Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2018
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 2
-
Câu 1:
Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?
A. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước tư bản.
-
Câu 2:
Mục tiêu của Trung Quốc trong cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 là
A. độc lập tự chủ, tiến bộ xã hội.
B. tự do, bình đẳng, bác ái.
C. giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
D. nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
-
Câu 3:
Tổ chức Hiệp ước Vacsava là liên minh
A. chính trị, quân sự mang tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. hợp tác kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hỗ trợ liên quân Anh - Mĩ để tiêu diệt phát xít.
B. Có vai trò nhất định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.
-
Câu 5:
Ảnh hưởng của chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta là gì?
A. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta.
B. Thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược.
C. Làm nức lòng nhân dân cả nước.
D. Triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hácmăng.
-
Câu 6:
Âm mưu chủ yếu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì?
A. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. Tham vọng làm bá chủ thế giới.
D. Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
-
Câu 7:
Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định là
A. đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
B. đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
D. chống phát xít, chống chiến tranh, giành độc lập dân tộc.
-
Câu 8:
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn
A. khủng hoảng triền miên.
B. phát triển thịnh đạt.
C. bước đầu phát triển.
D. mới hình thành.
-
Câu 9:
Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc ngay từ ngày đầu bùng nổ là
A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
B. sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.
C. tư sản dân tộc và nông dân.
D. công nhân, nông dân ở Vũ Xương.
-
Câu 10:
Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc ...thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri năm 1921 nhằm tập hợp
A. nhân dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân.
B. nhân dân thuộc địa ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Pháp
C. nhân dân thuộc địa biểu tình chống thực dân Pháp
D. những người yêu nước ở Đông Dương chống thực dân Pháp
-
Câu 11:
Phong trào cách mạng 1930-1931 nêu cao khẩu hiệu
A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian”
B. “Tự do dân chủ”, “cơm áo hòa bình”
C. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”
D. “Chống đế quốc” và “chống phát xít”
-
Câu 12:
Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là gì?
A. Tham chiến một cách có điều kiện.
B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
D. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 13:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. thực dân.
B. cho vay nặng lãi.
C. quân phiệt hiếu chiến.
D. phong kiến quân phiệt.
-
Câu 14:
Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương?
A. Hương Khê
B. Bãi Sậy
C. Hùng Lĩnh
D. Ba Đình
-
Câu 15:
Thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau Hiệp ước 1862 đối với cuộc khởi nghĩa Trương Định là
A. đàn áp dã man.
B. ủng hộ có điều kiện.
C. yêu cầu phải bãi binh.
D. đàm phán, mua chuộc.
-
Câu 16:
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945) là
A. các nước thắng trận thỏa thuận việc chia nước Đức thành 2 nước Đông Đức và Tây Đức.
B. đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
C. thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe đồng minh vô điều kiện.
-
Câu 17:
Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với xã hội Việt Nam là
A. tác động mạnh mẽ đến đời sống của tư sản, tiểu tư sản.
B. làm cho đời sống của giai cấp công nhân thêm cực khổ.
C. tác động tiêu cực đến đời sống của giai cấp nông dân.
D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân nhân lao động.
-
Câu 18:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX là
A. muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa
C. đặt quan hệ với các nước lớn.
D. tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 19:
Vì sao cuộc cải cách của Ra-ma V ở Xiêm được gọi là cách mạng tư sản?
A. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo.
D. Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
-
Câu 20:
Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới
A. Tòa án quốc tế.
B. Hội đồng Bảo an.
C. Đại hội đồng.
D. Ban thư ký.
-
Câu 21:
Thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ
A. khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu lịch sử.
B. sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản chưa rõ nét
C. bộ phận sĩ phu tiến bộ chưa thể tiếp thu tư tưởng mới.
D. quần chúng nhân dân không ủng hộ phong trào yêu nước.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của Chiến tranh lạnh?
A. Mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ.
B. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
C. Chi phí một khối lượng lớn về tiền và của.
D. Sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
-
Câu 23:
Bài học kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là
A. xây dựng và phát huy khối đoàn kết dân tộc
B. chớp thời cơ một cách linh hoạt
C. tăng cường quan hệ ngoại giao
D. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
-
Câu 24:
Điểm mới căn bản của Hội nghị tháng 5 - 1941 so với Hội nghị tháng 11 - 1939 của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.
B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
D. đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
-
Câu 25:
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 - 1945 là
A. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
B. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
C. đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do dân chủ.
D. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
-
Câu 26:
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin.
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 27:
Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
B. Sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
C. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
D. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.
-
Câu 28:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) để lại bài học to lớn nào cho các quốc gia trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?
A. Các quốc gia cần có sự bình đẳng để giữ lấy hòa bình.
B. Bảo vệ hòa bình thế giới là trách nhiệm của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
C. Liên hợp quốc cần giải quyết triệt để các vấn đề xung đột về sắc tộc.
D. Các tổ chức quốc tế cần gia tăng thành viên, có sự bình đẳng trong hợp tác.
-
Câu 29:
Thực chất của hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là
A. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.
B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.
C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
D. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
-
Câu 30:
Trước sự đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Dựa vào thế lực các nước láng giềng.
B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
C. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
D. Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.
-
Câu 31:
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
A. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Góp phần thúc đẩy khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển.
C. Là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc lựa chọn, tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
D. Làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự phân hóa rõ nét.
-
Câu 32:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
B. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học.
D. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự.
-
Câu 33:
Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến đang phát triển.
B. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xuất hiện.
C. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.
D. chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
-
Câu 34:
Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
A. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
B. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh.
C. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.
-
Câu 35:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về chủ trương giải phóng dân tộc là gì?
A. Phan Châu Trinh chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, Phan Bội Châu muốn lật đổ chế độ phong kiến.
B. Phan Bội Châu lập chính quyền công nông, Phan Châu Trinh lập chính quyền tư sản.
C. Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu chủ trương cải cách dân chủ.
D. Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách dân chủ.
-
Câu 36:
Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm gì từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978)?
A. Coi khoa học kĩ thuật là điều kiện quan trọng.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.
D. Cải cách mở cửa phải đi đôi với ngoại giao mềm dẻo.
-
Câu 37:
Điểm giống nhau trong hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. đều có tư tưởng duy tân, muốn thay đổi vận mệnh dân tộc.
B. dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
C. tiến hành cải cách đất nước, học tập phương Tây.
D. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
-
Câu 38:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
B. Hậu quả đối với nhân loại.
C. Kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
D. Tính chất của chiến tranh.
-
Câu 39:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
-
Câu 40:
Vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc hiện nay là gì?
A. Góp phần gìn giữ hòa bình thế giới và các vấn đề mang tính quốc tế.
B. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.
C. Là trung gian giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế.
D. Chủ yếu giải quyết những mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc trên thế giới.