Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Nguyễn An Ninh
-
Câu 1:
Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Năm
2005
2009
2011
2013
2015
Tổng số dân (nghìn người)
82392
86025
87860
89756
91714
Tỉ lệ dân thành thị (%)
27,1
29,7
31,5
32,2
33,9
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng không liên tục giai đoạn 2005 – 2015.
B. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta rất cao và tăng liên tục giai đoạn 2005 – 2015.
C. Tỉ lệ dân thành thị từ năm 2005 đến 2015 tăng thêm 6,8%.
D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn gần đây có xu hướng giảm.
-
Câu 2:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 ở nước ta?
A. Hải Phòng
B. Hà Nội
C. Thành phố Hồ Chí Minh
D. Đà Lạt.
-
Câu 3:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ khí hậu hãy xác định địa điểm có lượng mưa thấp nhất cả nước là?
A. Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Nghệ An, Hà Tĩnh.
C. Kon Tum, Gia Lai
D. Thanh Hóa, Nghệ An.
-
Câu 4:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẨM CỦA HÀ NỘI, HUẾ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của một số địa điểm trên?
A. TP Hồ Chí Minh là địa điểm có lượng mưa lớn nhất
B. Hà Nội và Huế là hai địa điểm có lượng bốc hơi lớn nhất, nhì trong các địa điểm trên.
C. Hà Nội là địa điểm có lượng bốc hơi lớn nhất.
D. Huế là địa điểm có cân bằng ẩm cao nhất
-
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, vùng nào giàu tài nguyên khoáng sản nhất Trung du miền núi?
A. Bắc Trung Bộ
B. Bắc bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 6:
Vùng phía Đông Hoa Kì bao gồm:
A. Dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
B. Đồng bằng trung tâm và vùng gò đồi thấp.
C. Vùng rừng tương đối lớn và các đồng bằng ven Thái Bình Dương.
D. Vùng núi trẻ Cooc-đi-e và các thung lũng rộng lớn
-
Câu 7:
Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
A. Thuận tiện cho việc tính giờ của các địa phương.
B. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng.
C. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
D. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
-
Câu 8:
Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
A. Hoa Bắc
B. Hoa Trung
C. Hoa Nam
D. Đông Bắc.
-
Câu 9:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ.
B. Trung và Nam Bắc Bộ.
C. Đông Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 10:
Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng diện tích rừng từ 1943 đến 1983 giảm và từ 1983 đến 2014 tăng lên.
B. Diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục từ 1943 đến 2014.
C. Độ che phủ rừng của nước ta từ 1983 đến 2014 tăng.
D. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục từ 1943 đến 2014.
-
Câu 11:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão?
A. Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 12:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, vùng thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm gì?
A. vùng biển nông, rộng
B. vùng thềm lục địa nông, hẹp
C. vùng thềm lục địa hẹp, sâu
D. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông
-
Câu 13:
Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là?
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
-
Câu 14:
Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1995 – 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1995
584,7
770,9
1998
382,1
944,4
2000
781,1
1259,3
2007
1163,0
2017,0
2010
1831,9
2329,7
Nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Hoa KìA. Hoa Kì luôn xuất siêu.
B. Hoa Kì luôn nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
C. Giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì tăng liên tục từ 1995 đến 2010.
D. Giá trị xuất khẩu Hoa Kì lớn hơn nhập khẩu.
-
Câu 15:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga là?
A. giáp với Bắc Băng Dương.
B. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
C. nhiều vùng rộng lớn, khí hậu băng giá.
D. hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.
-
Câu 16:
Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là:
A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
B. đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu.
C. thị trường thế giới có nhiều biến động.
D. biến đổi khí hậu tác động xấu đến cây công nghiệp.
-
Câu 17:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc ?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Sơn La.
D. Cao Bằng.
-
Câu 18:
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?
A. Sông Cả
B. Sông Thái Bình.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Hồng.
-
Câu 19:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế của nước ta qua các năm?
A. Tỉ trọng giá trị sản suất của ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng
B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp cao và đang tăng.
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp tăng lên.
D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao nhất và đang tăng lên.
-
Câu 20:
Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng Sông Hồng là?
A. bề mặt khá bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi chằng chịt
B. được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
C. bề mặt địa hình bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ.
D. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
-
Câu 21:
Hiện tượng bùng nổ dân s ở nước ta bắt đầu từ?
A. cuối thế kỉ XIX và đầu XX.
B. đầu thế kỷ XX.
C. nửa sau thế kỷ XX.
D. thập niên 40 của thế kỷ XX.
-
Câu 22:
Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
A. làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao
B. làm xuất hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
C. khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. làm xuất hiện nhiều ngành mới.
-
Câu 23:
Vùng có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng:
A. lãnh hải.
B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. thềm lục địa.
-
Câu 24:
Sự khác nhau rõ nét về địa hình giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn Nam là:
A. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.
B. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét.
C. Địa hình của sườn đông thoải, phía tây dốc.
D. Địa hình phía đông cao hơn phía tây.
-
Câu 25:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
A. từ sông Mã tới dãy Bạch Mã.
B. nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn.
C. dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã.
D. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
-
Câu 26:
Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:
A. phía trong của lãnh hải.
B. phía ngoài đường cơ sở.
C. vùng biển tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở.
D. vùng biển bao gồm nội thủy và lãnh hải.
-
Câu 27:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất:
A. ôn đới gió mùa.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa
C. cận xích đạo gió mùa
D. cận nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 28:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 29:
Đường bờ biển nước ta dài 3260km kéo dài từ?
A. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
B. Móng Cái đến Hà Tiên.
C. Quảng Ninh đến Hà Tiên.
D. Móng Cái đến Kiên Giang.
-
Câu 30:
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với hai vành đai sinh khoáng nên nước ta có?
A. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
B. nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ.
C. nhiều bão và lũ lụt hạn hán
D. nhiều tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 31:
Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng núi?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 32:
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta có cơ cấu ngành đa dạng nhờ?
A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú,thị trường tiêu thụ lớn.
B. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
C. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp.
D. Chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước.
-
Câu 33:
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là?
A. vùng ngoài đê.
B. vùng trong đê.
C. rìa phía tây và tây bắc.
D. các ô trũng ngập nước.
-
Câu 34:
Địa hình đồi trung du thể hiện rõ nhất ở?
A. rìa phía tây và tây nam đồng bằng sông Hồng.
B. rìa phía bắc và đông bắc đồng bằng sông Hồng
C. rìa phía đông và đông nam đồng bằng sông Hồng
D. rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hông.
-
Câu 35:
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng:
A. Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
-
Câu 36:
Thế mạnh phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ là?
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ.
B. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
C. Phát triển cây công nghiệp nhiệt đới và cận xích đạo.
D. Thế mạnh về phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản; trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp…
-
Câu 37:
Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là?
A. có một số ô trũng ngập nước.
B. không ngừng mở rộng ra phía biển.
C. địa hình thấp và bằng phẳng.
D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
-
Câu 38:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết khoáng sản phân bố nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là?
A. Đá axit.
B. Than.
C. Bôxit.
D. Vàng.
-
Câu 39:
Cấu trúc địa hình nước ta có hai hướng chính là:
A. hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung
B. hướng đông – tây và hướng vòng cung.
C. hướng bắc – nam và hướng vòng cung.
D. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
-
Câu 40:
Mùa đông ở khu vực Đông Bắc nước ta thường?
A. đến sớm và kết thúc muộn.
B. đến muộn và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc muộn.
D. đến sớm và kết thúc sớm.