Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019
Trường THPT Gia Định lần 2
-
Câu 1:
Hệ dao động có tần số riêng là chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tần số là f. Tần số dao động cưỡng bức của hệ là
A. f – f0.
B. f0
C. f + f0.
D. f.
-
Câu 2:
Đàn ghita phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số
A. 220 Hz.
B. 660 Hz.
C. 1320 Hz.
D. 880 Hz.
-
Câu 3:
Trong động cơ không đồng bộ ba pha, tốc độ quay của rôto
A. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
B. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
C. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
D. bằng tốc độ quay của từ trường.
-
Câu 4:
Quang phổ vạch phát xạ là hệ thống cách vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi
A. nung nóng khối chất lỏng.
B. kích thích khối khí ở áp suất thấp phát sáng.
C. nung nóng vật rắn ở nhiệt độ cao.
D. nung nóng chảy khối kim loại.
-
Câu 5:
Hiện tượng phát sáng nào sau đây không phải là hiện tượng quang – phát quang?
A. Đầu cọc chỉ giới hạn đường được sơn màu đỏ hoặc vàng.
B. Đèn ống thông dụng( đèn huỳnh quang).
C. Viên dạ minh châu (ngọc phát sáng trong bóng tối).
D. Con đom đóm.
-
Câu 6:
Cho khối lượng proton mp = 1,0073 u, của nơtron là mn = 1,0087 u và của hạt nhân \({}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\) là mα = 4,0015u và 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\) là
A. 0,03 MeV.
B. 5,49 MeV.
C. 18,44 MeV.
D. 28,41 MeV.
-
Câu 7:
Phương trình nào sau đây là phương trình của phóng xạ anpha?
A. \({}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\,{\rm{ + }}{}_{{\rm{13}}}^{{\rm{27}}}{\rm{Al}} \to {}_{{\rm{15}}}^{{\rm{30}}}{\rm{P}}\,{\rm{ + }}{}_{\rm{0}}^{\rm{1}}{\rm{n}}.\)
B. \({}_6^{{\rm{11}}}{\rm{C}}\, \to {}_1^0{\rm{e}}\,{\rm{ + }}{}_5^{11}{\rm{B}}\,.\)
C. \({}_6^{{\rm{14}}}{\rm{C}}\, \to {}_{ - 1}^0{\rm{e}}\,{\rm{ + }}{}_7^{14}{\rm{N}}\,.\)
D. \({}_{{\rm{84}}}^{{\rm{210}}}{\rm{Po}}\, \to {}_{\rm{2}}^{\rm{4}}{\rm{He}}\,{\rm{ + }}{}_{82}^{{\rm{206}}}{\rm{Pb}}.\)
-
Câu 8:
Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:
A. A = qξ.
B. q = Aξ.
C. ξ = qA.
D. A = q2ξ.
-
Câu 9:
Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?
A. Đó là hai thanh nam châm.
B. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt.
C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt.
D. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
-
Câu 10:
Mắt không có tật là mắt
A. khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết.
B. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới.
C. khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết.
D. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới.
-
Câu 11:
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm.
B. Sự phát sáng của đèn dây tóc,
C. Sự phát sáng của đèn ống thông thường.
D. Sự phát sáng của đèn LED.
-
Câu 12:
Hạt nhân \({}_{11}^{24}Na\) có
A. 11 prôtôn và 24 nơtron.
B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
D. 11 prôtôn và 13 nơtron.
-
Câu 13:
Hai hạt nhân đồng vị là hai hạt nhân có
A. cùng số nuclôn và khác số prôtỏn.
B. cùng số prôtôn và khác số notron.
C. cùng số notron và khác số nuclon.
D. cùng số notron và cùng số prỏtôn.
-
Câu 14:
Một ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng là 589 nm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này là
A. 1,30.10−19 J.
B. 3,37.10−28 J.
C. 3,37.10−19 J.
D. 1,30.10−28 J.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng giải phóng electron liên kết thành electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
B. Có thể gây ra hiện tượng quang dẫn với ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn giới hạn quang dẫn.
C. Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết thành một electron tự do gọi là electron dẫn.
