Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Hồng Bàng
-
Câu 1:
Vùng núi gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng đông bắc – tây nam là?
A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.Đông Bắc.
-
Câu 2:
Cho bàng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm
2005
2007
2009
2011
2013
2015
Tổng số dân
82.392
84.218
86.025
87.860
89.756
91.714
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thông kê, 2016)
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 là?
A. Tròn
B. Cột
C. Miền
D. Đường
-
Câu 3:
Gia tăng cơ học theo sự chênh lệch giữa giá trị nào?
A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tở thô.
B. số người xuất cư và nhập cư.
C. tỉ suất sinh và người nhập cư.
D. tỉ suất sinh và người nhập cư.
-
Câu 4:
Ở nước ta rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh nhất ở?
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Bộ.
D. Bắc Bộ.
-
Câu 5:
Cơ cấu dân số xác định theo trình độ văn hóa phản ánh?
A. trình độ dân trí và học vấn.
B. dân trí và người làm việc.
C. học vấn và nguồn lao động.
D. nguồn lao động và dân trí.
-
Câu 6:
Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi nào ở nước ta?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
-
Câu 7:
Điểm nào sau đây không đúng với bán bình nguyên Đông Nam Bộ?
A. Có các bề mặt phủ badan.
B. Có nhiều núi cao.
C. Độ cao khoảng 100 – 200 m.
D. Có các bậc thềm phù sa cổ.
-
Câu 8:
Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là?
A. địa hình cao hơn.
B. hai sườn núi ít bất đối xứng hơn
C. sườn núi dốc hơn
D. có nhiều đỉnh núi hơn.
-
Câu 9:
Trong chăn nuôi, nguồn thức ăn có vai trò gì?
A. cơ sở.
B. Tiền đề
C. quan trọng.
D. quyết định.
-
Câu 10:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?
A. có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên…
B. có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
C. Bên cạnh núi, còn có đồi.
D. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
-
Câu 11:
Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng?
A. có đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.
B. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng.
C. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất.
D. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng.
-
Câu 12:
Trị số tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là gì?
A. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tủ.
B. hiệu số giữa người suất cư, nhập cư
C. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
-
Câu 13:
Dọc khu vực ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề gì?
A. khai thác thủy hải sản
B. làm muối
C. Chế biến thủy sản
D. Nuôi trồng thủy sản
-
Câu 14:
Điểm sai khác với vùng trời Việt Nam?
A. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
B. Được xác định bằng khung toạ độ trên đất liền của nước ta.
C. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
D. Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
-
Câu 15:
Vùng núi nào ở nước ta có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc – đông nam điển hình là?
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
-
Câu 16:
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra hậu quả xấu cho môi trường sinh thái nước ta biểu hiện ở?
A. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
B. thiên tai dễ xảy ra.
C. ô nhiễm nước.
D. ô nhiễm không khí.
-
Câu 17:
Địa hình bán bình nguyên và đồi có điểm giống nhau chủ yếu nhất là?
A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. Không được nâng lên trong các vận động tân kiến tạo.
C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
-
Câu 18:
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt?
A. Giữa miền núi với đồng bằng.
B. Giữa miền Bắc với miền Nam.
C. Giữa đồi núi với ven biển.
D. Giữa đất liền và biển.
-
Câu 19:
Nhóm cây nào thuộc cây lương thực?
A. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
B. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.
C. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
D. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
-
Câu 20:
Các tiêu chí nào sau đây thể hiện được trong cơ cấu dân số theo lao động?
A. Dân số già, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
B. Tỉ số giới, dân số hoạt động theo theo khu vực kinh tế.
C. Tỉ suất sinh, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. Nguồn lao động, dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
-
Câu 21:
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng gồm nhóm nào?
A. trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
B. chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
C. trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản.
D. nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
-
Câu 22:
Số lượng cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta mỗi năm là?
A. 1-2 cơn
B. 2-3 cơn
C. 3-4 cơn
D. 4-5 cơn
-
Câu 23:
Ý nào sau đây không đúng với tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên?
A. Tác động lớn đến cơ cấu dân số theo tuổi của quốc gia.
B. Quyết định đến sự biến động dân số của 1 quốc gia.
C. Là động lực phát triển dân số của quốc gia, thế giới.
D. Ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố dân cư của quốc gia.
-
Câu 24:
Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2015
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (Nghìn người)
Đồng bằng sông Hồng
21.060,0
20.925,5
Trung du và miền núi phía Bắc
95.266,8
11.803,7
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
95.832,4
19.658,0
Tây Nguyên
95.641,0
5.607,9
Đông Nam Bộ
23.590,7
16.127,8
Đồng bằng sông Cửu Long
40.576,0
17.590,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với diện tích và dân số của các vùng nước ta năm 2015?
A. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
B. Dân số tập trung đông ở các đồng bằng.
C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất.
D. Đông Nam Bộ có mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 25:
Ở những nước phát triển, tỉ suất tử thô thường cao là do tác động chủ yếu của các yếu tố nào sau đây?
A. Dịch bệnh
B. Động đất.
C. Dân số già.
D. Bão lụt.
-
Câu 26:
Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu?
A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, thích nghi với sự dao động của khí hậu.
D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
-
Câu 27:
Các dải địa hình ở nhiều đồng bằng duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây thường?
A. Đầm phá, cồn cát; vùng thấp trũng; đồng bằng chân núi.
B. Cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng đất trũng.
C. Cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ.
D. Đồng bằng đã được bồi tụ; vùng trũng thấp; cồn cát, đầm phá.
-
Câu 28:
Tỉ số giới tính được tính dựa theo?
A. số nam trên số nữ.
B. số nữ trên số nam.
C. số nam trên tổng dân số.
D. số nữ trên tổng dân số.
-
Câu 29:
Phương thức chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?
A. Hoa màu, lương thực
B. Đồng cỏ tự nhiên.
C. Diện tích mặt nước.
D. Chế biến tổng hợp.
-
Câu 30:
Đồng bằng Phú Yên mở rộng từ cửa sông nào?
A. Thu Bồn.
B. Cả
C. Trà Khúc
D. Đà Rằng
-
Câu 31:
Cho bảng số liệu dưới đây: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỈ SUẤT SINH THÔ VIỆT NAM,GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Đơn vị: %0)
Năm
2010
2012
2013
2014
2015
Thành thị
16,4
16,0
16,2
16,7
15,3
Nông thôn
17,4
17,4
17,5
17,5
16,7
(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015?
A. Tỉ suất sinh thô ở thành thị ngày càng tăng nhanh.
B. Tỉ suất sinh thô ở cả nông thôn lẫn thành thị đang tăng.
C. Tỉ suất sinh thô ở thành thị cao hơn nông thôn.
D. Tỉ suất sinh thô ở nông thôn có xu hướng giảm.
-
Câu 32:
Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng?
A. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
B. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
C. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, khoáng sản, lâm sản.
-
Câu 33:
Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên?
A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.
B. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. có một số đông bằng mở rộng ở các của sông lớn.
-
Câu 34:
Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu thể hiện theo?
A. lao động và theo tuổi.
B. gia tăng cơ học.
C. lao động và giới.
D. tuổi và theo giới.
-
Câu 35:
Vùng nào là vùng núi cao của nước ta?
A. Trường Sơn Nam.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Trường Sơn Bắc
-
Câu 36:
Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên bậc thang là?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam
D. Trường Sơn Bắc.
-
Câu 37:
Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
A. Dân cư – lao động, khoa học kĩ thuật, thị trường, đất đai.
B. Dân cư – lao động, sở hữu ruông đất, khoa học, thị trường.
C. Dân cư – lao động, khoa học kĩ thuật, đất đai, nguồn nước.
D. Dân cư – lao động, khoa học kĩ thuật, thị trường.
-
Câu 38:
Khu vực đồi núi nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành?
A. du lịch, cây thực phẩm.
B. thủy điện, khai khoáng.
C. khai khoáng, nuôi lợn.
D. công nghiệp, lương thực
-
Câu 39:
Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo?
A. lao động và trình độ văn hóa
B. giới và theo lao động.
C. lao động và theo tuổi
D. trình độ văn hóa và theo giới.
-
Câu 40:
Sự giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
B. Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông.
C. Đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D. Đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn.