Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Tư Nghĩa 1
-
Câu 1:
Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là?
A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng
B. làm cho lớp đất đá bị di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp
C. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống
D. làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
-
Câu 2:
Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh
A. Tiền Giang
B. Đồng Nai
C. Kiên Giang
D. An Giang
-
Câu 3:
Dựa theo Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Đông Bắc
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 4:
Thiên hà là gì?
A. khoảng không gian vô tận, còn gọi là Vũ Trụ
B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời
C. một tập hợp nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ Trụ.
D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể, cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
-
Câu 5:
Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
A. Trên lục địa
B. Giữa các đại dương
C. Các vùng gần cực
D. Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo
-
Câu 6:
Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước:
A. Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia.
B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
C. Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan, Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
-
Câu 8:
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là?
A. dưới 18⁰C
B. từ 20⁰ – 24⁰C
C. trên 24⁰C.
D. dưới 13⁰C.
-
Câu 9:
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.
C. Phía tây và tây nam được bao bọc bởi các đảo.
D. Là biển có diện tích không phải là lớn
-
Câu 10:
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có?
A. nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ
B. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
C. nhiều bão và lũ lụt, hạn hán.
D. nhiều tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 11:
Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là?
A. đất feralit
B. đất phèn, đất mặn
C. đất phù sa ngọt
D. đất cát, đất pha cát
-
Câu 12:
Địa hình núi đá vôi phân bố nhiều nhất ở vùng núi:
A. Vùng núi Trường Sơn Bắc
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Vùng núi Tây Bắc
D. Vùng núi Trường Sơn Nam.
-
Câu 13:
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là?
A. xuất hiện và bùng nổ công nghệ sinh học.
B. xuất hiện và bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông.
C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
D. xuất hiện và bùng nổ công nghệ vật liệu và công nghệ mới.
-
Câu 14:
Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:
A. phía trong của lãnh hải và vùng thềm lục địa
B. vùng biển tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở.
C. phía ngoài đường cơ sở.
D. vùng biển bao gồm nội thủy và lãnh hải
-
Câu 15:
Vùng núi nào ở nước ta có cấu trúc địa hình như sau: phía đông là dãy núi cao đồ sộ, phía tây là các dãy núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các thung lũng xen kẽ là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là
A. Hà Nội, Điện Biên Phủ, Lạng Sơn
B. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang.
C. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội
D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau
-
Câu 17:
Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
A. Tất cả các thiên thể trong Hệ Mặt Trời đều có khả năng tự phát sáng.
B. Trong Hệ Mặt Trời, các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng, trừ Trái Đất
C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Trong Hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
-
Câu 18:
Điểm giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là?
A. có nhiều dãy núi cao đồ sộ xen kẽ là các cao nguyên đá vôi
B. hướng núi vòng cung
C. đồi núi thấp chiếm ưu thế
D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
-
Câu 19:
Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan?
A. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
B. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô
C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
-
Câu 20:
Điểm cực Bắc phần đất liền vĩ độ 23023’B thuộc?
A. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Lai Châu.
B. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Điện Biên
C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
D. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
-
Câu 21:
Vùng núi Đông Bắc có vị trí ở đâu?
A. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
B. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
C. nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết đảo lớn nhất nước ta là?
A. Bạch Long Vĩ
B. Phú Quốc
C. Côn Sơn
D. Lí Sơn
-
Câu 23:
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
A. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng.
B. Thuận tiện cho việc tính giờ của các địa phương.
C. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
D. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
-
Câu 24:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
A. từ sông Mã tới dãy Bạch Mã.
B. dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã
C. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. nam sông Cả tới dãy Trường Sơn Nam.
-
Câu 25:
Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình.
B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu.
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Đồng Nai.
-
Câu 26:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội?
A. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 19 lần tháng thấp nhất.
B. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm
C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 12,50C
D. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,50C.
-
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Năm
1990
1995
2000
2004
2010
2015
GDP
967,3
363,9
259,7
528,4
1 524,9
1 326,0
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ đường
-
Câu 28:
Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là?
A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
-
Câu 29:
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:
A. Bắc Trung Bộ
B. Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 30:
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là?
A. vùng trong đê
B. rìa phía tây và tây bắc.
C. các ô trũng ngập nước.
D. vùng ngoài đê.
-
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
A. Lào Cai
B. Yên Bái
C. Điện Biên
D. Cao Bằng.
-
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là?
A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ
B. đất phèn, đất feralit trên đá badan.
C. đất xám trên phù sa cổ, đất feratlit trên đá vôi
D. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.
-
Câu 33:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm?
A. Nhiệt độ trung bình tháng I ít chênh lệch giữa miền Nam-Bắc.
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
-
Câu 34:
Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do?
A. có nhiều cồn cát, đầm phá.
B. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.
C. thềm lục địa ở khu vực này hẹp.
D. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ.
-
Câu 35:
Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, trang 5, hãy cho biết nước nào có chung đường biên giới với nước ta dài nhất?
A. Trung Quốc
B. Thái Lan
C. Cam Pu Chia
D. Lào
-
Câu 36:
Bờ biển nước ta kéo từ đâu đền đâu?
A. Móng Cái đến Cà Mau
B. Móng Cái đến Hà Tiên
C. Quảng Ninh đến Hà Tiên
D. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
-
Câu 37:
Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh nào nước ta tiếp giáp cả Lào và Cam-pu-chia?
A. Bình Phước
B. Gia Lai.
C. Kon Tum
D. Lâm Đồng
-
Câu 38:
Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là?
A. triều cường
B. nạn cát bay
C. sạt lở bờ biển
D. bão.
-
Câu 39:
Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Thềm lục địa miền trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
B. Diện tích vùng biển lớn gấp khoảng 3 lần diện tích đất liền
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng.
-
Câu 40:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NưỚC NĂM 2004
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2004.
A. Nhóm nước phát triển GDP của ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. GDP của hai nhóm nước ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Nhóm nước đang phát triển GDP chiếm tỉ trọng cao thứ hai là dịch vụ.
D. Nhóm nước đang phát triển GDP của ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất