Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2020
Liên trường THPT Nghệ An lần 1
-
Câu 1:
Nước ta hiện nay có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
A. 27
B. 19
C. 28
D. 26
-
Câu 2:
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm là do
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm nhanh.
B. trình độ công nghiệp hoá, đô thị hoá cao.
C. chất lượng cuộc sống được nâng cao.
D. thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-
Câu 3:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là:
A. cảnh báo sớm cho tàu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi trước khi chịu tác động của bão.
B. tăng cường thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
C. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.
D. huy động sức dân phòng tránh bão.
-
Câu 4:
Ở đồng bằng sông Cửu Long gần 2/3 diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn là do
A. địa hình hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.
B. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
C. địa hình thấp, nhiều vùng trũng lớn, mùa khô kéo dài.
D. địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc thấp dần ra phía biển.
-
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5 cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Trung Quốc?
A. Điện Biên.
B. Lai Châu.
C. Hà Giang.
D. Lào Cai.
-
Câu 6:
Ở nước ta phần lãnh thổ phía Bắc có biên độ nhiệt trung bình năm cao hơn phần lãnh thổ phía Nam vì
A. có gió tín phong hoạt động quanh năm.
B. có mùa hạ có gió phơn Tây Nam.
C. có mùa đông lạnh.
D. gần chí tuyến.
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Hoàng Liên nằm ở phân khu địa lý động vật nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Trung Trung Bộ.
-
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 9:
Ở độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700m, khí hậu có đặc điểm là
A. quanh năm nhiệt độ dưới 15°C.
B. lượng mưa giảm.
C. có tính chất khí hậu ôn đới.
D. độ ẩm tăng.
-
Câu 10:
Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kỳ đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ áp cao Xibia.
B. Từ Nam Thái Bình Dương.
C. Từ Bắc Ấn Độ Dương.
D. Chí tuyến nửa bán Cầu Nam.
-
Câu 11:
Cao nhất cả nước với địa hình hiểm trở, các dãy núi có hướng TB – ĐN là đặc điểm của vùng núi.
A. Trường Sơn Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc.
-
Câu 12:
Thiên nhiên vùng núi Đông bắc khác với Tây bắc ở điểm
A. mùa đông lạnh đến sớm hơn.
B. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
C. mùa đông bớt lạnh.
D. mùa hạ đến sớm.
-
Câu 13:
Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho miền Bắc, miền Nam và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió Đông Bắc và frông.
B. gió Tây Nam và frông.
C. gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
D. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
-
Câu 14:
Hệ sinh thái nào sau đây không phải là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
B. Rừng thư nhiệt đới khô.
C. Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
D. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
-
Câu 15:
Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?
A. Trăn, rắn, cá sấu.
B. Thú có lông dày (gấu, chồn,...).
C. Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).
D. Thú có móng vuốt.
-
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10,cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?
A. Sông Đà.
B. Sông Lục Nam.
C. Sông Thương.
D. Sông Cầu.
-
Câu 17:
Điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
A. Nhiều sông.
B. Giàu phù sa.
C. Phần lớn là sông nhỏ.
D. Ít phụ lưu.
-
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 - 7 cho biết núi nào cao nhất trong số.
A. Chư Yang Sinh.
B. Ngọc Linh.
C. Vọng Phu.
D. Kon Ka King.
-
Câu 19:
Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 9 cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc?
A. Tây Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Trung Bộ.
-
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ mưa ở nước ta?
A. Tổng lượng mưa năm lớn.
B. Mưa đều nhau quanh năm.
C. Miền trung có mưa nhiều.
D. Mưa ở các nơi không đều.
-
Câu 21:
Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2010
2013
2015
Cây công nghiệp hàng năm
861,5
797,6
730,9
676,6
Cây công nghiệp lâu năm
1633,6
2010,5
2110,9
2154,5
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ cột.
-
Câu 22:
Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng Sông Cửu Long.
-
Câu 23:
Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với đất Việt Nam?
A. Có nhiều loại đất khác nhau, phân bố xen kẽ nhau.
B. Đất đỏ Bazan, đất phù sa sông có diên tích khá lớn.
C. Đất feralit tập trung ở đồi núi, phù sa ở đồng bằng.
D. Đất mặn, phèn, cát ở các đồng bằng không đáng kể.
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6 - 7 cho biết ở miền núi phía Bắc nước ta có sơn nguyên nào sau đây?
A. Đông Văn.
B. Sơn La.
C. Sin Chải.
D. Mộc Châu.
-
Câu 26:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại thực vật như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
A. Nước.
B. Đất.
C. Địa hình.
D. Khí hậu.
-
Câu 27:
Cho biểu đồ:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số nam và nữ của nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
A. Dân số nam và dân số nữ đều tăng.
B. Dân số nữ tăng nhiều hơn dân số nam.
C. Dân số nam tăng nhanh hơn dân số nữ.
D. Dân số nam luôn ít hơn dân số nữ.
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 (đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tổng số
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
2000
441646
108356
162220
171070
2014
3542101
696969
1307935
1537197
( Năm 2014 không tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
So với năm 2000, GDP của nước ta năm 2014 tăng gấp.
A. 9,5 lần.
B. 7,9 lần.
C. 8,9 lần.
D. 8,02 lần.
-
Câu 29:
Đồng bằng nước ta chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
A. 2/3 diện tích lãnh thổ.
B. 1/4 diện tích lãnh thổ.
C. 3/4 diện tích lãnh thổ.
D. 3/5 diện tích lãnh thổ.
-
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây đúng với khí hậu nước ta ?
A. Tổng lượng mưa lớn nhưng phân bố đồng đều.
B. Tháng VII, nhiệt độ thấp đều khắp nước.
C. Tháng I, nhiệt độ phía bắc cao hơn phía nam.
D. Tháng bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
-
Câu 31:
Căn cứ Atlat Địa lý Việt Nam trang 8, tỉnh nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ sắt?
A. Thừa Thiên Huế.
B. Hà Tĩnh.
C. Thanh Hoá.
D. Nghệ An.
-
Câu 32:
Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía nam ở nước ta là
A. Đới rừng nhiệt đới.
B. Đới rừng xích đạo.
C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 33:
Nguyên nhân cơ bản giúp các ngành công nghiệp chế biến ( như lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử…) ở Đông Nam Á có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh những năm gần đây do
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
-
Câu 34:
Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có đặc điểm là.
A. nền khí hậu cận nhiệt đới.
B. biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
C. nhiệt độ trung bình năm trên 25°C.
D. khí hậu quanh năm mát mẻ.
-
Câu 35:
Độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở phần lãnh thổ phía Bắc hạ thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam là do có
A. nền địa hình thấp.
B. nền nhiệt độ cao.
C. nền nhiệt độ thấp.
D. nền địa hình cao.
-
Câu 36:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam.
B. Có nhiều sơn nguyên , cao nguyên.
C. Có nhiều khối núi cao đồ sộ.
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế .
-
Câu 37:
Đâu là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
B. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.
C. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.
D. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận xích đạo.
-
Câu 38:
Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng lúa và ngô ở nước ta qua các năm ( Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2010
2012
2015
Lúa
7329,2
7489,4
7761,2
7830,6
Ngô
1052,6
1125,7
1156,6
1164,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng lúa và ngô ở nước ta giai đoạn 2005-2015?
A. Diện tích gieo trồng ngô luôn nhỏ hơn diện tích gieo trồng lúa.
B. Diện tích gieo trồng lúa và diện tích gieo trồng ngô đều tăng.
C. Diện tích gieo trồng ngô tăng nhanh hơn diện tích gieo trồng lúa.
D. Diện tích gieo trồng lúa tăng ít hơn diện tích gieo trồng ngô.
-
Câu 39:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển về nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là:
A. các nước có vùng biển rộng lớn giàu tiền năng ( trừ Lào ).
B. nhiều đồng bằng rộng lớn, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
C. người dân có kinh nghiệm phát triển nông nghiệp được tích luỹ lâu đời.
D. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
Câu 40:
Thời tiết khô nóng ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam của khu vực Tây Bắc nước ta là do loại gió nào sau đây gây ra?
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió Tín phong bán cầu Bắc.
C. Gió biển và gió đất.
D. Gió phơn Tây Nam