Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An
-
Câu 1:
Lãnh tụ chính của Việt Nam Quốc dân đảng là:
A. Phạm Tuấn Tài.
B. Nguyễn Khắc Nhu.
C. Phó Đức Chính.
D. Nguyễn Thái Học
-
Câu 2:
Lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:
A. Mao Trạch Đông
B. Tôn Trung Sơn
C. Hồng Tú Toàn
D. Đặng Tiểu Bình
-
Câu 3:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc, thất bại thuộc về các nước:
A. I-ta-li-a, Đức, Nhật
B. Anh, Pháp, Mĩ
C. Đức, Anh, Nhật
D. Anh, Mĩ, Liên Xô
-
Câu 4:
Cơ quan nào của Liên Hợp quốc đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng.
B. Ban Thư ký
C. Hội đồng Bảo an
D. Tòa án Quốc tế
-
Câu 5:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, được tổ chức ở đâu?
A. Thượng Hải - Trung Quốc
B. Quảng Châu - Trung Quốc
C. Mã Cao - Trung Quốc
D. Hương Cảng - Trung Quốc
-
Câu 6:
Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam đã mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
B. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam)
C. Chiến thắng xuân Mậu Thân (1968)
D. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966
-
Câu 7:
Người sáng lập ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ngày 1-10-1949) là:
A. Tập Cận Bình
B. Mao Trạch Đông
C. Tôn Trung Sơn
D. Đặng Tiểu Bình
-
Câu 8:
Cuộc chiến đấu ác liệt nhất của quân và dân ta trong các độ thị Bắc vĩ tuyến 16 là ở:
A. Hải Phòng
B. Hà Nội
C. Vinh
D. Huế
-
Câu 9:
Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược lấy:
A. phát triển khoa học - công nghệ làm trọng điểm.
B. phát triển quan hệ đối ngoại làm trọng điểm.
C. phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. phát triển quân sự làm trọng điểm.
-
Câu 10:
Từ cuối thập kỉ 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên minh châu Âu (EU) trở thành:
A. liên kết tài chính - thương mại lớn nhất thế giới.
B. liên kết chính trị - quân sự lớn nhất thế giới.
C. liên kết kinh tế - văn hóa lớn nhất thế giới.
D. liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Câu 11:
Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Người chọn:
A. đi đến các nước phương Tây.
B. đi đến các nước châu Mĩ.
C. đi đến các nước phương Đông.
D. đi đến các nước châu Phi.
-
Câu 12:
Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã:
A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
C. lật đổ nền quân chủ lập hiến.
D. lật đổ các Xô viết công nhân - nông dân - binh lính.
-
Câu 13:
Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Được can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
-
Câu 14:
Đâu là chính đảng đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc gia nhập trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước?
A. Đảng Cộng sản Pháp.
B. Đảng Xã hội Dân chủ Pháp.
C. Đảng Xã hội Pháp.
D. Đảng Dân chủ Pháp.
-
Câu 15:
Từ tháng 3 - 1938 đến tháng 11 - 1939, hình thức tập hợp lực lượng của cách mạng Đông Dương có tên gọi:
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trân dân tộc phản đế Đông Dương.
-
Câu 16:
Với việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, thực dân Pháp đã phải:
A. công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
B. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
D. công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập tự do.
-
Câu 17:
Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946-1954):
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân năm 1951-1952.
-
Câu 18:
Nhân tố nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên hiện tượng “thần kỳ” Nhật Bản trong những năm 1952 - 1973?
A. Vai trò lãnh đạo và quản lý của Nhà nước có hiệu quả.
B. Áp dụng thành công các thành tựu khoa học - kỹ thuật.
C. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa trông rộng.
D. Nhật Bản là quốc gia hải đảo không bị chiến tranh tàn phá.
-
Câu 19:
Chiến thắng nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
-
Câu 20:
Ý nghĩa nào sau đây không thuộc về thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của quân và dân miền Nam?
A. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh một phía” của Mĩ.
D. Làm thất bại hoàn toàn thủ đoạn dồn dân lập “Ấp chiến lược’ của Mĩ.
-
Câu 21:
Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. lực lượng xung kích trong cuộc Tổng khởi nghĩa.
B. lực lượng chiếm đa số trong cuộc Tổng khởi nghĩa.
C. lực lượng luôn đi bên để hỗ trợ và bảo vệ lực lượng chính trị.
D. lực lượng quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.
-
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống B. Clintơn (1991 - 2000)?
A. tích cực chạy đua vũ trang, mở rộng quy mô và mức độ cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
C. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
D. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
-
Câu 23:
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 - 3 đến 24 - 3 - 1975) thắng lợi đã có ý nghĩa chiến lược như thế nào đối với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975?
A. Góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch ở Tây Nguyên.
C. Củng cố quyết tâm để ta hoàn thành giải phóng miền Nam.
D. Đưa cách mạng sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược.
-
Câu 24:
Qua phong trào đấu tranh dân chủ 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thấy được những hạn chế:
A. về xây dựng khối liên minh công nông.
B. về sử dụng hình thức và phương pháp đấu tranh.
C. về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
D. về công tác mặt trận, về vấn đề dân tộc.
-
Câu 25:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Do thực dân Pháp lúc bấy giờ còn rất mạnh.
B. Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn.
C. Dựa vào tầng lớp văn thân, sĩ phu, ít dựa vào quần chúng nhân dân.
D. Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, kìm hãm sự sự phát triển xã hội.
-
Câu 26:
Chính sách đối ngoại giữ thái độ “trung lập” của chính quyền Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đối với những xung đột bên ngoài nước Mĩ trong những năm 1933-1939 đã góp phần:
A. ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.
B. đẩy nhanh sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
D. làm chậm sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
Câu 27:
Việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (tháng 6 - 1947) đã làm cho châu Âu:
A. phân chia làm hai phe đối lập nhau về kinh tế và chính trị.
B. bước vào cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt nhất.
C. bước vào cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước Tây Âu.
D. lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính.
-
Câu 28:
Sự giống nhau chủ yếu trong tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là:
A. phương pháp
B. kẻ thù trước mắt
C. khuynh hướng
D. mục đích
-
Câu 29:
Mục tiêu nào quan trọng nhất khi Đảng và Chính phủ ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. khai thông đường liên lạc quốc tế.
B. mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
C. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
D. giành quyền chủ động trên chiến trường.
-
Câu 30:
Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam là quyết định của:
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (3-1935)
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (6-1960)
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976)
-
Câu 31:
Với việc ký Hiệp ước Hác măng với thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập thành:
A. quốc gia nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
B. quốc gia thuộc địa, nửa phong kiến.
C. quốc gia phong kiến thuộc địa.
D. quốc gia phong kiến phụ thuộc.
-
Câu 32:
Theo Hiệp ước Bali (2 - 1976), nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. hợp tác phát triển hiệu quả các lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
B. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước.
C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
-
Câu 33:
Từ việc đổi tên Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 - 1951), thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5 - 1941), chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1979, tình hình Biển Đông hiện nay, giúp Việt Nam thấm nhuần sâu sắc quan điểm nào sau đây?
A. Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân dân.
B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Không có đồng minh và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn.
D. Phải luôn coi trọng và đặt quan hệ với các nước láng giềng là trên hết.
-
Câu 34:
Nhận định nào phản ánh đúng nhất khi nói về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Là cuộc chiến tranh chịu sự tác động của hai phe trong Chiến tranh lạnh.
B. Là cuộc chiến tranh xâm lược thuần túy của chủ nghĩa đế quốc.
C. Là cuộc chiến tranh chống lại tên đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
D. Là cuộc chiến tranh chênh lệch nhất về tương quan lực lượng.
-
Câu 35:
Quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Người sang thăm nước Pháp trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” (1945 - 1946), được hiểu là:
A. cái “bất biến” là độc lập, cái “ứng vạn biến” là chính sách đối nội.
B. cái “bất biến” là quyền tự do của nhân dân, cái “ứng vạn biến” tùy hoàn cảnh.
C. cái “bất biến” là độc lập, cái “ứng vạn biến” là tùy hoàn cảnh và sự việc cụ thể.
D. cái “bất biến” là vai trò lãnh đạo của Đảng, cái “ứng vạn biến” tùy hoàn cảnh.
-
Câu 36:
Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với Hiệp định Giơ - ne - vơ và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 với Hiệp định Pair (1973) là biểu hiện sinh động của nghệ thuật quân sự:
A. Kết hợp đấu tranh giữa ba vùng chiến lược miền núi, nông thôn và đô thị.
B. Kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quận sự - chính trị - ngoại giao.
C. Kết hợp tiến công địch dưới mặt đất với tiến công địch trên không.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
-
Câu 37:
Từ sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ ở ba miền đất nước (trong năm 1929), sau đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học gì?
A. Kiên quyết đấu tranh các quan điểm phi vô sản.
B. Thống nhất tư tưởng trước, thống nhất tổ chức sau.
C. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
D. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
-
Câu 38:
Từ lịch sử chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ cũng như công cuộc phát triển đất nước hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải luôn luôn thấm nhuần quan điểm:
A. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân. Nhân dân làm nên lịch sử.
B. Sự nghiệp cách mạng là của giai cấp công nhân, lợi ích của công nhân là trên hết.
C. Sự nghiệp cách mạng là của Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi ích của Đảng là trên hết.
D. Sự nghiệp cách mạng là của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông.
-
Câu 39:
Từ những hạn chế của Hiệp định Giơ - ne - vơ năm 1954 về Đông Dương và những thắng lợi trọn vẹn của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, đã chỉ ra cho cách mạng Việt Nam kinh nghiệm quý báu gì?
A. phải dựa vào các nước lớn để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
B. không để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
C. đấu tranh ngoại giao phải đặt trong hoàn cảnh chung ba nước Đông Dương.
D. đấu tranh ngoại giao phải kết hợp với đấu tranh chính trị.
-
Câu 40:
Nhận định nào sau đây không phản ánh đầy đủ khi nói về mối quan hệ quốc tế hiện nay?
A. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến các nước.
B. Nội chiến, chủ nghĩa li khai vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
C. Quan hệ giữa các nước lớn với các nước vừa và nhỏ ngày càng tin cậy.
D. Chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa thường trực hòa bình thế giới.