Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019
Trường THPT chuyên ĐH KHTN Hà Nội lần 3
-
Câu 1:
Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cứ sau một khoảng thời gian T (chu kỳ) thì vật lại trở về vị trí ban đầu
B. Cứ sau một khoảng thời gian T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu
C. Cứ sau một khoảng thời gian T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu
D. Cứ sau một khoảng thời gian T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu
-
Câu 2:
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây
A. Sóng cơ học có chu kỳ 3,0ms .
B. Sóng cơ học có chu kỳ 3,0μs.
C. Sóng cơ học có tần số 12Hz
D. Sóng có học có tần số 40kHz
-
Câu 3:
Nếu trong một mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm:
A. Điện trở thuần và cuộn cảm.
B. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng
C. Tụ điện và biến trở
D. Điện trở thuần và tụ điện
-
Câu 4:
Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi u và i lần lượt là điện thế giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện trong mạch tại một thời điểm nào đó, I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa I, u và I0 là:
A. \(\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}\)
B. \(\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}\)
C. \(\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}\)
D. \(\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}\)
-
Câu 5:
Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự tăng dần của bước sóng thì ta có dãy sau:
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen
B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy
C. Tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại
D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy
-
Câu 6:
Vạch quang phổ có bước sóng 0,103μm là vạch thuộc dãy
A. Banme hoặc Pasen
B. Pasen
C. Laiman
D. Banme
-
Câu 7:
Dưới tác dụng của bức xạỵ, hạt nhân \(_4^9Be\) có thể phân rã thành hạt 2α . Phương trình phản ứng
A. \(_4^9Be + \gamma \to 2\alpha + n\)
B. \(_4^9Be + \gamma \to 2\alpha + P\)
C. \(_4^9Be + \gamma \to \alpha + n\)
D. \(_4^9Be + \gamma \to \alpha + P\)
-
Câu 8:
Lực hạt nhân là:
A. Lực liên kết giữa các proton
B. Lực hấp dẫn giữa proton và notron
C. Lực liên kết giữa các nuclon
D. Lực tĩnh điện
-
Câu 9:
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ là:
A. Không đổi với chu kỳ của dao động điều hòa không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
B. Giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao
C. Tăng vì tần số dao động điều hòa tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường
D. Tăng vì chu kỳ dao động điều hòa của nó giảm
-
Câu 10:
Một con lắc dao động gồm vật nặng khối lượng 400g, dao động điều hòa với chu kỳ 2s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây là 3,005N. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, g = 10m/s2, π2 = 10 .Cơ năng dao động của vậy là:
A. 0,185N
B. 0,275N
C. 0,375N
D. 0,075N
-
Câu 11:
Đối với nguyên tử Hidro, khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 0,1026μm. Lấy h = 6,625.10−34Js, e = 1,6.10−19C và c = 3.108m/s. Năng lượng của photon này là:
A. 1,21eV
B. 11,2eV
C. 12,1eV
D. 121eV
-
Câu 12:
Một lăng kính có góc chiết quang A = 50, chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,64 và đối với tia tím là nt = 1,68. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím ra khỏi lăng kính là:
A. 0,2rad
B. 0,20
C. 0,02rad
D. 0,020
-
Câu 13:
Một sóng có tần số 500Hz, vận tốc truyền sóng là 350m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu đê độ lệch pha giữa chúng là π/3 ?
A. 0,116cm
B. 0,233cm
C. 0,476cm
D. 4,285cm
-
Câu 14:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100V vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên thì dòng điện qua đoạn mạch có cường độ là i =\(2\sqrt 2 \cos \omega t\) (A). Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM, ở hai đầu MN và ở hai đầu NB lần lượt là 30 V, 30V và 100V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là
A. 200W
B. 110W
C. 220W
D. 100W
-
Câu 15:
Một đoạn mạch dao động LC có điện trở thuần bằng 0 gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với tần số f. Khi mắc nối tiếp với tụ điện có trong mạch trên một tụ điện có điện dung C/3 thì tần số dao động điện từ tự do (riêng) của mạch lúc này bằng:
A. f/4
B. 4f
C. 2f
D. f/2
-
Câu 16:
Trong thí nghiệm về Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1;λ2. Trên màn quan sát có vân sáng bậc 12 của λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của λ2. Tỉ số λ1/λ2 bằng:
A. 6/5
B. 2/3
C. 5/6
D. 3/2
-
Câu 17:
Đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở một nơi ngang bằng mực nước biển ở nhiệt độ 200C. Khi đem đồng hồ lên đỉnh núi, ở nhiệt độ 30C, đồng hồ vẫn chạy đúng giờ. Coi trái đất hình cầu bán kính 6400km, hệ số nở dài của thanh treo quả lắc đồng hồ là α = 2.10-5 (K-1) độ cao của đỉnh núi là:
A. 1088m.
B. 544m.
C. 980m.
D. 788m.
-
Câu 18:
Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10W. Số photon mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng:
A. 3,02.1019
B. 0,33.1019
C. 3,02.1020
D. 3,24.1019
-
Câu 19:
Mạch chọn sóng của một máy tu vô tuyến điện gồm cuộn cảm thuần và một tụ điện là tụ xoay Cx . Điện dung của tụ Cx là hàm bậc nhất của góc xoay. Khi chưa xoay tụ (góc xoay bằng 00) thì mạch thu được sóng có bước sóng 15m. Khi góc xoay tụ là 450 thì mạch thu được sóng có bước sóng là 30m. Để mạch bắt được sóng là 20m thì pha xoay tụ tới góc xoay bằng
A. 11,670
B. 150
C. 200
D. 20
-
Câu 20:
Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ âm I. Cường độ âm chuẩn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,31a
B. 0,35a
C. 0,37a
D. 0,33a
-
Câu 21:
Kế quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 22:
Một nhà máy điện hạt nhân có công suất phát điện là 100uMW. Dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt U235 phân hạch tỏa ra năng lượng 3,2.10−11 (J). Nhiên liệu dùng là hợp kim chứa U235 đã làm giàu 36%. Hỏi trong 365 ngày hoạt động nhà máy tiêu thụ một khối lượng nhiên liệu là bao nhiêu? Coi NA = 6,022.1023
A. 354kg
B. 356kg
C. 350kg
D. 353kg
-
Câu 23:
Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng 15N/m và vật nặng có khối lượng 150g. Tại thời điểm t li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 8cm và 60cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của dao động là:
A. 0,25J
B. 0,675J
C. 0,5J
D. 0,075J
-
Câu 24:
Nguồn phát tia hồng ngoại:
A. Các vật bị nung nóng
B. Các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao hơn môi trường
C. Vật có nhiệt độ cao trên 20000C
D. Bóng đèn dây tóc
-
Câu 25:
Cho đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, cuộn cảm thuần L = 1/2π H và tụ điện C = \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{4\pi }}\) F mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 120 \(\sqrt 2 \)cos100πt (V) . Điện trở của biến trở phải có giá trị bao nhiêu để công suất của mạch đạt giá trị cực đại? Giá trị cực đại của cống suất là bao nhiêu?
A. \(R = 120\Omega ;{P_{\max }} = 60W\)
B. \(R = 60\Omega ;{P_{\max }} = 120W\)
C. \(R = 10\Omega ;{P_{\max }} = 180W\)
D. \(R = 60\Omega ;{P_{\max }} = 1200W\)
-
Câu 26:
Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là một nam châm gồm 6 cặp cực, quay với tốc độ góc 500 vòng/phút. Tần số của dòng điện so máy phát ra là:
A. 42Hz
B. 50Hz
C. 83Hz
D. 300Hz
-
Câu 27:
Một mạch điện gồm điện trở thuần R = 50Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u =\(U\sqrt 2 \) cos100πt (V), với U không đổi. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng UC theo C cho bởi hình bên. Công suất tiêu thụ của mạch khi \(C\omega = \frac{1}{{100}}{\Omega ^{ - 1}}\)
A. 3200W
B. 1600W
C. 800W
D. 400W
-
Câu 28:
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên ℓ0, độ cứng k0 = 48N/m, được cắt thành hai lò xo chiều dài lần lượt là ℓ1 = 0,810 và ℓ2 = 0,210. Mỗi lò xo sau khi cắt được gắn với vật có cùng khối lương 0,4kg. Cho hai con lắc lò xo mắc vào hai mặt tường đối diện nhau và cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang (các lò xo đồng trục). Khi hai lò xo chưa biến dạng thì khoảng cách của hai vật là 15cm. Lúc đầu, giữa các vật để cho các lò xo đều bị nén đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động cùng thế năng cực đại là 0,2J. Lấy π2 = 10 . Kể từ lúc thả vật, sau khoảng thời gian ngắn nhất là Δt thì khoảng cách giữa hai vật nhỏ nhất là d. Giá trị của Δt và d lần lượt là:
A. 0,171s;4,7cm
B. 0,171s;3,77cm
C. 0,717s;3,77cm
D. 0,717s;4,7cm
-
Câu 29:
Một sóng ngang có biên độ 8cm, bước sóng 30cm. Tại thời điểm t hai điểm M, N trên một phương truyền sóng cùng có li độ bằng 4cm và chuyển động ngược chiều nhau, giữa M và N có 4 điểm đang có li độ bằng 0. Xác định khoảng cách lớn nhất của MN?
A. 60cm
B. 50cm
C. 70cm
D. 55cm
-
Câu 30:
Đặt điện áp: u = 400cos100πt(u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện R = 50Ω mắc nối tiếp với hộp X. Biết I = 2A. Tại thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch là 400V. Tại thời điểm t + 1/400 (s) cường độ dòng điện tức thời qua mạch bằng không và đang giảm. X chứa hai trong ba phần tử R0, L0, C0 mắc nối tiếp. Tại thời điểm t + 1/200s điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch X có giá trị bao nhiêu?
A. −200V
B. −100V
C. 100V
D. 200V
-
Câu 31:
Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?
A. Sinh lý
B. Chiếu sáng
C. Nhiệt
D. Kích thích sự phát quang
-
Câu 32:
Khối lượng ban đầu của một chất phóng xa là m0. Sau 1 năm khối lượng chất phóng xạ còn lại 4g, sau 2 năm còn lại 1g. Sau 3 năm, khối lượng chất phóng xạ còn lại là:
A. 0,05
B. 0,25
C. 0,025
D. Giá trị khác
-
Câu 33:
Một điện tích q = 2.10−5C di chuyển từ một điểm M có điện thế VM = 4V đến điểm N có điện thế VN = 12V. N cách M 5cm. Công của lực điện là
A. 10−6J
B. −1,6.10−4J
C. 8.10-5J
D. 1,6.10-4J
-
Câu 34:
Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. Nhiệt độ của kim loại
B. Bản chất của kim loại
C. Kích thước của vật dẫn kim loại
D. Hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại
-
Câu 35:
Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2(A). Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Mô men lực từ tác dụng lên khung là:
A. 0,16(Nm)
B. 0(Nm)
C. 0,12(Nm)
D. 0,08(Nm)
-
Câu 36:
Có ba nam châm giống nhau được thả rơi thẳng đứng từ cùng 1 độ cao so với mặt đất.
− Thanh thứ nhất rơi tự do; thời gian rơi t1
− Thanh thứ hai rơi qua một ống dây dẫn để hở; thời gian rơi t2
− Thanh thứ ba rơi qua một ống dây dẫn kín; thòi gian rơi t3
Biết trong khi rơi thanh nam châm không chạm vào ống dây. Chọn đáp án đúng:
A. t1 = t2= t3
B. t1 = t2 < t3
C. t3 = t2 < t1
D. t1 < t2 < t3
-
Câu 37:
Một ống dây có lõi không khí, có hệ số tự cảm L0 = 250mH. Cho dòng điện không đổi I = 2A qua ống. Nếu luồn đều lõi thép có độ từ thẩm p = 50 vào trong lòng ống dây trong thời gian 10s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống bằng bao nhiêu?
A. 2,45V
B. 2,5V
C. 0,0V
D. 0,05V
-
Câu 38:
Một kính thiên văn khi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính và thị kihs là 150cm, còn độ bội giác bằng 36,5. Tiêu cự của vật kính và thị kính bằng
A. 146cm và 4cm
B. 84cm và 10cm
C. 50cm và 50cm
D. 80cm và 20cm
-
Câu 39:
Chọn câu sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Môi trường càng chiết quang thì tốc độ truyền sáng trong môi trường đó càng nhỏ
C. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường n21 ≥ 1
D. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang (chiết suất n1) sang môi trường chiết quang hơn (n2) thì góc khúc xạ lớn nhất được tính bằng công thức: sinrmax= n1/n2
-
Câu 40:
Để đo đươc dòng điện không đổi thì phải dùng chế độ đo nào của đồng hồ đo điện đa năng?
A. DCV
B. ACV
C. DCA
D. ACA