Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 1
-
Câu 1:
Nội dung nào không phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-
Câu 2:
Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
A. Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân tộc.
B. Đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với hòa bình thương lượng để bảo vệ độc lập dân tộc.
D. Đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.
-
Câu 3:
Trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?
A. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
B. Đổi mới về chính trị gắn liền vói đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị.
C. Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.
D. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm.
-
Câu 4:
Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?
A. Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại.
B. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại.
C. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
D. Sau khi nhà Mãn Thanh ký với đế quốc Điều ước Tân Sửu
-
Câu 5:
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là sản phẩm của
A. sự đứng đầu trực tiếp Xô - Mĩ.
B. chiến tranh lạnh.
C. mẫu thuẫn giữa hai miền Triều Tiên.
D. sự đứng đầu gián tiếp Xô - Mĩ.
-
Câu 6:
Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
C. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới.
D. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
-
Câu 7:
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Xây dựng đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
B. Chấm dứt 100 năm ách nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 8:
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
A. Angiêri giành đuợc độc lập (1962).
B. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ (1993).
C. "Năm châu Phi" (1960).
D. Thắng lợi của cách mạng 2 nước Môdămbích và Ănggôla (1975).
-
Câu 9:
Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
A. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
B. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
C. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
D. Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
-
Câu 10:
Ngày 1/10/1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện
A. Đảng Cộng sản tổ chức phản công.
B. Quốc dân đảng phát động nội chiến.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Kết thúc giai đoạn phòng ngự tích cực của quân giải phóng.
-
Câu 11:
Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. Mêhicô
B. Braxin
C. Haiiti
D. Cuba
-
Câu 12:
Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi”?
A. Nhân dân châu Phi vùng dậy giành độc lập.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ bị tan rã ở châu Phi.
D. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
-
Câu 13:
Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.
B. Địa chủ.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Tư sản.
-
Câu 14:
Khi gia nhập tổ chức ASEAN thời cơ thuận lợi nhất sẽ đến với Việt Nam là gì?
A. Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
B. Việt Nam hội nhập, giao lưu và hợp tác với thế giới và khu vực về mọi mặt: kinh tế giáo dục, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao.
C. Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
D. Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí kinh tế của các nước trong khu vực.
-
Câu 15:
Tại sao tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) các cường quốc chấp nhận điều kiện của Liên Xô để nước này tham chiến chống Nhật Bản?
A. Liên Xô là trụ cột, đi đầu trong chiến tranh chống phát xít.
B. Liên Xô gây áp lực quân sự buộc các nước phải chấp nhận điều kiện.
C. Liên Xô là nước giàu mạnh, chi phối thế giới.
D. Nhật Bản đang chiếm ưu thế ở châu Á.
-
Câu 16:
Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
B. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
C. Phát triển kinh tế trong nước.
D. Mở rộng buôn bán với bên ngoài.
-
Câu 17:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là
A. sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
B. tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng.
C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D. những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
-
Câu 18:
Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, đối tượng và mục tiêu cốt lõi của phong trào đấu tranh của nhân dân Ản Độ là
A. chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
B. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.
C. chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tự do.
D. chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.
-
Câu 19:
Mục tiêu chung của Liên Xô về kinh tế trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950) và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - nửa đầu những năm 70) là gì?
A. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
B. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, góp phần nâng cao đòi sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp trên thế giới.
D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
-
Câu 20:
Trong xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện biện pháp gì để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo?
A. Nền công nghiệp đã sản xuất được nhiều loại máy móc trong nông nghiệp.
B. Áp dụng các kĩ thuật mới trong nông nghiệp.
C. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
D. Lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
-
Câu 21:
Hiệp định nào sau đây công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lục luợng kháng chiến Lào?
A. Hiệp định Viêng Chăn.
B. Hiệp định Pa-ri.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Hiệp định hòa bình.
-
Câu 22:
Thể chế chính trị do hiến pháp Liên Bang Nga ban hành tháng 12 - 1993 là gì?
A. Cộng hòa Liên Bang.
B. Dân chủ Đại nghị.
C. Tổng thống Liên Bang.
D. Quân chủ Lập hiến.
-
Câu 23:
Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm khống chế khu vực Mĩ la tinh là của nước nào?
A. Ca-na-da
B. Achentina
C. Bra-xin
D. Mĩ
-
Câu 24:
Cơ quan của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới là
A. Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
B. Đại hội đồng.
C. Hội đồng Bảo an.
D. Tòa án Quốc tế.
-
Câu 25:
Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 - 1975?
A. Ba nước có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia góp phần vào sự sụp đồ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
-
Câu 26:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp
A. luyện kim và cơ khí.
B. cơ khí và gang thép.
C. hóa chất và dầu mỏ.
D. vũ trụ và điện hạt nhân.
-
Câu 27:
Cơ quan Liên hợp quốc gồm đại diện các nước thành viên là
A. Đại hội đồng.
B. Tòa án Quốc tế.
C. Hội đồng Quản thác.
D. Hội đồng Bảo an
-
Câu 28:
Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
C. cách mạng dân chủ tư sản triệt để
D. cách mạng vô sản
-
Câu 29:
Điểm khác của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước đế quốc khác?
A. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa.
B. sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị
C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
D. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 30:
Thành tựu đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 đến 1950) có ý nghĩa như thế nào?
A. Góp phần giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Tạo điều kiện vật chất, kĩ thuật cho Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Đạt thế cân bằng chiến lược quân sự với Mĩ.
D. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich.
-
Câu 31:
Mở đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Pa-chay
B. Khởi nghĩa do Ong Kẹo chỉ huy
C. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
D. Khởi nghĩa của Com-ma-đam
-
Câu 32:
Năm 1945, các quốc gia nào ở Đông Nam Á giành và tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản?
A. Việt Nam và Lào.
B. Miến Điện, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào.
D. Philippin, Việt Nam và Lào.
-
Câu 33:
“Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng ca máu của mình " (Phiđen Cátxtơrô), tình cảm đặc biệt của hai dân tộc Việt Nam- Cuba được xác lập trên cơ sở nào?
A. Cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng CNXH; cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng; có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B. Có chung kẻ thù là đế quốc Mĩ; cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng CNXH; cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C. Có chung kẻ thù là đế quốc Mĩ; cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng CNXH; có tình bạn thân thiết giữa hai vị lãnh tụ.
D. Đều là những nước đất không rộng, người không đông nhưng chỉ cần có ý chí và quyết tâm thì có thể đánh bại mọi kẻ thù.
-
Câu 34:
Theo sự thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2 - 1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Anh, Pháp
B. Liên Xô
C. các nước phương Tây
D. Mĩ
-
Câu 35:
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, văn hóa truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ thách thức
A. đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc, hòa nhập dễ hòa tan.
B. truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam bị mai một.
C. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nước ta do có nhiều điểm tưong đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. nếu không tận dụng cơ hội để phát triển, nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
-
Câu 36:
Những chính sách nào về chính trị, xã hội mà thực dân Anh không thực hiện ở Ấn Độ
A. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
B. Đưa đẳng cấp lớp trên vào bộ máy trực tiếp cai trị Ấn Độ.
C. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
D. Chia để trị.
-
Câu 37:
Sau điều ước Tân Sửu (1901), nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với cách mạng Trung Quốc là
A. cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu
B. chống bọn phong kiến phản động để giành ruộng đất cho dân cày
C. chống đế quốc, chống phong kiến
D. chống đế quốc giành độc lập dân tộc
-
Câu 38:
Thực chất Hội nghị Ianta (2 - 1945) là hội nghị
A. bàn về những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.
B. hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô.
C. đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít.
D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
-
Câu 39:
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian
1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức.
2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
3. Hội nghị Ianta được triệu tập.
4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô.
A. 3,4,1,2
B. 1,2,3,4
C. 2,3,4,1
D. 2,3,1,4
-
Câu 40:
Tận dụng thời cơ nào vào giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh và nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc?
A. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Các nước Đông Nam Á quyết tâm giành độc lập.
D. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.