Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2020
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân lần 2
-
Câu 1:
Thứ tự các loại đất xếp theo độ cao địa hình tăng dần là:
A. Đất feralit đỏ vàng, đất feralit có mùn, đất mùn, đất phù sa, đất mùn thô.
B. Đất mùn thô, đất mùn, đất feralit có mùn, đất feralit đỏ vàng, đất phù sa.
C. Đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất feralit có mùn, đất mùn, đất mùn thô.
D. Đất phù sa, đất feralit có mùn, đát feralit đỏ vàng, đất mùn thô, đất mùn.
-
Câu 2:
Đâu là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất:
A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia.
B. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.
-
Câu 3:
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài chục đến gần trăm mét là nhờ:
A. bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp.
B. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá.
C. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn.
D. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ.
-
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản diện tích toàn tỉnh ở mức trên 50% năm 2007 là:
A. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Yên.
B. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Quảng Nam.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.
D. Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam.
-
Câu 5:
Mưa phùn là loại mưa diễn ra
A. vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
B. ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D. ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và trang 29, đô thị có quy mô dân số lớn nhất của vùng Đồng bằng Cửu Long là
A. Long Xuyên.
B. Cần Thơ.
C. Sóc Trăng.
D. TP Hồ Chí Minh.
-
Câu 7:
Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:
A. Đường ô tô và đường biển.
B. Đường biển và đường sắt.
C. Đường ô tô và đường sắt.
D. Đường hàng không và đường biển.
-
Câu 8:
Nguyên nhân gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ vào giữa và cuối mùa hạ là do
A. tín phong bán cầu Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió tây nam.
D. bão và áp thấp nhiệt đới.
-
Câu 9:
“Là vùng duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao” là đặc điểm của miền:
A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
-
Câu 10:
Nhận định nào dưới đây không chính xác về tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh.
A. Đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.
B. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt.
C. Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước.
D. Sông Amadôn có lưu vực lớn nhất thế giới, rừng Amadôn được xem là lá phổi xanh của thế giới.
-
Câu 11:
Mục đích lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Đông Nam Á là:
A. phục vụ xuất khẩu để thu ngoại tệ.
B. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
C. giải quyết việc làm cho nhân dân các vùng cao nguyên, miền núi.
D. phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn trong nước.
-
Câu 12:
Điểm khác biệt chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng này có:
A. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
B. hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô.
C. diện tích rộng hơn.
D. thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C - D) có đặc điểm địa hình là:
A. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.
B. cao dần từ đông sang tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn.
C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có 4 thung lũng sông đan xen đồi núi cao.
D. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.
-
Câu 14:
Đâu là đặc điểm về khoáng sản vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A. Giàu nhất cả nước về trữ lượng và chủng loại.
B. Có trữ lượng lớn về than, thiếc, chì, kẽm, bô xít.
C. Nghèo nhất trong ba miền về trữ lượng.
D. Có trữ lượng lớn về sắt, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
-
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không chính xác:
A. Năm 2007, hai tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng lúa lớn nhất cả nước là Kiên Giang và An Giang.
B. Giá trị sản xuất lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 là 65380 tỉ đồng.
C. Năng suất lúa cả nước năm 2007 là khoảng 4,987 tấn/ha.
D. Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 là 29536 tỉ đồng.
-
Câu 16:
Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?
A. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta qua các năm
C. Giá trị xuất khẩu than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
D. Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
-
Câu 17:
Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:
A. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
B. có mật độ dân số cao nhất nước ta.
C. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng khác.
D. có lượng mưa lớn nhất nước.
-
Câu 18:
Đặc điểm của thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta là:
A. hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
B. tiếp giáp với vùng biển sâu, thềm lục địa thu hẹp.
C. thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ.
D. mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông.
-
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
A. Cao su có ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Chè có ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Hồ tiêu có ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Cà phê có ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
-
Câu 20:
Đâu là đặc điểm của bão ở nước ta?
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
B. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
C. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
D. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số thế giới hiện nay?
A. Một số nước đang phát triển còn có hiện tượng bùng nổ dân số.
B. Nhiều nước đang phát triển có tỉ suất tăng dân số tự nhiên giảm.
C. Các nước đang phát triển thường có tỉ lệ người già cao.
D. Hầu hết các nước phát triển có tốc độ tăng dân số cao.
-
Câu 22:
Euro với tư cách là đồng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh toán từ khi nào?
A. Năm 1999.
B. Năm 2001.
C. Năm 2004.
D. Năm 2002.
-
Câu 23:
Diện tích gieo trồng cây lương thực nước ta giai đoạn 1990 - 2016 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Tổng diện tích
Lúa
Ngô
Cây lương thực khác
1990
6 476,9
6 042,8
431,8
2,3
2000
8 399,1
7 666,3
730,2
2,6
2010
8 615,9
7 489,4
1 125,7
0,8
2016
8 947,9
7 790,4
1 152,4
5,1
Hãy cho biết, để thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực phân theo các loại cây trồng nước ta giai đoạn 1990 - 2016 thì biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Cột ghép.
