Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Lý Tự Trọng Nam Định
-
Câu 1:
Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là
A. nước thuộc địa của Pháp
B. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền
C. thuộc địa của Tây Ban Nha
D. thuộc địa của Anh
-
Câu 2:
Không chiếm được Đà Nằng, thực dân Pháp tiến đánh
A. Gia Định
B. Biên Hòa
C. Huế
D. Vĩnh Long
-
Câu 3:
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu cần Vương khi đang ở
A. căn cứ Ba Đình
B. căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)
C. Kinh đô Huế
D. đồn Mang Cá
-
Câu 4:
Thực dân Anh chia Ấn Độ thành 2 quốc gia dựa:
A. trên cơ sở lãnh thổ
B. trên cơ sở về văn hóa
C. trên cơ sở kinh tế
D. trên cơ sở tôn giáo
-
Câu 5:
Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ 2 trong điều kiện:
A. bị tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2
B. bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh
C. chiếm được nhiều thuộc địa ở Đông Bắc Á và Đông Âu
D. thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường
-
Câu 6:
Hậu quả nặng nề, nghiêm trong nhất mang lại cho thế giới suốt thời gian chiến tranh lạnh là
A. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang
B. các nước, chi phí khổng lồ về sức người và sức của để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt
C. hàng ngàn căn cứ quân sự được thành lập trên toàn cầu
D. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
-
Câu 7:
Từ để chỉ phong trào đấu tranh giải phóng dân dộc ở các nước Mỹ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
A. “Lục địa bùng cháy”
B. “Lục địa mới trỗi dậy”
C. “Chàng khổng lồ thức dạy sau giấc ngủ dài”
D. “Sân sau” của Mĩ
-
Câu 8:
Sau chiến tranh lạnh, âm mưu của Mĩ là:
A. vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới
B. thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình
C. dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác
D. chuẩn bị đề ra chiến lược mới
-
Câu 9:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại
A. bắt tay với Trung Quốc
B. triển khai chiến lược toàn cầu vói tham vọng bá chủ thế giới
C. dung dưỡng Itxaren
D. hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 10:
Nhân vật không có mặt tại Hội nghị Ianta là
A. Ru-dơ-ven
B. Soc-sin
C. Xta -lin
D. Tơ-ru - man
-
Câu 11:
Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu là:
A. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
B. kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới
C. nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đòi sống nhân dân được cải thiện
D. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên không gian
-
Câu 12:
Gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì
A. cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ
B. với sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử
C. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật
D. cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực Sinh học
-
Câu 13:
Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?
A. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp
B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà
C. Ngay từ đầu, quân Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà
D. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc
-
Câu 14:
Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873) và lần thứ 2 (5/1883) đều là chiến công của
A. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
B. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc với quân của Hoàng Tá Viêm
C. quân triều đình
D. dân binh Hà Nội
-
Câu 15:
Thành công lớn nhất của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. lập được nhiều khối quân sự ở khắp toàn cầu
B. thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống
C. thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
D. tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
-
Câu 16:
Năm 1960 gọi là “Năm châu Phi” vì
A. cả châu Phi vùng dậy giành độc lập
B. chủ nghĩa thực dân cũ bị tan rã ở châu Phi
C. 17 nước châu Phi giành được độc lập
D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ
-
Câu 17:
Các nước thành viên đầu tiên của liên minh châu Âu (EU):
A. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha
B. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh
C. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia
D. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Luc - xăm -bua
-
Câu 18:
Lĩnh vực đi đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô là
A. công nghiệp hàng tiêu dùng
B. công nghiệp điện dân dụng
C. công nghiệp quốc phòng
D. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc
-
Câu 19:
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhân dân Campuchia đã tiến hành nhiệm vụ
A. tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc
B. tiếp tục đấu tranh chống lại lực lượng Pônpốt- Iêngxari phản động
C. bước đầu tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới
D. liên kết, hợp tác với lực lượng Pônpốt
-
Câu 20:
Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ vào
A. từ 1960 đến 1973
B. trong những năm 50 của thế kỷ XX
C. từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1950
D. từ 1973 đến nay
-
Câu 21:
Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1860, cục diện trên chiến trường Nam Kỳ có đặc điểm
A. lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng vì phải chia sẻ với các chiến trường khác
B. quân đội triều đình nhà Nguyễn ít hơn quân Pháp
C. lực lượng quân Pháp đông và mạnh
D. tương quan lực lượng giữa ta và Pháp cân bằng nhau
-
Câu 22:
Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ là
A. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực
B. hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
C. chế tạo các loại vũ khí hủy diệt
D. làm thay đổi cơ cấu dân cư
-
Câu 23:
Nội dung không phải là quyết định quan trọng của hội nghị Ianta
A. hình thành đồng minh chống phát xít
B. thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc
D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản
-
Câu 24:
Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê
A. bao gồm hầu hết các tỉnh Trung Kỳ
B. bao gồm các tỉnh Trung Kỳ và Tây Nguyên
C. bao gồm các tỉnh Trung Kỳ và một số tỉnh Bắc Kỳ
D. bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
-
Câu 25:
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
B. Mĩ trở thành nuớc tư bản giàu mạnh đứng thứ 2 trên thế giới
C. kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang
D. kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá
-
Câu 26:
Nguyên nhân không dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. áp dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật
B. nước Mĩ giàu tài nguyên, không bị chiến tranh tàn phá
C. nhân dân Mĩ có lịch sử, truyền thống lâu đời
D. lợi dụng chiến tranh để làm giàu
-
Câu 27:
Mục tiêu của chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. hòa bình, trung lập
-
Câu 28:
Đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ 2 đi vào giai đoạn kết thức, những vấn đề cấp bách nào đã đặt ra trước các nước Đồng Minh là:
A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh kết thúc
B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh
C. thành lập tòa án xét xử tội phạm chiến tranh
D. bắt sống Hitle
-
Câu 29:
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật
B. Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng
C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng
-
Câu 30:
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử của Liên Xô và Mĩ
A. khống chế các nước khác
B. nô dịch các đồng minh
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới
D. mở rộng lãnh thổ
-
Câu 31:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đuợc thành lập bởi 5 quốc gia vào:
A. Tháng 8/1967 tại Xingapo
B. Tháng 8/1976 tại Kua la lămpo
C. Tháng 8/1967 tại Băng Cốc
D. Tháng 8/1976 tại Manila
-
Câu 32:
Biến đổi quan trọng nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Đông Nam Á là:
A. kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển
B. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành độc lập
C. các nước Đông Nam Á đều tham gia ASEAN
D. các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên hợp quốc
-
Câu 33:
Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng là
A. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi
C. nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản
D. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp Ước hợp tác
-
Câu 34:
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (l 1/1888), phong trào Cần Vương
A. hoạt động cầm chừng
B. thu hẹp vào miền Trung
C. tiếp tục hoạt động rộng khắp
D. chấm dứt hoạt động
-
Câu 35:
Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:
A. đặt ra yêu cầu phải cải cách để nâng cao sức cạnh tranh
B. cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến
C. nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
D. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
-
Câu 36:
Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại
A. tiến hành xâm lược các nước láng giềng
B. không ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
C. chạy đua vũ trang
D. chính sách hòa bình, trung lập, tích cực
-
Câu 37:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Trương Định
-
Câu 38:
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay
A. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam
B. bắt tay với Mĩ chống Liên Xô
C. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
D. mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 39:
Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô phải tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là
A. cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho cả 2 nước tốn kém và suy giảm trên nhiều mặt
B. sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ
C. sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản
D. sự phát triển của khoa học kỹ thuật
-
Câu 40:
Các nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là:
A. Malaixia, Philipin, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
B. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Brunây
C. Mailaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
D. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Philipin