Đề thi thử THPT QG môn Địa Lý năm 2018
Trường THPT Trần Phú Hải Phòng
-
Câu 1:
Cho bảng sau:
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2005
2014
Tổng số
13287
14809,4
Cây lương thực
8383,4
8996,2
Cây công nghiệp
2495,1
2843,5
Cây khác
2408,5
2969,7
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản thống kê 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu diện tích các loại cây ở bảng trên?
A. Nhóm cây khác luôn cao hơn cây công nghiệp
B. Cây công nghiệp cao nhất
C. Cây luơng thực giảm
D. Cây công nghiệp giảm
-
Câu 2:
Nước nào sau đây thuờng được gọi là “Quốc gia quần đảo”?
A. Hoa Kì
B. Nhật Bản
C. Hàn Quốc
D. Trung Quốc
-
Câu 3:
Phương châm phát triển quan hệ hợp tác “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới tương lai” là của hai nước nào sau đây?
A. Việt Nam và Campuchia
B. Việt Nam và Lào
C. Việt Nam và Thái Lan
D. Việt Nam và Trung Quốc
-
Câu 4:
Cho biểu đồ:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của nuớc ta giai đoạn 2010-2014?
A. Giá trị xuất khẩu ngày cảng giảm
B. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hon giá trị nhập khẩu
C. Giá trị nhập khẩu ngày càng giảm
D. Nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu
-
Câu 5:
Dân cư nước nào sau đây hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Hoa Kì
D. Liên Bang Nga
-
Câu 6:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta hiện nay ngày càng giảm sút rõ rệt là do
A. Biến đổi khí hậu, thiên tai nhiều
B. Khai thác quá mức, ô nhiễm nước
C. Khai thác quá mức, ô nhiễm không khí
D. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước
-
Câu 7:
Vùng đất nước ta bao gồm toàn bộ
A. phần đất liền và hải đảo
B. vùng đồng bằng và đồi núi
C. phần đất liền và vùng biển
D. vùng trời và đất liền
-
Câu 8:
Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế nước ta là
A. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế
B. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loại động thực vật
C. liền kề cùng vói nhiều nét tuông đồng văn hóa các nước
D. qui định cơ bản thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
-
Câu 9:
Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Nam
B. Đông Bắc
C. Tây Bắc
D. Trường Sơn Bắc
-
Câu 10:
Rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là
A. rừng nghèo và rừng mới phục hồi
B. rừng trồng và rừng mới phục hồi
C. rừng non mới hồi phục và rừng giàu
D. rừng giàu và rừng trồng chưa khai thác
-
Câu 11:
Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực nào của nước ta sau đây?
A. Ven biển Trung Bộ
B. Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
D. Bắc Bộ và Tây Bắc
-
Câu 12:
Cho bảng số liệu sau
Nhiệt độ ở Hà Nội và Cà Mau năm 2014
(Đơn vị °C)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB năm
Hà Nội
17,1
17,2
19,9
25,3
29,3
30,1
29,5
28,9
29,2
27,0
22,9
17,6
24,5
Cà Mau
25,3
25,9
27,9
29,5
29,4
28,2
27,7
28,0
27,6
27,5
27,6
27,2
27,7
Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ ở Hà Nội và Cà Mau
A. Nhiệt độ cao nhất của Hà Nội là tháng 4
B. Nhiệt độ cao nhất của Cà Mau là tháng 6
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất của Cà Mau thấp hơn Hà Nội
D. Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn Cà Mau
-
Câu 13:
Những thiên tai nào sau đây là do ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên nước ta
A. Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán
B. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy
C. Bão, sóng lừng, xâm nhập mặn, hạn hán
D. Bão, lũ quét, ngập lụt, xâm nhập mặn
-
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không thể hiện thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa
A. Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới
B. Đất feralit chủ yếu ở đồi núi thấp
C. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao
D. Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng
-
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 8 và trang 17, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có khóang sản nào sau đây?
A. đất hiếm, bôxít, cát thủy tinh
B. than bùn, đá xít, đá vôi xi măng
C. than đá, nước khoáng, cát thủy tinh
D. than nâu, đá xít, sét, cao lanh
-
Câu 16:
Phần lãnh thổ phía bắc của Nhật Bản có khí hậu
A. cận nhiệt đới
B. nhiệt đới gió mùa
C. cận xích đạo
D. ôn đới
-
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 trang 17, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ
-
Câu 18:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 19:
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. hướng nghiêng theo tây bắc- đông nam
B. nhiều khối núi cao đồ sộ
C. đồi núi thấp chiếm ưu thế
D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
-
Câu 20:
Miền địa lí tự nhiên nào ở nước ta sau đây có đầy đủ ba đai cao?
A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
D. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
-
Câu 21:
Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do
A. vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. nằm trọng vùng nội chí tuyến
C. nằm trên đường di cư và di lưu của động và thực vật
D. liền kề với các vành đai sinh khoáng
-
Câu 22:
Cho bảng số liệu
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI
(Đơn vị: %)
Năm
Nhóm tuổi
2009
2014
0-14 tuổi
24,4
23,5
15-59 tuổi
67,0
67,2
60 tuôi trở lên
8,6
9,3
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Căn cứ bào bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 2009 và 2014 là
A. biểu đồ đường
B. biểu đồ cột
C. biểu đồ miền
D. biểu đồ tròn
-
Câu 23:
Cho bảng sau:
Giá trị GDP của Hoa Kì và Trung Quốc năm 2010
(Đợn vị: ti USD)
Quốc gia
GDP
Giá trị trong GDP
Nông - lâm –
ngư nghiệp
Công nghiệp –
xây dựng
Dịch vụ
Hoa Kì
11667,5
105
2298,5
9264
Trung Quốc
1649,3
239,1
839,5
570,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu GDP của Hoa Kì và Trung Quốc năm 2004?
A. Nông nghiệp của Trung Quốc chiếm tỉ trọng thấp nhất
B. Nông nghiệp của Hoa Kì chiếm tỉ trọng thấp nhất
C. Công nghiệp của Hoa Kì chiếm tỉ trọng cao nhất
D. Công nghiệp của Trung Quốc chiếm tỉ trọng cao nhất
-
Câu 24:
Đặc điểm nào sau đây không thể hiện thiên nhiên miền Đông của Trung Quốc
A. Thường có lụt lội ở các đồng bằng
B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn
C. Mùa hạ thường có lượng mưa rất ít
D. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa
-
Câu 25:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
A. đới rừng cận xích đạo gió mùa
B. đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa
D. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa
-
Câu 26:
Cấu trúc địa hình nước ta chủ yêu là 2 hướng nào sau đây
A. Tây bắc- đông nam và vòng cung
B. Tây nam- đông bắc và vòng cung
C. Bắc- nam và đông- tây
D. Vòng cung và bắc- nam
-
Câu 27:
Đặc điểm nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta
A. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ
B. Tăng thêm nhiệt độ ỏ những vùng ven biển
C. Tăng cường lượng mưa và độ ẩm lớn
D. Làm giảm tính chất lạnh khô trong mùa đông
-
Câu 28:
Công nghiệp của Hoa Kì đang chuyển dịch từ Đông Bắc đến các vùng
A. phía Nam và ven Thái Bình Dương
B. phía Đông và ven Đại Tây Dương
C. phía Tây và ven Thái Bình Dương
D. phía Bắc và ven Đại Tây Dương
-
Câu 29:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích rùng tự nhiên ngày càng giảm
A. Hậu quả của chiến tranh
B. Do cháy rừng vào mùa khô
C. Tác động của con người
D. Chính sách của nhà nước
-
Câu 30:
Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta là do
A. vị trí giáp biển Đông
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
C. vận động Tân kiến tạo
D. tác động của con người
-
Câu 31:
Đặc điểm thời tiết của gió mùa Đông Bắc là
A. nửa đầu mùa đông nóng ẩm; nửa sau lạnh ẩm, có mưa phùn
B. nửa đầu mùa đông lạnh khô; nửa sau lạnh ẩm, có mưa phùn
C. nửa đầu mùa đông lạnh; nửa sau lạnh khô, có mưa phùn
D. nửa đầu mùa đông lạnh ẩm; nửa sau lạnh khô, có mưa phùn
-
Câu 32:
Dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung
A. Pu Đen Đinh
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc
D. Hoàng Liên Sơn
-
Câu 33:
Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi chủ yếu do
A. ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc
B. sự khác nhau về nền nhiệt độ và biên độ nhiệt độ
C. tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
D. sự khác nhau về độ cao địa hình và bề mặt đệm
-
Câu 34:
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bộ?
A. địa hình chủ yếu là đồng bằng
B. có các dãy núi hướng vòng cung
C. địa hình bờ biển đa dạng
D. bề mặt địa hình thấp dần ra biển
-
Câu 35:
Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ nước ta là đất nước nhiều đồi núi
A. Núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
C. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
D. Đồng bằng chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
-
Câu 36:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa miền Bắc và miền Nam ở nước ta chủ yếu do yếu tố nào sau đây
A. Sự khác nhau về mạng lưới sông ngòi của 2 miền
B. Sự khác nhau về đất đai và độ dốc của địa hình
C. Sự khác nhau về độ cao địa hình và bề mặt đệm
D. Sự khác nhau về nền nhiệt độ và biên độ nhiệt độ
-
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành nào sau đây?
A. Chế biến nông sản, điện tử
B. Cơ khí, hóa chất
C. Dệt, may, đóng tàu
D. Sản xuất vật liệu xây dựng, dệt
-
Câu 38:
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu diện tích cây công nghiệp nuớc ta giai đoạn 2005-2015?
A. Cây hàng năm giảm liên tục
B. Cây lâu năm giảm liên tục
C. Cây lâu năm luôn nhỏ hơn cây hàng năm
D. Cây hàng năm không ồn định
-
Câu 39:
Hệ sinh thái vùng ven biển nào quan trọng nhất nuớc ta?
A. Rừng ngập mặn
B. Rừng trên đất phèn
C. Rừng trên các đảo
D. Rạn san hô
-
Câu 40:
Đất ở Đồng bằng ven biển miền Trung thuờng có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, chủ yếu là do
A. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống
B. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
C. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mua nhiều
D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu