Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2019
Trường THPT Nguyễn Trãi Thanh Hóa
-
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết dãy núi Hoành Sơn thuộc vùng núi nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
-
Câu 2:
Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồi núi nước ta là
A. rừng, nông sản, chăn nuôi và thuỷ sản.
B. khoáng sản, rừng, thuỷ năng, du lịch.
C. cây công nghiệp, khoáng sản, du lịch.
D. khoáng sản, thuỷ điện, giao thông.
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
A. Quảng Ninh.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Bình Thuận.
-
Câu 4:
Hai bể trầm tích dầu khí có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
-
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
D. Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào của nước ta vừa giáp biển vừa giáp với Trung Quốc?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Yên Bái.
D. Cao Bằng.
-
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) là:
A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
-
Câu 8:
Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là
A. gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á
B. gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
C. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
D. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
-
Câu 9:
Hiện tượng mưa phùn của nước ta thường xảy ra ở khu vực
A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
C. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
-
Câu 10:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến các loại đất nào sau đây?
A. Feralit nâu đỏ và đất mùn thô
B. Feralit có mùn và mùn thô
C. Feralit nâu đỏ và đất phù sa.
D. Feralit có mùn và đất mùn
-
Câu 11:
Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂMNămTổng số dân(nghìn người)Trong đó dân thành thị(nghìn người)Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%)200077 63518 7721,36200582 39222 3321,31201086 94726 5151,03201591 71331 1310,94Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện được tổng số dân trong đó có dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta làA. biểu đồ tròn.
B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).
D. biểu đồ miền.
-
Câu 12:
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta qua thời kì 1943 - 2012
B. Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta qua thời kì 1943 - 2012
C. Cơ cấu diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta qua thời kì 1943 - 2012
D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nước ta qua thời kì 1943 - 2012
-
Câu 13:
Khi hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng cao dẫn đến hiện tượng gì sau đây
A. Thủng tầng ô dôn.
B. Tan băng hai cực.
C. Hiệu ứng nhà kính
D. Mưa a xít.
-
Câu 14:
2 quốc gia khu vực Đông nam Á có số dân đông hơn dân số nước ta là
A. In-đô-nê-xi-a và Malaixia
B. In-đô-nê-xi-a và Philippin
C. In-đô-nê-xi-a và Mianma
D. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan
-
Câu 15:
Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng Sông Hồng gấp 2,8 lần mật độ dân số trung bình của Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2005 được giải thích chủ yếu bằng nhân tố
A. Trình độ phát triển kinh tế
B. Tính chất của nền kinh tế
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ
D. Điều kiện tự nhiên
-
Câu 16:
Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất.
B. quá trình đô thị hoá diễn ra chậm.
C. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.
D. có sự di dân từ thành thị về nông thôn.
-
Câu 17:
Vào mùa khô, lượng nước thiếu hụt ở miền Bắc ít hơn miền Nam là do?
A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão
B. Mùa hạ có mưa nhiều.
C. Nửa sau mùa đông có mưa phùn.
D. Mưa nhiều suốt quanh năm.
-
Câu 18:
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là
A. nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó.
B. tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao.
C. người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm.
D. công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
-
Câu 19:
Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông nam Bộ.
C. TD-MN Phía Bắc.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 20:
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc của Liên Bang Nga?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Dân số đông.
C. Nhiều dân tộc.
D. Già hoá dân số.
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố) giáp với Campuchia?
A. 9
B. 8
C. 10
D. 11
-
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào chảy cả ở phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam?
A. Hệ thống sông Thu Bồn.
B. Hệ thống sông Mê Công.
C. Hệ thống sông Hồng.
D. Hệ thống sông Mã.
-
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào?
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. Bình Thuận.
D. Khánh Hòa.
-
Câu 24:
Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta thuộc
A. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
B. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
D. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
-
Câu 25:
Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất là ở
A. Liên Bang Nga.
B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.
C. các nước Đông Âu.
D. Anh và 1 số nước Tây Âu khác.
-
Câu 26:
Phần lớn lãnh thổ của Liên Bang Nga thuộc đới khí hậu nào?
A. ôn đới.
B. cận cực.
C. cận nhiệt.
D. nhiệt đới.
-
Câu 27:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985- 2015?
A. Giai đoạn 1995-2015, là nước xuất siêu.
B. Giai đoạn 1995-2004 , tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh và liên tục.
D. Giai đoạn 1985-1995, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng.
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha)
Năm198519952013Đông Nam Á3,44,99,0Thế giới4,26,312,0(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á?
A. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới.
B. Diện tích có xu hướng tăng liên tục.
C. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới.
D. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới.
-
Câu 29:
Phân bố dân cư của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương chủ yếu do:
A. để phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ.
B. khu vực mới rất giàu tài nguyên khoán sản
C. khu vực Đông Bắc có mật độ dân số quá cao.
D. khu vực mới có điều kiện khí hậu rất thuận lợi.
-
Câu 30:
Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì
A. có nền nhiệt độ thấp hơn.
B. có nền nhiệt độ cao hơn.
C. có nền địa hình thấp hơn.
D. có nền địa hình cao hơn.
-
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc - đông nam?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Bắc Sơn
C. Con Voi.
D. Pu Đen Đinh.
-
Câu 32:
Hiện tượng ngập lụt ở Trung Bộ chủ yếu do
A. mật độ xây dựng cao, triều cường.
B. mưa lớn và triều cường.
C. diện mưa bão rộng và mật độ xây dựng cao.
D. mưa bão lớn, lũ nguồn.
-
Câu 33:
Cho bảng số liệu: TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG, DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN, DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1983 - 2014 (Đơn vị: triệu ha)
Năm 1983200520102014Tổng diện tích rừng7,212,713,413,8Diện tích rừng tự nhiên6,810,210,310,1Diện tích rừng trồng0,42,53,13,7(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983 – 2014, biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Đường.
C. Cột.
D. Tròn.
-
Câu 34:
Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là:
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
D. Cực Nam Trung Bộ.
-
Câu 35:
Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do
A. hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình.
B. ảnh hưởng của biển khác nhau.
C. hướng núi khác nhau giữa hai vùng.
D. vùng núi Tây Bắc cao hơn Đông Bắc.
-
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở nước ta còn cao là
A. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp.
B. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động xã hội.
C. lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn.
D. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề phụ ít phát triển.
-
Câu 37:
Tính đến năm 2017 nước ta có bao nhiêu tỉnh?
A. 58
B. 59
C. 62
D. 63
-
Câu 38:
Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế của nước ta là
A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Câu 39:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự phân hoá mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta?
A. Sự phân hoá đất đai.
B. Sự phân hoá khí hậu.
C. Sự phân hoá địa hình.
D. Sự phân hoá sông ngòi.
-
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 3 và trang 21, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu trung tâm công nghiệp có quy mô trên 40 nghìn tỉ đồng?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7