Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí
Trường THPT Thu Xà
-
Câu 1:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm?
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
C. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
D. mùa đông lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là?
A. tháng 10, tháng 8, tháng 9.
B. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
C. tháng 10, tháng 8, tháng 11.
D. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của ASEAN hiện nay?
A. Tốc độ GDP của một số quốc gia khá cao.
B. Các quốc gia đều có trình độ phát triển giống nhau.
C. Nhiều quốc gia thuộc vào nhóm phát triển.
D. Tình trạng đói nghèo của người dân được xóa bỏ.
-
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sống Cả đổ ra biển cửa nào sau đây?
A. Cửa Gianh.
B. Cửa Hội
C. Cửa Việt
D. Cửa Tùng.
-
Câu 5:
Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng làm?
A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
B. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào)?
A. Nhiệt độ năm trung bình trên 25°C.
B. Phân hóa hai mùa khô và mưa rõ rệt.
C. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
D. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?
A. Đông Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Nam Trung Bộ
-
Câu 8:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc là?
A. góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn.
B. tạo nhiều việc làm cho người lao động và cung cấp nhiều hàng hóa.
C. đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và hạn chế việc nhập khẩu.
D. khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và tạo mặt hàng xuất khẩu.
-
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?
A. Cam Đường
B. Sinh Quyền.
C. Quỳnh Nhai.
D. Văn Bàn.
-
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau đây
A. Điện Biên.
B. Lai Châu
C. Lạng Sơn.
D. Cao Bằng.
-
Câu 11:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm nông nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?
A. Đà Nẵng.
B. Thành Phố Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng.
D. Hà Nội.
-
Câu 12:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Ba Vì.
B. Xuân Sơn.
C. Cát Bà.
D. Hoàng Liên Sơn.
-
Câu 13:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Kom Tum.
B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai.
D. Đắk Lắk.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?
A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
B. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.
C. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.
D. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí.
-
Câu 15:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên?
A. nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bót nóng, khô màu hạ nóng, ấm.
C. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.
D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
-
Câu 16:
Phát biểu nào không đúng về đặc điểm dân cư nước ta?
A. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.
B. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
C. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số đang có sự biến đổi.
D. Dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh naò sau đây?
A. Bình Dương.
B. Bình Phước.
C. Đồng Nai
D. Tây Ninh.
-
Câu 18:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
B. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn
C. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
-
Câu 19:
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc?
A. Lai Châu.
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Sơn La.
-
Câu 20:
Từ Đà Nẵng trở vào Nam trong thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa động về bản chất là gió nào?
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Gió Tín Phong bán cầu Bắc.
C. Gió mùa Tây Nam.
D. Gió mùa Đông Nam.
-
Câu 21:
Cho bảng số liệu sau:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 2000 – 2017.
Năm
2000
2008
2010
2017
Số dân (triệu người)
77,6
85,1
86,9
95,8
Tỉ lệ dân thành thị (%)
24,1
29,0
30,0
34,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
B. Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và cao so với các nước trong khu vực.
D. Số dân và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.
-
Câu 22:
Đặc điểm cơ bản nhất của nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là?
A. đang xóa dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
C. ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
D. người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
-
Câu 23:
Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
A. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
B. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
D. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
-
Câu 24:
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho?
A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt.
B. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.
C. địa hình nước ta ít hiểm trở.
D. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn
-
Câu 25:
Hoạt động của bão nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Huế.
C. Mùa bão chậm dần từ Huế trở ra Bắc.
D. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
-
Câu 26:
Công nghiệp chế biến thực phẩn của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu?
A. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
C. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.
-
Câu 27:
Thành phần kinh tế nào ở nước ta vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP. Hồ Chí Minh
1913
1686
+245
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm theo bảng số liệu đã cho, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ cột-đường.
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ cột.
-
Câu 29:
Biện pháp có ý nghĩa tích cực nhất để bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta là?
A. phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
B. phổ biến các kĩ thuật canh tác thích hợp.
C. xóa bỏ nạn du canh du cư.
D. tăng cường thủy lợi.
-
Câu 30:
Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
B. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh de dọa ở diện rộng.
C. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
D. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
-
Câu 31:
Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là?
A. tiến hành thâm canh, tăng vụ.
B. đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, dịch vụ.
C. khôi phục các ngành nghề thủ công, truyền thống.
D. phát triển kinh tế hộ gia đình.
-
Câu 32:
Ý nghĩa lớn nhất của thực hiện chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ là?
A. góp phần duy trì nguồn lợi thủy sản ven biển.
B. tăng nhanh sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
C. khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
-
Câu 33:
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
-
Câu 34:
Để đẩy mạnh sản xuất nông sản, giải pháp nào dưới đây có tác dụng tích cực hơn cả?
A. Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
B. Khuyến khích phát triển các mô hình trang trại có quy mô lớn.
C. Mở rộng sản xuất các nông sản có giá trị xuất khẩu.
D. Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và chế biến
-
Câu 35:
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2016
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm
2010
2013
2014
2016
Hạt tiêu
421,5
889,8
1201,9
1428,6
Cà phê
1851,4
2717,3
3557,4
3334,2
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 2010-2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền
B. Cột
C. Đường
D. Kết hợp
-
Câu 36:
Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010-2015:
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010-2015.
B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010-2015.
C. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010-2015
D. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010-2015.
-
Câu 37:
Tín Phong Bắc bán cầu hoạt động như thế nào trên lãnh thổ nước ta?
A. Chỉ hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra.
B. Hoạt động mạnh và đều đặn quanh năm.
C. Hoạt động xen kẽ với gió mùa, đồng thời bị lấn át bởi gió mùa.
D. Chỉ hoạt động từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
-
Câu 38:
Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là gì?
A. phân bố đồng đều cả nước.
B. cơ sở hạ tầng hiện đại.
C. đều có quy mô rất lớn.
D. có nhiều loại khác nhau
-
Câu 39:
Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?
A. Hay xảy ra thiên tai
B. Nghèo tài nguyên khoáng sản
C. Địa hình chủ yếu là đồng bằng
D. Phía bắc có khí hậu ôn đới
-
Câu 40:
Thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm
B. Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, mùa đông lạnh nhất cả nước
C. Địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan
D. Có cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp, bờ biển khúc khuỷu