C. Cột chồng.
D. Tròn.
-
Câu 24:
“Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi”, đây là đặc điểm vùng núi nào?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Đông Bắc.
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các khu kinh tế ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.
B. Năm Căn, Rạch Giá, Phú Quốc.
C. Định An, Bạc Liêu, Rạch Giá.
D. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
-
Câu 26:
Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 79 km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm nhập vào vùng biển nào của nước ta:
A. Đặc quyền kinh tế.
B. Lãnh hải.
C. Nội thủy.
D. Tiếp giáp lãnh hải.
-
Câu 27:
Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là:
A. lượng phù sa sông ngòi lớn gây khó khăn nạo vét luồng lạch.
B. phần lớn lượng nước của sông ngòi là từ bên ngoài lãnh thổ.
C. lượng nước phân bố không đều và chưa hợp lí giữa các vùng.
D. ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, ô nhiễm môi trường nước.
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm đất của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích đất phèn lớn hơn đất cát biển, đất mặn.
B. Diện tích đất phù sa sông lớn hơn đất cát biển.
C. Đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu.
D. Đất mặn phân bố chủ yếu ở ven biển phía Tây.
-
Câu 29:
Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước ta qua các năm (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2007
2010
2015
2017
Kim ngạch xuất nhập khẩu
111,4
157,0
327,6
428,9
Cán cân thương mại
-14,2
-12,6
-3,6
2,7
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng:
A. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu bằng 1,17 lần kim ngạch xuất khẩu.
B. Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng 165,2 tỉ USD trong giai đoạn 2007 – 2017.
C. Kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta giảm liên tục trong giai đoạn 2007 - 2017.
D. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu trong giai đoạn 2007 - 2017.
-
Câu 30:
Khu vực từ Đà Nẵng đến Nha Trang, thời gian có nhiều bão là:
A. từ tháng 10 đến tháng 12.
B. từ tháng 6 đến tháng 10.
C. từ tháng 8 đến tháng 10.
D. từ tháng 10 đến tháng 11.
-
Câu 31:
Quy mô và cơ cấu số khách du lịch quốc tế đến Việt nam phân theo phương tiện đến
trong giai đoạn 2000 - 2014
Loại hình
2000
2014
Tổng số khách (nghìn lượt)
2140,1
7959,9
Đường hàng không (%)
52,0
78,1
Đường thủy (%)
12,0
1,7
Đường bộ (%)
36,0
20,2
Nhận xét nào sau đây không đúng về số lượt khách quốc tế và cơ cấu của nó phân theo phương tiện đến Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2014?
A. Đường bộ có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng.
B. Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam tăng 3,7 lần.
C. Đường hàng không đóng vai trò chủ đạo, tỉ trọng có xu hướng tăng.
D. Đường thủy luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
-
Câu 32:
Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. vùng sâu, vùng xa, hải đảo… được ưu tiên phát triển.
B. tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
C. phát triển các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.
D. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
-
Câu 33:
Các vịnh biển Hạ Long, Dung Quất, Xuân Đài, Vân Phong thuộc các tỉnh tương ứng theo thứ tự:
A. Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh.
B. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa.
C. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên.
D. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.
-
Câu 34:
Tại các vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do:
A. người dân Nhật Bản có truyền thống đi biển lâu đời.
B. có khí hậu ôn đới, cận nhiệt, mưa nhiều quanh năm.
C. có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau.
D. có các sông lớn đổ ra biển, mang theo nguồn thức ăn dồi dào.
-
Câu 35:
Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện
A. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
B. tạo nên các hang động, suối cạn, thung khô.
C. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
-
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây?
A. sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.
B. điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.
C. cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
D. luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.
-
Câu 37:
Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng nước ta năm 2005 và 2014 ?
A. Tỉ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các vùng khác có xu hướng tăng ngày càng nhanh.
B. Tỉ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm nhanh.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất và tăng nhẹ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất và giảm nhẹ.
-
Câu 38:
Đặc điểm nào không đúng với đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Xuất hiện các loài thú có lông dày như gấu, chồn.
B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.
C. Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. Khí hậu quanh năm nóng.
-
Câu 39:
Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là:
A. nhiều loài sinh vật phù du.
B. các rạn san hô.
C. hơn 100 loài tôm.
D. trên 2000 loài cá.
-
Câu 40:
Đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi thấp đã làm cho:
A. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc giữa các miền.
B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. Địa hình nước ta ít hiểm trở.