Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2019
Trường THPT Phú Bình Thái Nguyên
-
Câu 1:
Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-
Câu 2:
Dân số Trung Quốc tập trung đông đúc ở:
A. các thành phố lớn
B. miền Đông
C. các đồng bằng châu thổ.
D. vùng ven biển.
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat trang 18, hãy cho biết phần lớn diện tích đất vùng đồng bằng sông Hồng là
A. đất trong cây công nghiệp lâu năm
B. đất phi nông nghiệp
C. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng
D. đất lâm nghiệp có rừng năm
-
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat trang 19, hãy cho biết vùng có tỷ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất nước ta (trên 90%) là
A. Đông bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Tây Nguyên
-
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat trang 9, hãy cho biết ở Việt Nam vào các tháng 6, tháng 7 các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực.
A. ven biển Nam Trung Bộ
B. ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
C. ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
D. ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là
A. Huế
B. Thanh Hóa
C. Đồng Hới
D. Vinh
-
Câu 7:
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) vì
A. có thị trường tiêu thụ lớn.
B. đòi hỏi lớn về vốn và kĩ thuật.
C. có nhiều đồng cỏ nhân tạo.
D. có nhiều cơ sở chế biến.
-
Câu 8:
Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước ta thuộc vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 9:
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc
A. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến
B. sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản nông sản
C. tăng cường sản xuất chuyên môn hoá
D. đẩy mạnh hoạt động vận tải
-
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.
C. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
-
Câu 11:
Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay là:
A. tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa.
B. giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm.
C. giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.
D. tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng cây ăn quả.
-
Câu 12:
Đất feralit có màu đỏ vàng do
A. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.
B. lượng phù sa trong đất lớn.
C. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ.
D. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
-
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy cho biết cảng điểm du lịch biển không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thiên Cầm
B. Đá Nhảy
C. Sầm Sơn
D. Đồ Sơn
-
Câu 14:
Điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên khu vực Đông Nam Á?
A. Sinh vật biển đa dạng
B. Khí hậu nóng ẩm, ôn hòa
C. Thảm thực vật vùng phong phú
D. Tài nguyên khoáng sản giàu có
-
Câu 15:
Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta có đặc điểm
A. tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau.
B. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm.
C. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị.
D. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.
-
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat trang 16, hãy cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam đảo tập trung ở vùng
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nguyên
C. Đông bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 17:
Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là
A. phân bố đô thị đều giữa các vùng.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
C. tỉ lệ dân thành thị giảm.
D. trình độ đô thị hóa thấp.
-
Câu 18:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.
B. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.
C. Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.
D. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
-
Câu 20:
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương.
B. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Phía đông và đông nam mở ra Thái Bình Dương.
D. Là một biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương.
-
Câu 21:
Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. ấm áp, ẩm ướt.
B. lạnh, ẩm.
C. lạnh, khô.
D. ấm áp, khô ráo.
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat trang 18, hãy cho biết phần lớn diện tích đất vùng Bắc Trung Bộ là
A. đất lâm nghiệp có rừng
B. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm
C. đất phi nông nghiệp
D. đất trong cây công nghiệp lâu năm
-
Câu 23:
Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
A. đến muộn và kết thúc muộn.
B. đến sớm và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc sớm.
D. đến sớm và kết thúc muộn.
-
Câu 24:
Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
B. khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
D. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
-
Câu 25:
Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
A. đới rừng lá kim.
B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
D. đới rừng xích đạo.
-
Câu 26:
Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là
A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. tăng độ che phủ và chất lượng đất rừng.
C. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có.
D. trồng rừng ở nơi đất trống, đồi núi trọc
-
Câu 27:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh?
A. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng.
B. Công nghiệp chế biến đáp ứng được nhu cầu.
C. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
D. Ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat trang 23, hãy cho biết cảng biển không thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Chân Mây
B. Cam Ranh
C. Dung Quất
D. Quy Nhơn
-
Câu 29:
Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1995
2000
2005
2014
Khai thác
1195,3
1660,9
1995,4
3413,3
Nuôi trồng
389,1
589,6
1437, 4
2919,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nxb Thống kê 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
-
Câu 30:
Việt Nam có đường biên giới với nước nào dài nhất?
A. Lào.
B. Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc.
D. Thái Lan.
-
Câu 31:
Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.
B. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.
C. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.
-
Câu 32:
Ý nào sau đây không phải là hướng giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Mở rộng đa dạng hóa các trường đại học và cao đẳng.
C. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
D. Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản.
-
Câu 33:
Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat trang 19, hãy cho biết vùng có tỷ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất nước ta (dưới 60%) là
A. Đông bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat trang 22, hãy cho biết các mỏ khí đốt đang được khai thác của nước ta gồm
A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải
B. Lan Đỏ, Lan Tây, Hồng Ngọc
C. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải
D. Lan Đỏ, Tiền Hải, Đại Hùng
-
Câu 36:
Vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 37:
Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỉ USD)
Quốc gia
Ma-lai-xi-a
Thái Lan
Xin-ga-po
Việt Nam
Xuất khẩu
210,1
272,9
516,7
173,3
Nhập khẩu
187,4
228,2
438,0
181,8
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015?
A. Ma-lai-xi-a xuất siêu ít hơn Xin-ga-po
B. Ma-lai-xi-a nhập siêu nhiều hơn Thái Lan
C. Việt Nam nhập siêu nhiều hơn Ma-lai-xia
D. Thái Lan xuất siêu nhiều hơn Xin-ga-po
-
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy cho biết các trung tâm du lịch vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hạ Long, Thái Nguyên
B. Hạ Long, Điện Biên Phủ
C. Thái Nguyên, Việt Trì
D. Hạ Long, Lạng Sơn
-
Câu 39:
Hoạt động kinh tế nào sau đây làm cho cơ cấu kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ thêm hoàn chỉnh, phát triển năng động?
A. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.
B. Chăn nuôi gia súc
C. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu.
D. Tổng hợp kinh tế biển.
-
Câu 40:
Cho biểu đồ:
TỐC ĐỘ TĂNG TƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990-2014?
A. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng.
B. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
C. Năng suất lúa luôn lớn thứ hai sau diện tích.
D. Diện tích lúa tăng chậm nhất nhưng liên tục.