D. Một lợi thế của hiện tượng quang dẫn là ánh sáng kích không cần phải có bước sóng ngắn.
-
Câu 16:
Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng.
B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao.
D. Tia laze có cường độ lớn.
-
Câu 17:
Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện.
B. lực hấp dẫn.
C. lực điện từ.
D. lực lương tác mạnh.
-
Câu 18:
Đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là
A. năng lượng liên kết.
B. năng lượng liên kết riêng.
C. số hạt prôlôn.
D. số hạt nuclôn.
-
Câu 19:
Sự phân hạch của hạt nhân urani \({}_{92}^{235}U\) khi hấp thụ một nơtron chậm xảy ra theo nhiều cách. Một trong các cách đó được cho bởi phương trình \({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{54}^{140}Xe + {}_{38}^{94}Sr + k{}_0^1n\) . Số nơtron được tạo ra trong phản ứng này là k và bằng bao nhiêu?
A. k = 3.
B. k = 6.
C. k = 4.
D. k = 2
-
Câu 20:
Phản ứng nhiệt hạch là
A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng.
C. nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.
D. sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.
-
Câu 21:
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 \(\mu m\). Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là
A. 0,10 mm
B. 0, 40 mm
C. 0, 45 mm
D. 0,50 mm
-
Câu 22:
Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc:đỏ,tím,vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm.Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng.
B. đỏ.
C. tím.
D. cam.
-
Câu 23:
Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta chỉ thu được 3 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô.
A. Trạng thái L
B. Trạng thái M.
C. Trạng thái N
D. Trạng thái O.
-
Câu 24:
Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có năng lượng 4εo và chuyển lên trạng thái dừng ứng với quỹ đạo M của êlectron. Từ trạng thái này, nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì có thể phát ra phôtôn có năng lượng lớn nhất là
A. 3εo.
B. 2εo.
C. 4εo.
D. εo
-
Câu 25:
Theo mẫu nguyên tử Bo, nguyên tử hiđrô tồn tại ở các trạng thái dừng có năng lượng tương ứng là EK = − 144E, EL = − 36E, EM = − 16E, EN = − 9E,... (E là hằng số ; E > 0 ). Khi một nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EL về trạng thái dừng có năng lượng EK thì phát ra một phôtôn có năng lượng
A. 135E.
B. 128E.
C. 7E.
D. 108E.
-
Câu 26:
Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng mol của \({}_{26}^{56}Fe\) là 56 g/mol. Số prôtôn (prôton) có trong 5,6 gam \({}_{26}^{56}Fe\) là
A. 6,826.1022.
B. 8,826.1022.
C. 1,565.1024.
D. 7,826.1022.
-
Câu 27:
Một hạt đang chuyển động với tốc độ bằng 0,6 lần tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối hẹp của Anhx-tanh, động năng Wđ của hạt và năng lượng nghỉ E0 của nó liên hệ với nhau bởi hệ thức
A. Wđ =\(\frac{{{3E_0}}}{4}\)
B. Wđ =\(\frac{{{E_0}}}{4}\)
C. Wđ =\(\frac{{{E_0}}}{2}\)
D. Wđ =\(\frac{{{3E_0}}}{2}\)
-
Câu 28:
Biết khối lượng của hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) là 238,00028u, khối lượng của prôtôn và nơtron là mP = 1,007276u; mn = 1,008665u; 1u = 931,5 MeV/ c2. Năng lượng liên kết của Urani \({}_{92}^{238}U\) là bao nhiêu?
