Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Trần Phú
-
Câu 1:
Biểu hiện không đúng với hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta?
A. Địa hình cacxtơ.
B. Đất trượt, đá lở.
C. Các đồng bằng mở rộng.
D. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ.
-
Câu 2:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhóm hàng nào sau đây có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
A. Nguyên, nhiên, vật liệu.
B. Hàng tiêu dùng.
C. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
D. Thủy sản.
-
Câu 3:
Loại hình nào sau đây không thuộc mạng truyền dẫn?
A. Mạng dây trần
B. Mạng truyền dẫn cáp sợi quang.
C. Mạng viễn thông quốc tế.
D. Mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
-
Câu 4:
Cho biểu đồ về công nghiệp dầu khí nước ta giai đoạn 1999 - 2015:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Khối lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.
B. Tốc độ tăng trưởng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.
C. Giá trị dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.
D. Cơ cấu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.
-
Câu 5:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Khai thác than đá và than nâu.
B. Cơ khí và chế biến nông sản.
C. Khai thác than đá và cơ khí.
D. Khai thác than đá và luyện kim màu.
-
Câu 6:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam chạy từ?
A. Hòa Bình - Phú Lâm.
B. Hòa Bình - Pleiku.
C. Hòa Bình - Thủ Đức.
D. Đà Nẵng - Phú Lâm.
-
Câu 7:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh.
B. Hà Giang.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
-
Câu 8:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA , GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?
A. xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm.
B. xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
C. xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng.
D. xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng.
-
Câu 9:
Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do?
A. loài người định cư khá sớm.
B. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
C. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
D. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
-
Câu 10:
Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về điều gì?
A. nguồn lao động
B. nguồn năng lượng.
C. thị trường tiêu thụ
D. vấn đề lương thực
-
Câu 11:
Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ?
A. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.
B. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
C. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
-
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây có diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% ?
A. Lâm Đồng, Đắk Lắk , Quảng Bình.
B. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk .
C. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum.
D. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum.
-
Câu 13:
Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là?
A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao.
B. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ.
C. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.
D. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
-
Câu 14:
Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm.
B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng.
C. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.
D. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm.
-
Câu 15:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước theo thành phần kinh tế (%)?
A. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
D. Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng.
-
Câu 16:
Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là?
A. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
B. ngăn chặn nạn phá rừng.
C. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
D. khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
-
Câu 17:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt địa hình - B đi theo hướng nào sau đây?
A. Bắc - Nam.
B. Tây Nam - Đông Bắc.
C. Đông - Tây.
D. Đông Nam - Tây Bắc.
-
Câu 18:
Khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không biểu hiện qua điều gì?
A. các hiện tượng thời tiết thất thường như dông, lốc...
B. môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
C. sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.
D. các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…
-
Câu 19:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII?
A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt.
C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.
D. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.
-
Câu 20:
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào?
A. áp dụng rộng rãi các công nghệ chế biến.
B. đẩy mạnh hoạt động vận tải.
C. sử dụng công nghệ bảo quản nông sản.
D. tăng cường sản xuất chuyên môn hóa.
-
Câu 21:
Phát biểu SAI khi nói về du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Các hoạt động du lịch biển đảo đa dạng.
B. Có nhiều bãi biển nổi tiếng.
C. Phát triển du lịch biển hông gắn với du lịch đảo.
D. Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của nước ta.
-
Câu 22:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích nhỏ nhất nước ta?
A. Ninh Bình.
B. Hà Nam.
C. Bắc Ninh.
D. Thái Bình.
-
Câu 23:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất ?
A. Sóc Trăng.
B. Cần Thơ.
C. Trà Vinh.
D. An Giang.
-
Câu 24:
Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
-
Câu 25:
Qua atlat ĐLVN trang 29, cho biết tên khu kinh tế nào sau đây không thuộc Vùng đồng sông Cửu Long?
A. An Giang.
B. Hà Tiên.
C. Đồng Tháp.
D. Mộc Bài.
-
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
GDP NƯỚC TA PH N THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân khu vực kinh tế năm 2000 và 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Cột
C. Tròn
D. Kết hợp.
-
Câu 27:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây được xếp vào loại tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta?
A. Phố cổ Hội An.
B. Địa đạo Vĩnh Mốc.
C. Phong Nha - Kẻ Bàng.
D. Khe Sanh.
-
Câu 28:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta chuyển biến rõ rệt chủ yếu do đâu?
A. lao động dồi dào và tăng hàng năm.
B. chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. tăng trưởng kinh tế gần đây nhanh.
D. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.
-
Câu 29:
Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về?
A. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
B. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.
C. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm.
D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm.
-
Câu 30:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng của nước ta suy giảm nhanh là do?
A. khai thác quá mức.
B. cháy rừng vì sét đánh.
C. chiến tranh lâu dài.
D. công tác trồng rừng chưa tốt.
-
Câu 31:
Tài nguyên nước của Đồng bằng sông Hồng phong phú bao gồm?
A. nước mặt và nguồn nước ngầm tương đối dồi dào.
B. nước của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
C. nước mặt, nước khoáng, nước nóng, nước sông Hồng.
D. nước mặt, nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
-
Câu 32:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình Vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là gì?
A. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
B. nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. có nhiều hối núi cao đồ sộ.
D. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
-
Câu 33:
Thế mạnh nào sau đây của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.
B. Khai thác và chế biến lâm sản, thủy sản.
C. Khai thác và chế biến dầu khí , thủy điện.
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
-
Câu 34:
Thảm thực vật chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. rừng ngập mặn, rừng tre nứa.
B. rừng tre nứa, rừng tràm.
C. rừng tràm, rừng ngập mặn.
D. rừng tràm, rừng phi lao.
-
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy sắp xếp các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Hải Phòng, Dung Quất, Vũng Tàu
B. Hải Phòng, Vũng Tàu, Dung Quất.
C. Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng.
D. Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng.
-
Câu 36:
Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho phát triển khai thác thủy sản ở nước ta?
A. có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.
B. tàu thuyền, ngư có được trang bị tốt hơn.
C. dịch vụ thủy sản và cơ sở chế biến được mở rộng.
D. nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản.
-
Câu 37:
Đặc điểm nào về địa hình không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Các dãy núi xen kẽ với thung lũng sông.
B. Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
D. Dải đồng bằng thu hẹp.
-
Câu 38:
Quá trình đô thị khí a ở nước ta diễn ra chưa nhanh chủ yếu do
A. lao động nông nghiệp vẫn còn tỉ lệ lớn.
B. các hoạt động phi nông nghiệp còn yếu.
C. công nghiệp khí a phát triển còn chậm.
D. chịu ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh.
-
Câu 39:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới có Lao Chàm thuộc phân khu địa lý động vật nào sau đây?
A. Khu Nam Trung Bộ.
B. Khu Nam Bộ.
C. Khu Trung Trung Bộ
D. Khu Bắc Trung Bộ.
-
Câu 40:
Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là?
A. có nhiều tài nguyên hải sản.
B. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
C. thuận lợi cho phát triển giao thông biển.
D. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.