo vùng Duyên hải ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
D. vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.
-
Câu 39:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực nào sau đây không chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng?
A. Tây Bắc
B. Bắc Trung Bộ
C. duyên hải Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 40:
Điểm tương đồng về đặc điểm của vùng núi tây bắc và Trường Sơn Bắc là?
A. hướng đông nam - tây bắc.
B. hướng vòng cung.
C. hướng tây bắc - đông nam.
D. hướng bắc – đông bắc