A. 1731,83 MeV
B. 1740,04 MeV
C. 1801,71 MeV
D. 1874 MeV
-
Câu 29:
Cho phản ứng hạt nhân \({}_3^6Li + {}_0^1n \to {}_1^3T + {}_2^4\alpha + 4,8MeV\) . Cho biết khối lượng các hạt: mn = 1,0087u; mT = 3,016u; mα = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Khối lượng của hạt nhân Li có giá trị bằng
A. 6,1139u.
B. 6,0139u.
C. 6,411u.
D. 6,1039u.
-
Câu 30:
Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014 Hz. Biết công suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,75 W .Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong 3 giây là
A. 3,02.1018.
B. 7,55.1018.
C. 4,53.1018.
D. 1,51.1018.
-
Câu 31:
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy \({r_0} = 5,{3.10^{--11}}{\rm{ }}m;{\rm{ }}{m_e} = 9,{1.10^{--31}}{\rm{ }}kg;{\rm{ }}k = {9.10^9}{\rm{ }}N.{m^2}/{C^2}\) và \(e = 1,{6.10^{--19}}{\rm{ }}C\). Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng O , quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian 10-8s là
A. 12,6 mm
B. 4,4 mm
C. 21,9 mm.
D. 7,29 mm.
-
Câu 32:
Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 6 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 38,4.1018 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,73 J. Lấy h =6,625.10-34 J.s. Giá trị của λ xấp xỉ là
A. 466 nm.
B. 683 nm.
C. 646 nm.
D. 489 nm.
-
Câu 33:
Rađi \({}_{88}^{226}Ra\) là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân \({}_{88}^{226}Ra\) đang đứng yên phóng ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con Y. Biết động năng của hạt α là 4,25 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân (tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là
A. 240,125 MeV.
B. 234,137 MeV.
C. 4,327 MeV.
D. 4,890 MeV.
-
Câu 34:
Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức En = \(\frac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}\) (eV); n = 1, 2, 3.... Biết hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js , tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một photon có năng lượng 1,1333 eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
A. 93,93 nm
B. 1095,91 nm
C. 3287,64 nm
D. 95,12 nm
-
Câu 35:
Hạt nhân X phóng xạ biến đổi thành hạt nhân bền Y. Ban đầu (t = 0), có một mẫu chất X nguyên chất. Tại thời điểm t1 và t2, tỉ số giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X ở trong mẫu tương ứng là 1,5 và 2 . Tại thời điểm t3 = 4t1 + 2t2, tỉ số đó là
A. 19,25.
B. 575,00.
C. 351,56.
D. 350,56.
-
Câu 36:
Đặt vào hai đầu cuộn cảm L = 1/π(H) một hiệu điện thế xoay chiều 220V – 50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là
A. I = 2,2A.
B. I = 2,0A.
C. I = 1,6A.
D. I = 1,1A.
-
Câu 37:
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\) một hiệu điện thế xoay chiều u = 141cos(100πt)V. Dung kháng của tụ điện là
A. ZC = 50Ω.
B. ZC = 0,01Ω.
C. ZC = 1A.
D. ZC = 100Ω.
-
Câu 38:
Đặt vào hai đầu cuộn cảm \(L = \frac{1}{\pi }(H)\) một hiệu điện thế xoay chiều u = 141cos(100πt)V. Cảm kháng của cuộn cảm là
A. ZL = 200Ω.
B. ZL = 100Ω.
C. ZL = 50Ω.
D. ZL = 25Ω.
-
Câu 39:
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\) một hiệu điện thế xoay chiều u = 141cos(100πt)V. Cường độ dòng điện qua tụ điện là
A. I = 1,41A.
B. I = 1,00A.
C. I = 2,00A.
D. I = 100Ω.
-
Câu 40:
Đặt vào hai đầu cuộn cảm L = \(\frac{1}{{\rm{\pi }}}\) một hiệu điện thế xoay chiều u = 141cos(100πt) V. Cảm kháng của cuộn là
A. ZL = 200Ω
B. ZL = 100Ω
C. ZL = 50Ω
D. ZL = 25Ω