Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2019
Trường THPT Ngô Quyền Hải Phòng lần 1
-
Câu 1:
Phần lớn diện tích Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. ôn đới.
B. xích đạo.
C. cận nhiệt đới.
D. nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 2:
Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. lãnh hải.
B. nội thủy
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. đặc quyền kinh tế.
-
Câu 3:
Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là
A. nằm xa biển nhất .
B. có độ cao lớn nhất .
C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
D. nằm xa xích đạo nhất trong cả nước.
-
Câu 4:
Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông - tây và hương vòng cung.
D. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?
A. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa.
B. Có các đồng bằng phù sa.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh.
D. Có một số sông lớn, nhiều nước.
-
Câu 6:
Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do
A. địa hình nhiều đồi núi.
B. gió mùa mùa đông.
C. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa.
D. ảnh hưởng của biển.
-
Câu 7:
Nơi có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là
A. miền Bắc và miền Nam.
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. miền Nam và miền Trung.
D. duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
-
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Hồng vào tháng nào sau đây?
A. VIII.
B. X
C. IX.
D. VII.
-
Câu 9:
Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí
A. trên đường di cư của nhiều loài động, thực vật.
B. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
C. tiếp giáp với biển Đông.
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.
-
Câu 10:
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. tổng bức xạ trong năm lớn.
B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
D. nền nhiệt độ cả nước cao.
-
Câu 11:
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm rộng vườn, làng mạc thường hay xảy ra ở vùng ven biển
A. miền Trung.
B. Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
A. Làm ruộng bậc thang.
B. Đào hố vảy cá.
C. Trồng cây theo băng.
D. Chống nhiễm mặn.
-
Câu 13:
Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Lúa đông xuân
Lúa hè thu
Lúa mùa
2005
35832,9
17331,6
10436,2
8065,1
2016
43609,5
19404,4
15010,1
9195,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Tròn.
C. Kết hợp.
D. Cột.
-
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Nam gồm những vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ.
C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bộ.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
A. Trong năm có một mùa đông lạnh.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
C. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
-
Câu 16:
Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là
A. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.
B. đồng bằng thấp và đồng bằng cao.
C. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
D. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ.
-
Câu 17:
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng có khí hậu
A. ôn hòa.
B. khô, lạnh.
C. nóng, ẩm.
D. khô, nóng.
-
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?
A. Đắk Nông.
B. Đắk Lắk.
C. Kon Tum.
D. Gia Lai.
-
Câu 19:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới là do
A. không có núi cao trên 2600m.
B. vị trí nằm gần xích đạo.
C. nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
D. không có gió mùa Đông Bắc.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.
B. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt.
-
Câu 21:
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc là do
A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.
B. lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.
C. có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc.
D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.
-
Câu 22:
Mùa mưa ở miền Nam dài hơn miền Bắc là do
A. miền Nam có vị trí gần xích đạo hơn.
B. miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.
C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ bắc vào nam.
D. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.
-
Câu 23:
Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ?
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió phơn Tây Nam.
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Cả đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
A. Cửa Việt.
B. Cửa Tùng.
C. Cửa Gianh.
D. Cửa Hội.
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Cao Bằng.
B. Lai Châu.
C. Điện Biên.
D. Lạng Sơn.
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Cát Bà.
B. Hoàng Liên.
C. Xuân Sơn.
D. Ba Vì.
-
Câu 27:
Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phèn.
B. đất xám trên phù sa cổ.
C. đất mặn.
D. đất phù sa ngọt.
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?
A. Cam Đường.
B. Sinh Quyền.
C. Văn Bàn.
D. Quỳnh Nhai.
-
Câu 29:
Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là
A. feralit.
B. phù sa.
C. xám bạc màu.
D. mùn thô.
-
Câu 30:
Biện pháp có hiệu quả để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là
A. phát triển mạnh thủy lợi.
B. thực hiện các kĩ thuật canh tác.
C. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
D. xóa đói giảm nghèo cho người dân.
-
Câu 31:
Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
B. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
D. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
-
Câu 32:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là
A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng xích đạo.
D. đới rừng lá kim.
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất trong các hệ thống sông?
A. Sông Ba.
B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Kì Cùng – Bằng Giang.
-
Câu 34:
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/ năm, nguyên nhân chính là do
A. Tín phong mang mưa tới.
B. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
C. các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.
D. địa hình cao đón gió gây mưa lớn.
-
Câu 35:
Cho biểu đồ: CƠ CẤU DOANH THU DỊCH VỤ LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu doanh thu dịch vụ lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Kinh tế Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng, kinh tế Nhà nước tăng.
D. Kinh tế Nhà nước giảm, kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
-
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cần Thơ?
A. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.
D. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
-
Câu 37:
Do mưa nhiều, độ dốc lớn, nên miền núi là nơi dễ xảy ra
A. lốc.
B. mưa đá.
C. lũ quét
D. sương muối
-
Câu 38:
Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2010
2012
2014
2015
Xuất khẩu
183,5
225,7
210,5
181,8
Nhập khẩu
169,2
229,4
217,5
179,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
B. Giá trị xuất siêu năm 2010 lớn hơn năm 2015.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
D. Giá trị nhập siêu năm 2012 lớn hơn năm 2014.
-
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Pu Sam Sao.
B. Tam Điệp.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Con Voi.
-
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.