Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Trường THPT Chuyên Thái Nguyên lần 1
-
Câu 1:
Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị (5-1941) có điểm gì khác so với Hội nghị (11-1939)?
A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước
B. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
C. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng
D. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam”?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo
B. Đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá lí luận giải phóng dân tộc
C. Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
D. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
-
Câu 3:
Sự kiện trực tiếp nào dưới đây đưa đến quyết định phát phát động toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ?
A. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại
B. Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn
C. Pháp tấn công Nam Bộ, Nam Trụng Bộ và một số khu vực khác
D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
-
Câu 4:
Đoạn cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước... ”. Chọn đáp án đúng điền vào dấu (...)
A. “Tự do, dân chủ”
B. “độc lập, tự do”
C. “độc lập, dân chủ”
D. “tự do, độc lập”
-
Câu 5:
Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn
B. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc
C. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc
D. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho Chủ nghĩa xã hội
-
Câu 6:
Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, Đại biểu 50 nước họp hội nghị quốc tế ở Xan Phranxixcô (Mĩ) nhằm
A. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
B. thông qua hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc
C. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á
D. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nuớc nhằm giải giáp phát xít
-
Câu 7:
Đoạn trích sau thuộc văn kiện nào dưới đây?
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thuòng vụ Trung ương Đảng
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Tuyên ngôn độc lập
D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
-
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?
A. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
B. Mâu thuẫn giữa các nuóc về vấn đề thuộc địa
C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức
D. Anh, Pháp, Mĩ dung duỡng nhượng bộ phát xít
-
Câu 9:
Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây:
“Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị (l)....xâm lược. Việt Nam là một (2)....có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện (3) ... .suy yếu nghiêm trọng”.
(Sgk lịch sử 11 Ban cơ bản, tr106, NXB Giáo dục, 2009)
A. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng
B. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng
C. (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng
D. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phá tan xiềng xích của Pháp - Nhật và phong kiến, đưa nhân dân lên nắm chính quyền
B. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
C. Buộc pháp công nhân độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
D. Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh
-
Câu 11:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
A. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp
B. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta
C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi
D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta
-
Câu 12:
Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 là gì?
A. Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất
B. Đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân
C. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
D. Thực hiện khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
-
Câu 13:
Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào cần Vương dựa trên cơ sở
A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc
B. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân
C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong nước
D. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh
-
Câu 14:
Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng trong thời kì cuối cùng là
A. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
B. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập
D. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền
-
Câu 15:
Nét tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba năm 1959 với cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là gì?
A. đấu tranh ngoại giao
B. khởi nghĩa từng phần
C. đấu tranh chính trị
D. đấu tranh vũ trang
-
Câu 16:
Nhân tố cơ bản nào dưới đây giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 - 1950?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
B. Tinh thần tự lực tự cường
C. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật
D. Sự hợp tác giữa các nước Chủ nghĩa xã hội
-
Câu 17:
Việt Nam giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào dưới đây?
A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Ba Tơ
B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Thái Nguyên
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân
D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn
-
Câu 18:
Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.
3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ
A. 2,1,3
B. 1,3,2
C. 3,2,1
D. 2,3,1
-
Câu 19:
Bài học kinh nghiệm quan trọng nào của Đảng từ sự chỉ đạo góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền
B. Nắm bắt tình hình thế giới đề ra chủ trương phù hợp
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù
D. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi
-
Câu 20:
Bài học cơ bản mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trong phát triển kinh tế hiện nay là gì?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường
-
Câu 21:
Phong trào nào dưới đây đã lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam tham gia ở cuối thập niên 20 của thế kỉ XX?
A. Phong trào của giai cấp tư sản
B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-1930
C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước
D. Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản
-
Câu 22:
Bài học cơ bản nào cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam được rút ra từ quá trình đàm phán kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B. Đa phương hóa các mối quan hệ
C. Kiên trì trong đấu tranh ngoại giao
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
-
Câu 23:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Ba Đình
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế
-
Câu 24:
Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-2-1946) được đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế
B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
C. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia
D. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp
-
Câu 25:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của
A. cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam
B. sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
C. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt cho nhân dân Việt Nam
D. phong trào dân tộc phát triển mạnh
-
Câu 26:
Đánh giá nào dưới đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1936)?
A. Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc
B. Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ
C. Hội nghị đã giải quyết được mâu thuẫn trước mắt của dân tộc.
D. Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta
-
Câu 27:
Tinh thần yêu chuộng hòa bình của ‘707 kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế
B. Chấp nhận đổi một phần chủ quyền biển đảo cho một số lợi ích khác
C. Đàm phán, chia sẽ quyền lợi với Trung Quốc
D. Nhân nhượng với Trung Quốc một số điều khoản
-
Câu 28:
Thành quả cơ bản mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đạt được sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại là
A. giải quyết tốt vấn đề tăng trưởng với công bằng xã hội
B. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng rất nhanh
C. bộ mặt kinh tế - xã hội có sự biến đổi to lớn
D. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh
-
Câu 29:
Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đòi Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nichxon) là
A. ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.
B. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ
C. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
D. theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
-
Câu 30:
Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc
B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc
C. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do
D. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế
-
Câu 31:
Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới?
A. Thành lập quân đội Quốc gia
B. Thành lập ủy ban hành chính các cấp
C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước
D. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
-
Câu 32:
Những điều nào sau đây không thuộc nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?
A. triều đình Huế bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí 280 vạn lạng bạc
B. Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
C. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì
D. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nằng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán
-
Câu 33:
Mục đích chủ yếu của Đảng khi tổ chức phong trào đón phái viên G.Gôđa vào đầu năm 1937 là
A. Tập dượt lực lượng cách mạng
B. Biểu dương sức mạnh quần chúng
C. Thức tỉnh quần chúng đấu tranh
D. Đưa ra những yêu sách dân sinh, dân chủ
-
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?
A. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp
B. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc
C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam
D. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ
-
Câu 35:
Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX vói cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại
C. Khoa học gắn liền với kĩ thuật
D. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất
-
Câu 36:
Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thắng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo
B. Điều lệ của Đảng do Đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo
C. Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo
D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo
-
Câu 37:
Vì sao vào giữa những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật đánh thắng đế quốc Nga
B. Nhật là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận nước thuộc địa
C. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
D. Sau cải cách Minh Trị Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
-
Câu 38:
Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
B. Hệ thống xã hôi chủ nghĩa hình thành và phát triển
C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa phụ thuộc
D. Nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng
-
Câu 39:
Thực chất của hệ thống Vecxai - Oasinhton là
A. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước thắng trận đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc
B. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận
C. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận
D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa
-
Câu 40:
Sự kiện lịch sử nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế, giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
B. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời
D. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản